Mẫu đơn đề nghị công nhận ban vận động thành lập hội áp dụng từ ngày 26/11/2024 như thế nào?
Mẫu đơn đề nghị công nhận ban vận động thành lập hội áp dụng từ ngày 26/11/2024 như thế nào?
Căn cứ Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 126/2024/NĐ-CP quy định mẫu đơn đề nghị công nhận ban vận động thành lập hội như sau:
Theo đó, Mẫu số 03 Đơn đề nghị công nhận ban vận động thành lập hội như sau:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- ĐƠN ĐỀ NGHỊ Công nhận Ban Vận động thành lập Hội ...(1)... Kính gửi: ...(2).... Tôi là ... đại diện những người sáng lập (Ban Sáng lập) Hội ...(1)... trân trọng đề nghị ...(2)... xem xét, quyết định công nhận Ban Vận động thành lập Hội ...(1)... như sau: I. Sự cần thiết và cơ sở công nhận 1. Sự cần thiết ……………………………………. (3) ………………………….. 2. Cơ sở ………………………………. (4) ………………………….. II. Tên, tôn chỉ, mục đích 1. Tên Hội: …………………………………. (5) …………………………….. 2. Tôn chỉ, mục đích của Hội ……………………………………. (6) ………………………….. III. Phạm vi, lĩnh vực hoạt động chính ………………………………. (7) …………………….. IV. Dự kiến thời gian chuẩn bị thành lập hội và nơi tạm thời làm địa điểm hội họp …………………………….………………………………….. V. Hồ sơ gồm: ……………………………. (8) ………………………….. Thông tin khi cần liên hệ: Họ và tên: …………………………………………………………… Địa chỉ: ………………..……………………………………………….. Số điện thoại: ………………………………………………………. Ban Sáng lập Hội đề nghị ...(2)... xem xét, quyết định công nhận Ban Vận động thành lập Hội ...(1).... Xem thêm... TẢI VỀ Mẫu đơn đề nghị công nhận ban vận động thành lập hội |
*Lưu ý: Mẫu đơn đề nghị công nhận ban vận động thành lập hội áp dụng từ ngày 26/11/2024!
Mẫu đơn đề nghị công nhận ban vận động thành lập hội áp dụng từ ngày 26/11/2024 như thế nào? (Hình ảnh Internet)
Ban vận động thành lập hội được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 11 Nghị định 126/2024/NĐ-CP quy định về ban vận động thành lập hội như sau:
(1) Tổ chức, công dân Việt Nam có nhu cầu thành lập hội phải thành lập ban vận động thành lập hội (trong đó dự kiến trưởng ban, phó trưởng ban và các ủy viên) theo quy định tại (2), (3), (4), (5) và đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định 126/2024/NĐ-CP công nhận ban vận động thành lập hội.
(2) Thành viên ban vận động thành lập hội là tổ chức, công dân Việt Nam tâm huyết, trách nhiệm, hoạt động trong lĩnh vực hội dự kiến hoạt động hoặc có liên quan đến lĩnh vực hội dự kiến hoạt động. Các thành viên ban vận động thành lập hội phải đảm bảo các điều kiện sau:
- Đối với tổ chức:
Được thành lập hợp pháp, có điều lệ hoặc văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ của tổ chức; có đơn tham gia ban vận động thành lập hội;
Có nghị quyết của tập thể lãnh đạo hoặc quyết định của người đứng đầu có thẩm quyền về việc tham gia ban vận động thành lập hội và cử người đại diện tham gia thành viên ban vận động thành lập hội. Người được cử làm đại diện là công dân Việt Nam, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, đảm bảo sức khỏe và không có án tích;
- Đối với công dân: có đơn tham gia ban vận động thành lập hội, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, đảm bảo sức khỏe và không có án tích.
(3) Thành viên ban vận động thành lập hội là cán bộ, công chức, viên chức phải được sự đồng ý cho tham gia ban vận động thành lập hội bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền theo quy định về phân cấp quản lý cán bộ.
(4) Trưởng ban vận động thành lập hội là người có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có kinh nghiệm, có uy tín, am hiểu trong lĩnh vực hội dự kiến hoạt động và sống thường trú tại Việt Nam.
(5) Số thành viên ban vận động thành lập hội được quy định như sau:
- Hội hoạt động trong phạm vi toàn quốc hoặc liên tỉnh có ít nhất 10 thành viên đảm bảo tính đại diện cho các vùng, miền;
- Hội hoạt động trong phạm vi tỉnh có ít nhất 05 thành viên tại hai đơn vị hành chính cấp huyện trở lên;
- Hội hoạt động trong phạm vi huyện, xã có ít nhất 03 thành viên.
(6) Ban vận động thành lập hội được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận khi đáp ứng được các điều kiện quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 10 Nghị định 126/2024/NĐ-CP. Ban vận động thành lập hội, gồm: trưởng ban, phó trưởng ban và các ủy viên.
(7) Ban vận động thành lập hội có trách nhiệm:
- Vận động tổ chức, công dân Việt Nam đăng ký tham gia thành lập hội theo quy định tại khoản 6 Điều 10 Nghị định 126/2024/NĐ-CP;
- Trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày quyết định công nhận ban vận động thành lập hội có hiệu lực, ban vận động thành lập hội hoàn thiện 01 bộ hồ sơ thành lập hội theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Nghị định 126/2024/NĐ-CP gửi đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 15 Nghị định 126/2024/NĐ-CP.
(8) Ban vận động thành lập hội tự giải thể sau khi tổ chức đại hội thành lập bầu ra ban chấp hành hội.
Nguyên tắc tổ chức, hoạt động của hội như thế nào?
Căn cứ Điều 5 Nghị định 126/2024/NĐ-CP quy định về nguyên tắc tổ chức, hoạt động của hội như sau:
- Tự nguyện, tự quản.
- Dân chủ, bình đẳng, công khai, minh bạch.
- Tự bảo đảm kinh phí hoạt động.
- Không vì mục tiêu lợi nhuận.
- Tuân thủ Hiến pháp, chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và điều lệ hội.
Lưu ý: Nghị định 126/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 26/11/2024.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Điều chỉnh quy hoạch có nằm trong hoạt động quy hoạch không? Trong hoạt động quy hoạch có phải bảo đảm nguồn lực không?
- Công trình xây dựng đặc thù gồm công trình nào? Xây dựng công trình xây dựng đặc thù là công trình xây dựng tạm như thế nào?
- Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với hộ gia đình được quy định như thế nào?
- Nguồn lực cho phòng thủ dân sự được quy định thế nào? Sử dụng nguồn lực cho phòng thủ dân sự không đúng mục đích là hành vi vi phạm pháp luật?
- Giá gói thầu xây dựng bao gồm chi phí nào? Dự án đã được phê duyệt dự toán xây dựng công trình thì xác định dự toán gói thầu trên cơ sở nào?