Kiểm tra thực hiện kết luận thanh tra phải đảm bảo những căn cứ nào? Thời hạn kiểm tra tối đa là bao lâu?
Thẩm quyền kiểm tra kết luận thanh tra Bộ là của ai?
Căn cứ tại khoản 12 Điều 2 Luật Thanh tra 2022 giải thích rõ kết luận thanh tra là văn bản do Thủ trưởng cơ quan thực hiện chức năng thanh tra ký ban hành để đánh giá, kết luận và kiến nghị về nội dung đã thanh tra.
Căn cứ tại điểm l khoản 1 Điều 11 Luật Thanh tra 2022 về nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Chính phủ quy định:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Chính phủ
…
l) Kiểm tra tính chính xác, hợp pháp của kết luận thanh tra của Thanh tra Bộ, cơ quan thanh tra của cơ quan thuộc Chính phủ, Thanh tra tỉnh và quyết định xử lý sau thanh tra của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh khi cần thiết;
...
Như vậy, việc kiểm tra tính chính xác, hợp pháp của kết luận thanh tra thuộc quyền hạn của Thanh tra Chính phủ.
Kiểm tra thực hiện kết luận thanh tra phải đảm bảo những căn cứ nào? Thời hạn kiểm tra tối đa là bao lâu? (Hình từ Internet)
Kiểm tra thực hiện kết luận thanh tra phải đảm bảo những căn cứ nào?
Căn cứ tại Điều 55 Nghị định 43/2023/NĐ-CP quy định về căn cứ kiểm tra, quyết định kiểm tra như sau:
Căn cứ kiểm tra, quyết định kiểm tra
1. Người ra quyết định thanh tra quyết định kiểm tra khi có một trong các căn cứ sau đây:
a) Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thực hiện kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra không báo cáo hoặc báo cáo không đầy đủ theo yêu cầu của người theo dõi, đôn đốc;
b) Cơ quan, tổ chức, cá nhân đã được đôn đốc nhưng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra;
c) Đối tượng có hành vi cản trở, tẩu tán tài sản, tiêu hủy tài liệu, không hợp tác thực hiện kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra.
2. Quyết định kiểm tra bao gồm các nội dung sau đây:
a) Căn cứ ra quyết định kiểm tra;
b) Phạm vi, đối tượng, nội dung kiểm tra;
c) Thời hạn kiểm tra;
d) Người được giao nhiệm vụ kiểm tra.
3. Chậm nhất là 03 ngày kể từ ngày ký, quyết định kiểm tra phải được gửi cho đối tượng kiểm tra. Chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày ký quyết định kiểm tra, người có nhiệm vụ kiểm tra phải tiến hành kiểm tra.
Như vậy, khi ra quyết định thanh tra quyết định kiểm tra phải đảm bảo 03 căn cứ sau:
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thực hiện kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra không báo cáo hoặc báo cáo không đầy đủ theo yêu cầu của người theo dõi, đôn đốc;
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân đã được đôn đốc nhưng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra;
- Đối tượng có hành vi cản trở, tẩu tán tài sản, tiêu hủy tài liệu, không hợp tác thực hiện kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra.
Thời hạn kiểm tra là bao lâu? Nội dung kiểm tra bao gồm những nội dung gì?
Căn cứ tại Điều 56 Nghị định 43/2023/NĐ-CP quy định Thời hạn kiểm tra tối đa là 10 ngày làm việc kể từ ngày đối tượng kiểm tra nhận được quyết định kiểm tra.
Đồng thời, căn cứ tại Điều 57 Nghị định 43/2023/NĐ-CP quy định về nội dung kiểm tra như sau:
- Kết quả việc thực hiện kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra.
- Khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân khách quan, chủ quan của việc không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra.
- Các hành vi vi phạm pháp luật của các bên liên quan trong việc thực hiện kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra.
Thời gian báo cáo kết quả kiểm tra là khi nào?
Căn cứ tại Điều 58 Nghị định 43/2023/NĐ-CP quy định về báo cáo kết quả kiểm tra như sau:
Báo cáo kết quả kiểm tra
1. Chậm nhất là 15 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc việc kiểm tra, người được giao nhiệm vụ kiểm tra có trách nhiệm báo cáo kết quả kiểm tra với Thủ trưởng cơ quan thanh tra.
2. Báo cáo kết quả kiểm tra bao gồm các nội dung sau đây:
a) Đánh giá tình hình, kết quả thực hiện kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra;
b) Xác định trách nhiệm của tập thể, cá nhân trong việc không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra;
c) Kiến nghị việc xử lý người có hành vi vi phạm và các nội dung khác có liên quan trong thực hiện kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra;
d) Kiến nghị các biện pháp, giải pháp để thực hiện kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra; kiến nghị việc thanh tra lại khi có căn cứ quy định tại Điều 19 Nghị định này; kiến nghị xem xét lại các kết luận, kiến nghị về thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra.
Như vậy, chậm nhất là 15 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc việc kiểm tra, người được giao nhiệm vụ kiểm tra có trách nhiệm báo cáo kết quả kiểm tra với Thủ trưởng cơ quan thanh tra và nội dung của báo cáo kết quả phải đảm bảo theo quy định nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lời chúc Ngày Ông Công Ông Táo? Ngày Ông Công Ông Táo là ngày gì? Ngày Ông Công Ông Táo có phải là ngày lễ lớn?
- Thư chúc Tết Âm lịch 2025 khách hàng hay và ý nghĩa? Tổng hợp mẫu thư chúc Tết khách hàng 2025?
- Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản của ngân hàng được chuyển nhượng dự án bất động sản là tài sản bảo đảm để thu hồi nợ không?
- Tổng hợp tổng mức đầu tư xây dựng của dự án trong trường hợp nào? Được xác định như thế nào theo Thông tư 11?
- Chủ sở hữu của tổ chức tài chính vi mô là ai? Chủ sở hữu của tổ chức tài chính vi mô phải đáp ứng điều kiện gì?