Người tiêu dùng là người chưa thành niên không được giải quyết yêu cầu hỗ trợ thương lượng đúng không?
- Trình tự, thủ tục thương lượng giải quyết tranh chấp của người tiêu dùng được quy định thế nào?
- Người tiêu dùng là người chưa thành niên không được giải quyết yêu cầu hỗ trợ thương lượng đúng không?
- Quyền và trách nhiệm của các bên trong quá trình thương lượng giải quyết tranh chấp của người tiêu dùng như thế nào?
Trình tự, thủ tục thương lượng giải quyết tranh chấp của người tiêu dùng được quy định thế nào?
Căn cứ Điều 57 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 quy định trình tự, thủ tục thương lượng giải quyết tranh chấp của người tiêu dùng được quy định như sau:
- Người tiêu dùng gửi yêu cầu thương lượng và thông tin, tài liệu liên quan (nếu có) đến tổ chức, cá nhân kinh doanh tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, trang thông tin điện tử hoặc thông qua phương thức liên lạc khác do tổ chức, cá nhân kinh doanh đã công khai hoặc đang áp dụng.
- Tổ chức, cá nhân kinh doanh có trách nhiệm tiếp nhận, tiến hành thương lượng với người tiêu dùng trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu.
- Trong trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 56 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023, người tiêu dùng gửi yêu cầu hỗ trợ thương lượng và thông tin, tài liệu liên quan bằng hình thức trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến đến cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
- Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu của người tiêu dùng, cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có trách nhiệm chuyển yêu cầu của người tiêu dùng đến tổ chức, cá nhân kinh doanh được yêu cầu thương lượng.
- Tổ chức, cá nhân kinh doanh có trách nhiệm tiến hành thương lượng với người tiêu dùng trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu và thông báo bằng văn bản kết quả thương lượng đến cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc thương lượng.
- Trường hợp từ chối yêu cầu thương lượng của người tiêu dùng, trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu thương lượng, tổ chức, cá nhân kinh doanh phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Người tiêu dùng là người chưa thành niên không được giải quyết yêu cầu hỗ trợ thương lượng? (Hình từ Internet)
Người tiêu dùng là người chưa thành niên không được giải quyết yêu cầu hỗ trợ thương lượng đúng không?
Căn cứ Điều 58 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 quy định những trường hợp không tiếp nhận và giải quyết yêu cầu hỗ trợ thương lượng như sau:
Trường hợp không tiếp nhận và giải quyết yêu cầu hỗ trợ thương lượng
1. Người tiêu dùng là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi mà không có người đại diện hợp pháp.
2. Người yêu cầu hỗ trợ thương lượng không phải là người tiêu dùng hoặc người đại diện hợp pháp của người tiêu dùng.
3. Người tiêu dùng không cung cấp đầy đủ thông tin, tài liệu để xác định chính xác tổ chức, cá nhân có liên quan hoặc bằng chứng liên quan đến giao dịch.
4. Nội dung yêu cầu hỗ trợ thương lượng không thuộc thẩm quyền của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hoặc mục đích, phạm vi, lĩnh vực hoạt động của tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
5. Yêu cầu hỗ trợ thương lượng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng giải quyết.
Như vậy, chỉ khi người tiêu dùng là người chưa thành niên mà không có người đại diện hợp pháp thì mới không được giải quyết yêu cầu hỗ trợ thương lượng.
Quyền và trách nhiệm của các bên trong quá trình thương lượng giải quyết tranh chấp của người tiêu dùng như thế nào?
Tại Điều 59 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 có quy định quyền và trách nhiệm của các bên trong quá trình thương lượng như sau:
- Trong quá trình thương lượng, người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh có quyền sau đây:
+ Đồng ý hoặc từ chối tham gia thương lượng theo quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023;
+ Lựa chọn thời gian, hình thức thương lượng;
+ Yêu cầu tạm dừng hoặc chấm dứt thương lượng;
+ Yêu cầu giữ bí mật về việc thương lượng;
+ Được tự do bày tỏ ý chí về nội dung thương lượng;
+ Quyền khác theo quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 và quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Trong quá trình thương lượng, người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh có trách nhiệm sau đây:
+ Tiến hành thương lượng theo quy định của pháp luật và phù hợp với đạo đức xã hội, quyền, trách nhiệm công dân, văn hóa kinh doanh;
+ Trình bày đúng sự thật các tình tiết của tranh chấp, cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến vụ tranh chấp;
+ Thực hiện kết quả thương lượng thành trên nguyên tắc trung thực, thiện chí;
+ Trách nhiệm khác theo quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn mà không cần báo trước trong trường hợp nào?
- Hợp đồng trọn gói là gì? Gói thầu nào phải áp dụng loại hợp đồng trọn gói? Khi nào áp dụng hợp đồng trọn gói?
- Căn cứ thay đổi Trưởng đoàn thanh tra? Trưởng đoàn thanh tra bị thay đổi khi có vợ hoặc chồng là đối tượng thanh tra đúng không?
- Mức tiền thưởng đối với chi bộ đạt tiêu chuẩn “Trong sạch vững mạnh” tiêu biểu trong năm là bao nhiêu?
- Hộ gia đình lắp đặt điện mặt trời mái nhà tự sản xuất không đấu nối với hệ thống điện quốc gia cần thực hiện như thế nào?