Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị định 35/2015/NĐ-CP về quản lý sử dụng đất trồng lúa

Số hiệu: 35/2015/NĐ-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 13/04/2015 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

Cải tạo đất trồng lúa được hỗ trợ đến 10 triệu đồng/ha

Đây là nội dung quan trọng của Nghị định 35/2015/NĐ-CP ban hành ngày 13/4/2015.

Chính sách hỗ trợ trên không áp dụng cho đất trồng lúa nương được khai hoang từ đất chưa sử dụng hoặc được phục hóa từ đất bị bỏ hóa.

Trường hợp có nhiều quy định khác nhau, thì áp dụng nguyên tắc mỗi mảnh đất chỉ được hỗ trợ một lần, mức hỗ trợ do UBND cấp tỉnh quyết định.

Hỗ trợ 5 triệu đồng/ha đất chuyên trồng lúa nước được cải tạo từ đất trồng lúa nước một vụ hoặc đất trồng cây khác theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trồng lúa.

Ngoài hỗ trợ từ ngân sách nhà nước (NSNN) theo quy định hiện hành địa phương sản xuất lúa còn được NSNN hỗ trợ:

- 1 triệu đồng/ha/năm đối với đất chuyên trồng lúa nước.

- 500 nghìn đồng/ha/năm đối với đất trồng lúa khác, trừ đất trồng lúa nương được mở rộng tự phát không theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trồng lúa.

Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01/7/2015 và thay thế Nghị định 42/2012/NĐ-CP .

CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 35/2015/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 13 tháng 04 năm 2015

NGHỊ ĐỊNH

VỀ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT TRỒNG LÚA

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013;

Căn cứ Nghị quyết số 17/2011/QH13 ngày 22 tháng 11 năm 2011 của Quốc hội khóa XIII về Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và Kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 - 2015) cấp Quốc gia;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,

Chính phủ ban hành Nghị định về quản lý, sử dụng đất trồng lúa.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định về quản lý và sử dụng có hiệu quả đất trồng lúa; chính sách hỗ trợ địa phương trồng lúa để bảo vệ, phát triển đất trồng lúa trên cả nước.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài có liên quan đến quản lý, sử dụng đất trồng lúa.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Đất trồng lúa là đất có các điều kiện phù hợp để trồng lúa, bao gồm đất chuyên trồng lúa nước và đất trồng lúa khác.

2. Đất chuyên trồng lúa nước là đất trồng được hai vụ lúa nước trở lên trong năm.

3. Đất trồng lúa khác bao gồm đất trồng lúa nước còn lại và đất trồng lúa nương.

4. Đất trồng lúa nước còn lại là đất chỉ phù hợp trồng được một vụ lúa nước trong năm.

5. Gây ô nhiễm đất trồng lúa là các hoạt động đưa vào trong đất các chất độc hại, vi sinh vật và ký sinh trùng có hại làm thay đổi kết cấu, thành phần các chất của đất, làm ảnh hưởng không có lợi đến sản xuất lúa, chất lượng lúa gạo, sức khỏe của con người, động vật và môi trường.

6. Gây thoái hóa đất trồng lúa là hoạt động làm cho đất lúa bị xói mòn, rửa trôi hoặc bị chua hóa, mặn hóa, phèn hóa, khô hạn,... làm đất giảm độ phì và mất cân bằng dinh dưỡng của đất trồng lúa, dẫn đến giảm năng suất lúa.

7. Làm biến dạng mặt bằng đất trồng lúa là các hoạt động làm thay đổi mặt bằng của ruộng lúa, làm ruộng lúa không đồng đều về kết cấu, thành phần dinh dưỡng và hệ vi sinh vật dẫn đến không trồng được lúa.

8. Cây hàng năm là loại cây được gieo trồng, cho thu hoạch và kết thúc chu kỳ sản xuất trong thời gian không quá 01 (một) năm, kể cả cây hàng năm lưu gốc để thu hoạch không quá 05 (năm) năm.

9. Cây lâu năm là loại cây được gieo trồng một lần, sinh trưởng và cho thu hoạch trong nhiều năm.

10. Kết hợp nuôi trồng thủy sản trên đất trồng lúa là hình thức kết hợp giữa trồng lúa với nuôi trồng thủy sản gồm: Trồng một vụ lúa và một vụ nuôi trồng thủy sản hoặc trồng lúa đồng thời kết hợp với nuôi trồng thủy sản.

Chương II

QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT TRỒNG LÚA

Điều 4. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa

1. Điều kiện chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng cây hàng năm hoặc trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản:

a) Không làm mất đi các điều kiện phù hợp để trồng lúa trở lại: Không làm biến dạng mặt bằng, không gây ô nhiễm, thoái hóa đất trồng lúa; không làm hư hỏng công trình giao thông, công trình thủy lợi phục vụ trồng lúa;

b) Phù hợp với kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ trồng lúa sang trồng cây hàng năm hoặc trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản trên đất trồng lúa của cấp xã (sau đây gọi là kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa);

c) Trường hợp trồng lúa đồng thời kết hợp với nuôi trồng thủy sản, cho phép sử dụng tối đa 20% diện tích đất trồng lúa để hạ thấp mặt bằng cho nuôi trồng thủy sản, nhưng phục hồi lại được mặt bằng khi chuyển trở lại để trồng lúa.

2. Người sử dụng đất đăng ký chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa với Ủy ban nhân dân cấp xã. Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét sự phù hợp với các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều này khi tiếp nhận bản đăng ký và thống kê theo dõi việc sử dụng đất trồng lúa.

3. Đất trồng lúa được chuyển đổi cơ cấu cây trồng đáp ứng các quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này vẫn được thống kê là đất trồng lúa, trừ diện tích đất trồng lúa được chuyển đổi hoàn toàn sang trồng cây hàng năm hoặc nuôi trồng thủy sản.

4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn cụ thể Điều này.

Điều 5. Chuyển đất chuyên trồng lúa nước sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp

1. Người được nhà nước giao đất, cho thuê đất để sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp từ đất chuyên trồng lúa nước phải thực hiện các quy định của pháp luật về đất đai và phải nộp một khoản tiền để bảo vệ, phát triển đất trồng lúa.

2. Tùy theo điều kiện cụ thể tại địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định mức nộp cụ thể nhưng không thấp hơn 50% số tiền được xác định theo diện tích đất chuyên trồng lúa nước phải chuyển sang đất phi nông nghiệp nhân với giá của loại đất trồng lúa tính theo Bảng giá đất tại thời điểm chuyển mục đích sử dụng đất.

3. Người được nhà nước giao đất, cho thuê đất lập bản kê khai số tiền phải nộp, tương ứng với diện tích đất chuyên trồng lúa nước được nhà nước giao, cho thuê và nộp vào ngân sách cấp tỉnh theo quy định.

Điều 6. Trách nhiệm của người sử dụng đất trồng lúa

1. Sử dụng đúng mục đích theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trồng lúa đã được cơ quan có thẩm quyền xét duyệt.

2. Sử dụng có hiệu quả, không bỏ đất hoang, không làm ô nhiễm, thoái hóa đất trồng lúa. Trường hợp vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.

3. Canh tác đúng kỹ thuật, thực hiện luân canh, tăng vụ để nâng cao hiệu quả sản xuất; cải tạo, làm tăng độ màu mỡ của đất trồng lúa, bảo vệ môi trường sinh thái.

4. Người sử dụng đất trồng lúa thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mình trong thời hạn sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

5. Khi chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa:

a) Phải đăng ký với Ủy ban nhân dân cấp xã theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Nghị định này;

b) Không được làm hư hỏng hệ thống thủy lợi, giao thông nội đồng và ảnh hưởng xấu tới việc sản xuất lúa ở các khu vực liền kề;

c) Trường hợp làm hư hỏng hệ thống thủy lợi, giao thông nội đồng phải có biện pháp khắc phục kịp thời và phải bồi thường nếu gây ảnh hưởng xấu tới sản xuất lúa của các hộ ở khu vực liền kề;

d) Trường hợp đất bị nhiễm mặn tạm thời trong vụ nuôi trồng thủy sản nước mặn, thì phải có biện pháp phục hồi để trồng vụ lúa ngay sau vụ nuôi trồng thủy sản.

6. Khi chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa:

a) Phải thực hiện đúng các quy định của pháp luật về đất đai đối với điều kiện chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa và quy định tại Điều 5 của Nghị định này;

b) Áp dụng các biện pháp phòng, chống ô nhiễm, thoái hóa môi trường đất, nước, không làm ảnh hưởng tới sản xuất lúa của khu vực liền kề. Trường hợp gây ảnh hưởng xấu phải có biện pháp khắc phục kịp thời và phải bồi thường thiệt hại.

Chương III

CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ ĐỂ BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN ĐẤT TRỒNG LÚA

Điều 7. Hỗ trợ địa phương sản xuất lúa

1. Căn cứ vào diện tích đất trồng lúa, ngân sách nhà nước ưu tiên hỗ trợ sản xuất lúa cho các địa phương (gồm chi đầu tư và chi thường xuyên) thông qua định mức phân bổ ngân sách nhà nước được cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

2. Ngoài hỗ trợ từ ngân sách nhà nước theo quy định hiện hành địa phương sản xuất lúa còn được ngân sách nhà nước hỗ trợ như sau:

a) Hỗ trợ 1.000.000 đồng/ha/năm đối với đất chuyên trồng lúa nước;

b) Hỗ trợ 500.000 đồng/ha/năm đối với đất trồng lúa khác, trừ đất lúa nương được mở rộng tự phát không theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trồng lúa.

3. Diện tích đất trồng lúa được hỗ trợ, được xác định theo số liệu thống kê đất đai của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố của năm liền kề trước năm phân bổ ngân sách.

4. Hỗ trợ khai hoang, cải tạo đất trồng lúa:

a) Hỗ trợ 10.000.000 đồng/ha đất trồng lúa, trừ đất trồng lúa nương được khai hoang từ đất chưa sử dụng hoặc phục hóa từ đất bị bỏ hóa. Trường hợp có nhiều quy định khác nhau, thì áp dụng nguyên tắc mỗi mảnh đất chỉ được hỗ trợ 1 lần, mức hỗ trợ do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định;

b) Hỗ trợ 5.000.000 đồng/ha đất chuyên trồng lúa nước được cải tạo từ đất trồng lúa nước một vụ hoặc đất trồng cây khác theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trồng lúa.

5. Nguồn và cơ chế hỗ trợ:

a) Đối với các địa phương nhận bổ sung cân đối từ ngân sách trung ương và tỉnh Quảng Ngãi hỗ trợ 100% kinh phí;

b) Đối với các địa phương điều tiết các khoản thu phân chia về ngân sách trung ương dưới 50% được hỗ trợ 50% kinh phí;

c) Các địa phương còn lại sử dụng ngân sách địa phương để thực hiện.

6. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý, phân bổ nguồn ngân sách được hỗ trợ để thực hiện bảo vệ, phát triển đất trồng lúa.

Điều 8. Sử dụng kinh phí hỗ trợ

Ủy ban nhân dân các cấp sử dụng kinh phí do người được nhà nước giao đất, cho thuê đất để sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp từ đất chuyên trồng lúa nước nộp và nguồn kinh phí hỗ trợ theo quy định tại Khoản 2 Điều 7 của Nghị định này để thực hiện bảo vệ, phát triển đất trồng lúa phù hợp điều kiện của địa phương:

1. Quy hoạch, lập bản đồ các vùng đất chuyên trồng lúa nước có năng suất, chất lượng cao phù hợp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; công bố công khai để thực hiện.

2. Phân tích chất lượng hóa, lý tính của các vùng đất chuyên trồng lúa nước có năng suất, chất lượng cao định kỳ 10 năm để sử dụng hiệu quả và có biện pháp cải tạo phù hợp.

3. Cải tạo nâng cao chất lượng đất chuyên trồng lúa nước hoặc đất trồng lúa nước còn lại: Tăng độ dày của tầng canh tác; tôn cao đất trồng lúa trũng, thấp; tăng độ bằng phẳng mặt ruộng; bón phân hữu cơ, phân hữu cơ vi sinh, bón vôi; thau chua, rửa mặn đối với đất bị nhiễm phèn, mặn và các biện pháp cải tạo đất khác.

4. Đầu tư xây dựng, duy tu bảo dưỡng các công trình hạ tầng nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn xã, trong đó ưu tiên đầu tư hệ thống giao thông, thủy lợi trên đất trồng lúa.

5. Khai hoang, phục hóa đất chưa sử dụng thành đất chuyên trồng lúa nước hoặc đất trồng lúa nước còn lại.

6. Hỗ trợ trực tiếp cho người trồng lúa để áp dụng giống mới, tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới trong sản xuất lúa; hỗ trợ liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Chương IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 9. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

1. Chỉ đạo tổ chức sản xuất lúa và chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa theo quy định tại Nghị định này và các văn bản khác có liên quan.

2. Hướng dẫn thực hiện các nội dung quy định tại Điều 4 của Nghị định này.

3. Xây dựng đề án, chính sách hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Điều 10. Bộ Tài nguyên và Môi trường

1. Tổng hợp, cân đối nhu cầu sử dụng đất trồng lúa của các Bộ, ngành và của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; dự kiến phân bổ các chỉ tiêu sử dụng đất trồng lúa cấp quốc gia đến từng vùng kinh tế - xã hội và đơn vị hành chính cấp tỉnh, trong đó xác định rõ nhu cầu sử dụng đất từ đất trồng lúa, diện tích đất trồng lúa chuyển mục đích sử dụng.

2. Hướng dẫn Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xác định cụ thể diện tích, ranh giới đất trồng lúa ngoài thực địa, lập bản đồ đất trồng lúa.

3. Hàng năm tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình quản lý và sử dụng đất trồng lúa của các địa phương.

4. Chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Bộ, ngành có liên quan thanh tra, kiểm tra việc quản lý và sử dụng đất trồng lúa tại địa phương trên cả nước.

Điều 11. Bộ Tài chính

1. Cân đối nguồn ngân sách chi thường xuyên để hỗ trợ cho các địa phương sản xuất lúa.

2. Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phân bổ vốn ngân sách cho các địa phương sản xuất lúa.

3. Chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn việc nộp, quản lý, phân bổ nguồn thu theo quy định tại Điều 5 và nguồn kinh phí hỗ trợ theo quy định tại Khoản 2 Điều 7 của Nghị định này.

Điều 12. Các Bộ, ngành khác

Các Bộ, ngành khác theo chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện các quy định có liên quan tại Nghị định này.

Điều 13. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

1. Thực hiện các nội dung về quản lý, sử dụng đất trồng lúa của địa phương theo quy định của Nghị định này và các văn bản pháp luật khác có liên quan.

2. Tổ chức công bố công khai và quản lý chặt chẽ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trồng lúa của địa phương đã được xét duyệt; xác định ranh giới, lập bản đồ diện tích đất trồng lúa, vùng đất chuyên trồng lúa nước có năng suất cao, chất lượng cao.

3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm trước pháp luật và Chính phủ về việc bảo vệ diện tích, chỉ giới, chất lượng đất trồng lúa theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trồng lúa đã được phê duyệt.

4. Xác định các loại cây trồng hàng năm hoặc loại thủy sản phù hợp cho chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa tại địa phương theo quy định tại Nghị định này. Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa của địa phương.

5. Căn cứ điều kiện cụ thể của địa phương, quyết định chính sách hỗ trợ khác ngoài quy định tại Nghị định này để quản lý và sử dụng đất trồng lúa có hiệu quả.

6. Hàng năm báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường về tình hình quản lý và sử dụng đất trồng lúa của địa phương; báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp việc phân bổ, sử dụng nguồn kinh phí thực hiện bảo vệ, phát triển đất trồng lúa.

7. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quản lý và sử dụng đất trồng lúa của địa phương.

Chương V

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 14. Điều khoản chuyển tiếp

Chính sách hỗ trợ cho địa phương sản xuất lúa và hỗ trợ cho người sản xuất lúa theo quy định tại Điều 10, Điều 11 Nghị định số 42/2012/NĐ-CP tiếp tục được thực hiện đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2015.

Điều 15. Điều khoản thi hành

1. Nghị định này thay thế Nghị định số 42/2012/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2012 về quản lý và sử dụng đất trồng lúa và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2015.

2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, KTN (3b).

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

THE GOVERNMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom - Happiness
----------------

No. 35/2015/NĐ-CP

Hanoi, April 13, 2015

 

DECREE

MANAGEMENT AND USE OF PADDY LAND

Pursuant to the Law on Government organization dated December 25, 2001;

Pursuant to the Law on Land dated November 29, 2013;

Pursuant to the Resolution No. 17/2011/QH13 dated November 22, 2011 of National Assembly, Session XIII on land-use planning till 2020 and land-use planning in five-year period (2011 – 2015) at national level;

At the request of the Minister of Agriculture and Rural Development,

The Government promulgates the Decree on management and use of paddy land.

Chapter I

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 1. Governing scope

This Decree regulates management and effective use of paddy land; policies supporting rice cultivation for protection and development of paddy land across the country.

Article 2. Regulated entities

Agencies, organizations, households and individuals at home, organizations and individuals abroad concerning management and use of paddy land;

Article 3. Interpretation of terms

In this Decree, some terms are construed as follows:

1. Paddy land means the land that is suitable for rice cultivation including land for growing wet rice and other types of rice.

2. Wet rice land means the land that yields from two crops of wet rice and over in a year.

3. Land for growing other types of rice includes other types of wet rice land and land for growing upland rice.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5. Pollution to paddy land means activities of injecting into the land toxins, harmful microorganisms and parasites that cause changes to structures and components of land, adversely affect rice production and quality, health of human beings, animals and environment.

6. Degradation to paddy land means activities causing sheet erosion, silting, aridification, salinization, acidification, aluming to the land making it less fertile and lose balance of nutrients that result in productivity reduction.

7. Distortion of paddy land surface means activities that cause changes to surface of paddy field making it uneven in structure, components of nutrients and in microorganism system and impossible for growing rice.

8. Annual plant means a plant that is sown, harvested and completes its cycle of production within one year, including annual plants with roots retained for harvesting not exceeding five years.

9. Perennial plant is a plant that is sown once, grows and harvested for years.

10. Combination with aquaculture on paddy land means the combination of rice cultivation and aquaculture: including a rice crop and then an aquacultural crop, or developing rice and aquaculture simultaneously.

Chapter II

MANAGEMENT AND USE OF PADDY LAND

Article 4. Conversion of plant mechanism on paddy land

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Retain conditions for re-cultivation of rice, stop such activities as distortion of land surface, causing pollution and degradation to paddy land, causing damage to traffic construction and irrigation works serving rice cultivation;

b) Must conform with the plan for converting plant mechanism from rice cultivation to annual plant cultivation or rice cultivation in combination with aquaculture on the paddy land of commune level (hereinafter referred to as conversion of plant mechanism on paddy land);

c) In case rice cultivation is combined with aquaculture, a maximum of 20% of the rice cultivation area is set aside for aquaculture but can be restored to its normal condition for rice cultivation.

2. Land users should register for conversion of plant mechanism on paddy land with People’s committees of communes. People’s committees of communes must consider conformity with the conditions as prescribed in Clause 1 of this Article upon receipt of the registration form and monitor use of paddy land.

3. Paddy land subject to conversion of plant mechanism that meet the provisions set out in Clauses 1, 2 of this Article is still considered as paddy land unless area of paddy land is totally converted into annual plant cultivation or aquaculture.

4. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall provide specific guidance on this Article.

Article 5. Conversion of wet rice land into non-agricultural land

1. Persons who have land allocated or rented out by the state to use for non-agricultural purpose from wet rice land must exercise regulations of the Law on Land and pay an amount of money for protection and development of paddy land.

2. Depending on specific condition in the locality, People’s committees of provinces shall decide a specific amount that is not less than 50 per cent of the amount determined by multiplying the area of wet rice land subject to conversion into non-agricultural land by the price of paddy land according to the price list at the date of conversion.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 6. Responsibilities of paddy rice users

1. Use land in accordance with use purpose as prescribed in paddy land using planning approved by competent agencies;

2. Make effective use of paddy land without causing pollution, degradation to it and abandoning it as wasteland. In case some violation is committed, penalty shall be imposed in accordance with the Law on Land.

3. Meet requirements for cultivation technique, implement rotational crops to improve production efficiency; renovate and enrich paddy land, protect eco-system environment;

4. Paddy land users must exercise their rights and obligations during land use term according to the law on land and other applicable regulations.

5. When conversion of plant mechanism on paddy land is done:

a) Register with People’s committees of communes as prescribed in Clause 2, Article 4 of this Decree;

b) Do not leave damage inflicted on irrigation, interior field traffic system causing negative effects on rice production in neighboring areas;

c) In case irrigation, interior field traffic system is damaged, take appropriate measures and make compensations if the damage does cause adverse effects on rice production in neighboring areas;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

6. When conversion of paddy land use purpose is done:

a) Comply with the regulations of the Law on Land in conversion of use purpose and provisions set out in Article 5 of this Decree;

b) Take measures to prevent and combat pollution and degradation caused to soil, water without any adverse effect on rice production in neighboring areas; Take timely measures and make compensations in case adverse effects are caused;

Chapter III

POLICIES SUPPORTING PROTECTION AND DEVELOPMENT OF PADDY LAND

Article 7. Supporting local rice production

1. Based on area of paddy land, the State shall prioritize supports for rice cultivation in the localities (including expenses for investment and regular expenses) via state budget's allocation limit decided by competent authorities according to the Law on State Budget.

2. Apart from the supports from state budget according to applicable regulations, relevant localities still enjoy other supports as follows:

a) VND 1,000,000/ha/year as supports for wet rice land;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Area of paddy land is supported and determined according to statistical figures on land by central-affiliated cities and provinces announced by the Ministry of Natural Resources and Environment in the year immediately prior to the year of budget allocation.

4. Supports for reclaimation and renovation of paddy land:

a) VND 10,000,000/ha as supports for paddy land (except upland rice land) that is reclaimed from unused land or restored from abandoned state. In case of multiple regulations, apply the principle each piece of land is supported once and level of support is decided by People’s committees of provinces;

b) VND 5,000,000/ha as supports for wet rice land that is reclaimed from one-crop wet rice land and other lands according to paddy land using planning;

5. Sources and supporting mechanism:

a) 100 per cent as level of support for the localities that receive source of expenses as supplements from central budget and provincial budget of Quang Ngai;

b) 50 per cent as level of support for the localities that regulate division revenues (less than 50 per cent) to the central budget;

c) The remaining localities shall use local budget for implementation.

6. People’s committees of provinces shall manage and allocate supporting budget sources for protection and development of paddy land.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

People’s committees of all levels shall use expenses paid by persons who have land allocated, rented out by the state for non-agricultural purpose from wet rice land and the supportive budget as prescribed in Clause 2, Article 7 hereof to carry out protection and development of paddy land in conformity with local conditions:

1. Do the planning, establish maps of high productive and quality wet rice land in conformity with land using planning; make public announcement for implementation;

2. Analyze chemical and physical properties of high productive and quality wet rice land on a ten-year basis to make effective use and take appropriate renovation measures;

3. Carry out renovation to increase quality of wet rice land or other types of wet rice land: increase thickness of cultivation layers; fill in low-land areas; increase evenness of paddy field; put down organic, micro-organic fertilizers; deacidify and desalt soil contaminated with acid sulfate and salinity and other renovation measures.

4. Carry out construction and maintenance of agricultural and rural infrastructure construction works on the administrative division of communes of which traffic and irrigation system on paddy land are prioritized;

5. Carry out reclaimation and restoration of unused land to wet rice land or other kinds of wet rice land;

6. Provide direct supports to rice farmers for applying new breeds, technical and technological advances in rice production; provide supports for combination of production and consumption of products;

Chapter IV

IMPLEMENTATION

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Instruct organization of rice production and conversion of plant mechanism on paddy rice according to provisions set out hereof and other relevant documents;

2. Instruct implementation of subject matters as prescribed in Article 4 hereof;

3. Construct projects, policies supporting conversion of plant structure on paddy land and make submission to competent authorities for approval;

Article 10. Ministry of Natural Resources and Environment

1. Summarize and balance the demands for using paddy land by the Ministries, departments and central-affiliated cities and provinces; plan allocation of criteria of paddy land use at national level to socio-economic areas and provincial administrative units of which demands for using paddy land, area of paddy land converted must be specified;

2. Provide guidance to People’s committees of central-affiliated cities and provinces on determination of area and borderlines of paddy land on-site and establishment of maps of paddy land;

3. On an annual basis, summarize and make the report to the Prime Minister on the management and use of paddy land by the localities;

4. Take the initiative in cooperating with the Ministry of Agriculture and Rural Development and relevant ministries, departments in investigating and inspecting the management and use of paddy land by the localities across the country;

Article 11. Ministry of Finance

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Take the initiative in cooperating with the Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Agriculture and Rural Development in allocating budget sources to local rice production;

3. Take the initiative in cooperating with the Ministry of Agriculture and Rural Development in instructing payment, management and allocation of revenues as prescribed in Article 5 and supportive budget as prescribed in Clause 2, Article 7 hereof;

Article 12. Other ministries, departments

Other ministries, departments within assigned functions and duties shall be responsible for cooperating with the Ministry of Agriculture and Rural Development, the Ministry of Natural Resources and Environment, the Ministry of Finance, the Ministry of Planning and Investment in exercising relevant provisions set out hereof.

Article 13. People’s committees of central-affiliated cities and provinces

1. Exercise subject matters of management and use of paddy land by the localities according to provisions set out hereof and other relevant documents;

2. Organize public announcement and close management of the approved paddy land use planning; verify borderlines and establish maps of area of paddy land and high productive, quality wet rice land;

3. Presidents of People’s committees of central-affiliated cities and provinces shall be responsible to the Law and the Government for protecting area, borderlines and quality of paddy land under the approved paddy land using planning.

4. Determine types of annual plants or aquatic life appropriate for conversion of plant mechanism on paddy land in the localities as prescribed hereof; Direct professional agencies to construct the plan for implementing conversion of plant mechanism on paddy land in the localities;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

6. On an annual basis, report to the Ministry of Natural Resources and Environment on the management and use of paddy land by the localities; report to People’s Council of the same level on the allocation and use of budget for the protection and development of paddy land;

7. Investigate and inspect the management and use of paddy land by the localities;

Chapter V

IMPLEMENTATION

Article 14. Provisional provisions

Policies supporting local rice production and rice farmers as prescribed in Articles 10, 11 of the Decision No. 42/2012/NĐ-CP remain effective till the end of December 31, 2015.

Article 15. Implementation

1. This Decree replaces the Decree No. 42/2012/NĐ-CP dated May 11, 2012 on management and use of paddy land and takes effect since July 01, 2015.

2. The Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of governmental agencies, presidents of People’s committees of central-affiliated cities and provinces, and other relevant organizations, individuals shall be responsible for executing this Decree ./.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

PP THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Nguyen Tan Dung

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị định 35/2015/NĐ-CP ngày 13/04/2015 về quản lý, sử dụng đất trồng lúa

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


206.662

DMCA.com Protection Status
IP: 3.21.105.175
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!