Người môi giới hối lộ mà chủ động khai báo trước khi bị phát giác sẽ được miễn trách nhiệm hình sự có đúng không?
- Tình tiết người môi giới hối lộ mà chủ động khai báo trước khi bị phát giác được hiểu là như thế nào?
- Người môi giới hối lộ mà chủ động khai báo trước khi bị phát giác sẽ được miễn trách nhiệm hình sự có đúng không?
- Căn cứ miễn trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự hiện hành là gì?
- Có mấy khung hình phạt đối với tội môi giới hối lộ theo quy định của Bộ luật Hình sự hiện hành?
Tình tiết người môi giới hối lộ mà chủ động khai báo trước khi bị phát giác được hiểu là như thế nào?
Căn cứ khoản 6 Điều 2 Nghị quyết 03/2020/NQ-HĐTP quy định:
Tình tiết người môi giới hối lộ mà chủ động khai báo trước khi bị phát giác được hiểu là trường hợp hành vi phạm tội đưa hối lộ, môi giới hối lộ chưa bị cơ quan có thẩm quyền phát hiện, chưa bị ai tố giác nhưng người đưa hối lộ, người môi giới hối lộ đã tự khai báo toàn bộ sự việc đưa hối lộ, môi giới hối lộ mà mình thực hiện.
Theo đó, có thể hiểu chủ động khai báo trước khi bị phát giác là trường hợp hành vi phạm tội môi giới hối lộ chưa bị cơ quan có thẩm quyền phát hiện, chưa bị ai tố giác nhưng người môi giới hối lộ đã tự khai báo toàn bộ sự việc đưa hối lộ, môi giới hối lộ mà mình thực hiện.
Người môi giới hối lộ mà chủ động khai báo trước khi bị phát giác sẽ được miễn trách nhiệm hình sự có đúng không?
Người môi giới hối lộ mà chủ động khai báo trước khi bị phát giác sẽ được miễn trách nhiệm hình sự có đúng không?
Căn cứ Điều 365 Bộ luật Hình sự 2015 có quy định về Tội môi giới hối lộ như sau:
Tội môi giới hối lộ
1. Người nào môi giới hối lộ mà của hối lộ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
b) Lợi ích phi vật chất.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp;
c) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
d) Biết của hối lộ là tài sản của Nhà nước;
đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
e) Phạm tội 02 lần trở lên;
g) Của hối lộ trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
3. Phạm tội thuộc trường hợp của hối lộ trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.
4. Phạm tội thuộc trường hợp của hối lộ trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 08 năm đến 15 năm.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng.
6. Người môi giới hối lộ mà chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự.
7. Người nào môi giới hối lộ trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước cũng bị xử lý theo quy định tại Điều này.
Theo đó, tại khoản 6 quy định trên thì người môi giới hối lộ mà chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự.
Căn cứ miễn trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự hiện hành là gì?
Căn cứ Điều 29 Bộ luật Hình sự 2015 (một số cụm từ được bổ sung bởi điểm a khoản 1 Điều 2 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017, một cụm từ bị thay thế bởi điểm a khoản 2 Điều 2 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định về căn cứ miễn trách nhiệm hình sự như sau:
- Người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự khi có một trong những căn cứ sau đây:
+ Khi tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử, do có sự thay đổi chính sách, pháp luật làm cho hành vi phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa;
+ Khi có quyết định đại xá.
- Người phạm tội có thể được miễn trách nhiệm hình sự khi có một trong các căn cứ sau đây:
+ Khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử do chuyển biến của tình hình mà người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa;
+ Khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử, người phạm tội mắc bệnh hiểm nghèo dẫn đến không còn khả năng gây nguy hiểm cho xã hội nữa;
+ Trước khi hành vi phạm tội bị phát giác, người phạm tội tự thú, khai rõ sự việc, góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm, cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm và lập công lớn hoặc có cống hiến đặc biệt, được Nhà nước và xã hội thừa nhận.
-Người thực hiện tội phạm nghiêm trọng do vô ý hoặc tội phạm ít nghiêm trọng gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm hoặc tài sản của người khác, đã tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả và được người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại tự nguyện hòa giải và đề nghị miễn trách nhiệm hình sự, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự.
Có mấy khung hình phạt đối với tội môi giới hối lộ theo quy định của Bộ luật Hình sự hiện hành?
Căn cứ Điều 365 Bộ luật Hình sự 2015 có quy định các khung hình phạt đối với tội môi giới hối lộ theo quy định của Bộ luật Hình sự hiện hành như sau:
- Khung 1: Bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm
Người nào môi giới hối lộ mà của hối lộ thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
+ Lợi ích phi vật chất.
- Khung 2: Bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Có tổ chức;
+ Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp;
+ Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
+ Biết của hối lộ là tài sản của Nhà nước;
+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
+ Phạm tội 02 lần trở lên;
+ Của hối lộ trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
- Khung 3: Bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
Phạm tội thuộc trường hợp của hối lộ trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.
- Khung 4: Bị phạt tù từ 08 năm đến 15 năm.
Phạm tội thuộc trường hợp của hối lộ trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên
Ngoài ra, về hình phạt bồ sung: Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thuế chống trợ cấp được áp dụng đối với hàng hóa nào? Người khai hải quan kê khai và nộp thuế chống trợ cấp dựa trên căn cứ nào?
- Mẫu đơn đề nghị công nhận ban vận động thành lập hội áp dụng từ ngày 26/11/2024 như thế nào?
- Ngày thứ 6 đen tối là gì? Tại sao có Ngày Thứ 6 đen tối? Ngày thứ 6 đen tối có phải là ngày lễ lớn?
- Bên mời quan tâm tổ chức đánh giá hồ sơ đăng ký thực hiện dự án đầu tư kinh doanh của đối tượng nào?
- Tải mẫu bản cam kết không đi làm trễ? Có được xử lý kỷ luật người lao động đi làm trễ hay không?