Người lao động tự ý bỏ việc liên tục từ 05 ngày làm việc trở lên có được xem là người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái luật hay không?
- Người lao động tự ý bỏ việc liên tục từ 05 ngày làm việc trở lên có được xem là người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái luật hay không?
- Người lao động phải báo trước bao nhiêu ngày khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động?
- Trường hợp nào người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần báo trước?
Người lao động tự ý bỏ việc liên tục từ 05 ngày làm việc trở lên có được xem là người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái luật hay không?
Căn cứ vào tiểu mục 1 Mục I Kết luận 308/CV-PC năm 2022 của Vụ Pháp chế Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã có nội dung hướng dẫn về đơn phương chấm dứt hợp đồng trong trường hợp người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày liên tiếp trở lên như sau:
Về đơn phương chấm dứt hợp đồng trong trường hợp người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày liên tiếp trở lên
Câu hỏi:
“NLĐ tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên” (điểm e khoản 1 Điều 36 BLLĐ) thì có được coi là NLĐ đã đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật (Điều 39 BLLĐ) không?
Trong trường hợp NLĐ đã thông báo cho người sử dụng lao động (NSDLĐ) về việc chấm dứt HĐLĐ theo đúng thời hạn báo trước quy định tại khoản 1 Điều 35 BLLĐ nhưng trong khoảng thời gian từ ngày thông báo cho NSDLĐ đến ngày HĐLĐ chấm dứt theo thông báo, NLĐ tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên thì có được coi là NLĐ đã đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật không?
Hướng trả lời, hướng dẫn:
- Để xác định hành vi của NLĐ là đơn phương chấm dứt HĐLĐ thì NSDLĐ phải chứng minh ý chí chủ quan của NLĐ là muốn chấm dứt HĐLĐ và không muốn quay trở lại làm việc nữa.
- Khi NSDLĐ chứng minh được NLĐ không có nhu cầu làm việc nữa và NLĐ đã tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên (kể cả trong khoảng thời gian từ ngày thông báo cho NSDLĐ đến ngày HĐLĐ chấm dứt theo thông báo) thì trường hợp này được coi là NLĐ đã đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật.
- Đối với các trường hợp khác thì không có cơ sở để khẳng định NLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật. Trong trường hợp này, NSDLĐ có thể đơn phương chấm dứt HĐLĐ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 36 BLLĐ hoặc xử lý kỷ luật NLĐ theo quy định tại khoản 4 Điều 125 BLLĐ
Theo như nội dung của kết luận trên thì người sử dụng lao động phải chứng minh ý chí chủ quan của người lao động là có muốn chấm dứt việc tiếp tục làm việc hay không để xác định hành vi này có phải là đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.
Nếu như người sử dụng lao động chứng minh được người lao động không còn nhu cầu tiếp tục làm việc và người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đánh từ 05 ngày làm việc trở lên thì sẽ được xem là người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.
Người lao động tự ý bỏ việc liên tục từ 05 ngày làm việc trở lên có được xem là người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái luật hay không?
Người lao động phải báo trước bao nhiêu ngày khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 35 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
- Ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
- Ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;
- Ít nhất 03 ngày làm việc nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng;
- Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Trường hợp nào người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần báo trước?
Căn cứ vào khoản 2 Điều 35 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động
...
2. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước trong trường hợp sau đây:
a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận, trừ trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật này;
b) Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 97 của Bộ luật này;
c) Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động;
d) Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
đ) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định tại khoản 1 Điều 138 của Bộ luật này;
e) Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật này, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;
g) Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Bộ luật này làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động.
Như vậy, người lao động sẽ được quyền đơn phương chấm dứt hợp động lao động mà không cần phải báo trước cho người sử dụng lao động biết khi thuộc một trong các trường hợp như không được bố trí đúng công việc, địa điểm làm việc như thỏa thuận, không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, bị người sử dụng lao động ngược đãi, quấy rối tình dục,... theo quy định như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người tham gia đấu giá tài sản có quyền khiếu nại đối với quyết định của Hội đồng đấu giá tài sản khi nào?
- Khi đấu giá theo phương thức đặt giá xuống mà chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá thì cuộc đấu giá thực hiện như nào?
- Chế độ cử tuyển là gì? Người học theo chế độ cử tuyển có trách nhiệm như thế nào khi tốt nghiệp?
- Rối loạn lưỡng cực là gì? Nguyên nhân gây rối loạn lượng cực? Rối loạn lượng cực có tái phát không?
- Trường cao đẳng sư phạm trung ương trực thuộc cơ quan nào? Nội dung quy chế tổ chức của trường cao đẳng sư phạm trung ương?