Nghị định 112 2024 về chính sách hỗ trợ bảo vệ đất trồng lúa? Nghị định 112 2024 có hiệu lực khi nào?
Nghị định 112 2024/NĐ-CP về chính sách hỗ trợ bảo vệ đất trồng lúa ra sao?
Ngày 11/9/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 112/2024/NĐ-CP tải về quy định chi tiết về đất trồng lúa. Trong đó nêu rõ chính sách hỗ trợ bảo vệ đất trồng lúa; đầu tư, hỗ trợ đầu tư, xây dựng kết cấu hạ tầng, áp dụng khoa học và công nghệ hiện đại cho vùng quy hoạch trồng lúa có năng suất, chất lượng cao.
Nghị định 112 2024/NĐ-CP về chính sách hỗ trợ bảo vệ đất trồng lúa như sau:
Tại Điều 14 Nghị định 12/2024/NĐ-CP quy định Ngân sách nhà nước hỗ trợ sản xuất lúa như sau:
(1) Ngân sách nhà nước hỗ trợ sản xuất lúa như sau:
- Hỗ trợ 1.500.000 đồng/ha/năm đối với đất chuyên trồng lúa;
- Hỗ trợ 750.000 đồng/ha/năm đối với đất trồng lúa còn lại, trừ đất lúa nương được mở rộng tự phát không theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trồng lúa.
- Hỗ trợ thêm 1.500.000 đồng/ha/năm đối với đất chuyên trồng lúa tại vùng quy hoạch trồng lúa có năng suất, chất lượng cao.
(2) Diện tích đất trồng lúa được hỗ trợ theo điểm a, điểm b khoản 1 Nghị định 12/2024/NĐ-CP được xác định theo số liệu thống kê đất đai của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố của năm liền kề trước năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách, riêng đối với kinh phí phân bổ cho năm 2025 là số liệu thống kê đất đai của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố của năm 2023.
(3) Diện tích đất trồng lúa được hỗ trợ theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 14 Nghị định 12/2024/NĐ-CP do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xác định theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 12/2024/NĐ-CP và công bố của năm liền kề trước năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách.
(4) Đối với năm trong thời kỳ ổn định ngân sách, cơ chế hỗ trợ từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương đối với chính sách quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định 12/2024/NĐ-CP này áp dụng nguyên tắc hỗ trợ từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương để thực hiện các chính sách an sinh xã hội do trung ương ban hành tương ứng từng thời kỳ.
(5) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm quản lý, phân bổ
Quy định trên cung cấp thông tin "Nghị định 112 2024 về chính sách hỗ trợ bảo vệ đất trồng lúa?"
Nghị định 112 2024 về chính sách hỗ trợ bảo vệ đất trồng lúa? (Hình từ Internet)
Nghị định 112/2024/NĐ-CP quy định việc sử dụng kinh phí hỗ trợ như thế nào?
Tại Điều 15 Nghị định 12/2024/NĐ-CP quy định về việc sử dụng kinh phí hỗ trợ như sau:
(1) Việc sử dụng nguồn kinh phí do người được nhà nước giao đất, cho thuê đất để sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp từ đất chuyên trồng lúa phải nộp theo quy định tại khoản 1 Điều 12 và nguồn kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ sản xuất lúa trong dự toán chi cân đối ngân sách địa phương theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định 12/2024/NĐ-CP này do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập trình Hội đồng nhân dân cùng cấp căn cứ điều kiện thực tế của địa phương, quyết định cụ thể nguyên tắc, phạm vi, định mức hỗ trợ và việc sử dụng kinh phí hỗ trợ cho các hoạt động quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị định 12/2024/NĐ-CP.
(2) Nguồn kinh phí tại khoản 1 Điều này được sử dụng cho các hoạt động sau:
- Hỗ trợ cho người sử dụng đất trồng lúa: sử dụng giống lúa hợp pháp để sản xuất; áp dụng quy trình sản xuất, tiến bộ kỹ thuật, công nghệ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận; xây dựng mô hình trình diễn; hoạt động khuyến nông; tổ chức đào tạo, tập huấn, liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm;
- Cải tạo, nâng cao chất lượng đất trồng lúa;
- Đánh giá tính chất lý, hóa học; xây dựng bản đồ nông hóa thổ nhưỡng
vùng đất chuyên trồng lúa theo định kỳ 05 năm/lần;
- Sửa chữa, duy tu bảo dưỡng các công trình hạ tầng nông nghiệp, nông
thôn trên địa bàn xã;
- Hỗ trợ mua bản quyền sở hữu giống lúa được bảo hộ.
Nghị định 112/2024/NĐ-CP có hiệu lực khi nào?
Tại Điều 18 Nghị định 112/2024/NĐ-CP quy định về hiệu lực thi hành như sau:
Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
2. Các quy định, Nghị định sau đây hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Nghị
định này có hiệu lực thi hành:
a) Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2015 của Chính
phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa;
b) Nghị định số 62/2019/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa;
...
Theo đó, tại Điều 18 Nghị định 112/2024/NĐ-CP có hiệu lực kể từ ngày 11/9/2024.
Các quy định, Nghị định sau đây hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành:
- Điều 13, Điều 14 Nghị định 94/2019/NĐ-CP
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhà nước có cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho thời gian thuê đối với dự án đầu tư sản xuất nuôi trồng thủy sản không?
- Kiểm tra thực hiện kết luận thanh tra phải đảm bảo những căn cứ nào? Thời hạn kiểm tra tối đa là bao lâu?
- Ủy viên Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực có nhiệm vụ và quyền hạn gì theo Quy định 191?
- Sự kiện bồi thường là gì? Có thể điều chỉnh giá hợp đồng thi công xây dựng tăng lên khi có sự kiện bồi thường không?
- Trẻ dưới 06 tuổi khi cấp thẻ Căn cước có phải tiến hành thu nhận thông tin nhân dạng và sinh trắc học không?