Nghĩa vụ của người sử dụng lao động trong việc tự kiểm tra việc thực hiện pháp luật là gì?
- Cách báo cáo kết quả tự kiểm tra việc thực hiện pháp luật của doanh nghiệp là gì?
- Nghĩa vụ của người sử dụng lao động trong việc tự kiểm tra việc thực hiện pháp luật của doanh nghiệp là gì?
- Trách nhiệm của Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong việc tự kiểm tra việc thực hiện pháp luật của doanh nghiệp là gì?
- Tổ chức, cá nhân vi phạm trong quá trình tự kiểm tra việc thực hiện pháp luật của doanh nghiệp bị xử lý như thế nào?
Cách báo cáo kết quả tự kiểm tra việc thực hiện pháp luật của doanh nghiệp là gì?
Căn cứ tại Điều 7 Thông tư 17/2018/TT-BLĐTBXH quy định cách báo cáo kết quả tự kiểm tra việc thực hiện pháp luật của doanh nghiệp như sau:
- Người sử dụng lao động phối hợp với đại diện tập thể lao động tại cơ sở thực hiện báo cáo kết quả tự kiểm tra trực tuyến khi có yêu cầu bằng văn bản của cơ quan Thanh tra nhà nước về lao động.
- Cơ sở sử dụng lao động, bao gồm cả chi nhánh, văn phòng đại diện có trụ sở tại địa phương, đơn vị đến thi công tại địa phương phải báo cáo tự kiểm tra pháp luật lao động trực tuyến với cơ quan cấp trên quản lý trực tiếp và với Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi chi nhánh văn phòng đại diện, đơn vị thi công đang hoạt động.
Nghĩa vụ của người sử dụng lao động trong việc tự kiểm tra việc thực hiện pháp luật của doanh nghiệp là gì?
Căn cứ tại Điều 8 Thông tư 17/2018/TT-BLĐTBXH quy định nghĩa vụ của người sử dụng lao động trong việc tự kiểm tra việc thực hiện pháp luật như sau:
- Người sử dụng lao động phải tự kiểm tra việc thực hiện pháp luật lao động quy định tại Thông tư 17/2018/TT-BLĐTBXH. Khi có yêu cầu và hướng dẫn của cơ quan thanh tra nhà nước về lao động, người sử dụng lao động đăng ký tài khoản và báo cáo kết quả tự kiểm tra pháp luật lao động trực tuyến trên trang thông tin điện tử.
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính trung thực, chính xác trong báo cáo kết quả tự kiểm tra pháp luật lao động trực tuyến; đảm bảo đúng thời hạn báo cáo theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về lao động.
- Phối hợp với tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở để thực hiện các kiến nghị, phản hồi của cơ quan Thanh tra nhà nước về lao động theo nội dung báo cáo kết quả tự kiểm tra pháp luật lao động trực tuyến; giải trình khi có yêu cầu của cơ quan, cá nhân có thẩm quyền.
Nghĩa vụ của người sử dụng lao động trong việc tự kiểm tra việc thực hiện pháp luật là gì? (Hình từ Internet)
Trách nhiệm của Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong việc tự kiểm tra việc thực hiện pháp luật của doanh nghiệp là gì?
Căn cứ tại Điều 11 Thông tư 17/2018/TT-BLĐTBXH quy định trách nhiệm của Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong việc tự kiểm tra việc thực hiện pháp luật của doanh nghiệp như sau:
- Hướng dẫn doanh nghiệp đăng ký tài khoản báo cáo kết quả tự kiểm tra trực tuyến và báo cáo kết quả tự kiểm tra trực tuyến.
- Phân tích, đánh giá kết quả tự kiểm tra trực tuyến và gửi kiến nghị đến doanh nghiệp đồng thời đề xuất kế hoạch thanh tra, kiểm tra trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Trình cấp có thẩm quyền ban hành quyết định thanh tra đột xuất khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật lao động qua báo cáo kết quả tự kiểm tra trực tuyến hoặc không chấp hành việc báo cáo kết quả tự kiểm tra trực tuyến.
- Tổng hợp tình hình tự kiểm tra tại các cơ sở lao động đóng trên địa bàn gửi Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 17/2018/TT-BLĐTBXH trước ngày 15 tháng 10 hằng năm.
- Căn cứ kết quả tự kiểm tra kịp thời tham mưu cho Giám đốc Sở thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về lao động tại địa phương; đề xuất kế hoạch thanh tra việc chấp hành pháp luật và kế hoạch tăng cường tuân thủ pháp luật lao động tại địa phương hằng năm.
Tổ chức, cá nhân vi phạm trong quá trình tự kiểm tra việc thực hiện pháp luật của doanh nghiệp bị xử lý như thế nào?
Căn cứ tại Điều 13 Thông tư 17/2018/TT-BLĐTBXH quy định biện pháp xử phạt đối với tổ chức, cá nhân vi phạm trong quá trình tự kiểm tra việc thực hiện pháp luật của doanh nghiệp như sau:
Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân không chấp hành công tác tự kiểm tra và báo cáo theo quy định là cơ sở để cơ quan thanh tra nhà nước về lao động tiến hành thanh tra đột xuất hoặc đưa vào kế hoạch thanh tra năm sau, đồng thời là tình tiết tăng nặng để quyết định mức xử phạt vi phạm hành chính, nếu gây hậu quả nghiêm trọng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự và bị xử lý bằng các hình thức khác theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Rối loạn lưỡng cực là gì? Nguyên nhân gây rối loạn lượng cực? Rối loạn lượng cực có tái phát không?
- Trường cao đẳng sư phạm trung ương trực thuộc cơ quan nào? Nội dung quy chế tổ chức của trường cao đẳng sư phạm trung ương?
- Tranh chấp hợp đồng dân sự là gì? Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án bao gồm tranh chấp hợp đồng dân sự?
- Quy chế tổ chức và hoạt động của trường cao đẳng sư phạm phải được lấy ý kiến rộng rãi từ những ai?
- Caption giáng sinh ngắn? Caption noel ý nghĩa? Lễ Giáng sinh người lao động nước ngoài có được nghỉ làm không?