Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam là ngày nào? Tổ chức kỷ niệm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam như thế nào?
Ngày kỷ niệm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam là ngày nào?
Từ ngày 06/01/1930 đến đầu tháng 02/1930, Hội nghị hợp nhất các tổ chức Cộng sản thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam đã họp ở bán đảo Cửu Long thuộc Hồng Kông (Trung Quốc). Dưới sự chủ trì của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ba tổ chức Đảng ở Việt Nam là Đông Dương Cộng sản Đảng, An Nam Cộng sản Đảng, Đông Dương Cộng sản Liên đoàn đã được thống nhất thành một Đảng lấy tên Đảng Cộng sản Việt Nam.
Hội nghị đã thông qua các văn kiện gồm: Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt, Điều lệ vắn tắt của Đảng và Lời kêu gọi của đồng chí Nguyễn Ái Quốc thay mặt Quốc tế Cộng sản và Đảng Cộng sản Việt Nam gửi đến công nhân, nông dân, binh lính, thanh niên, học sinh và tất cả đồng bào bị áp bức, bóc lột nhân dịp thành lập Đảng.
Sau đó, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9/1960) đã quyết nghị lấy ngày 03 tháng 02 dương lịch mỗi năm làm ngày kỷ niệm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Như vậy, ngày 03/02 hằng năm là ngày kỷ niệm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Và tính đến thời điểm hiện nay, thì năm 2023 là kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam là ngày nào? Việc tổ chức kỷ niệm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam được thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)
Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam có phải là ngày lễ lớn hay không?
Căn cứ Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP có quy định như sau:
Các ngày lễ lớn
Các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
1. Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
7. Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
Theo đó, ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam được xem là một trong những ngày lễ lớn trong nước.
Việc tổ chức kỷ niệm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam được thực hiện như thế nào?
Căn cứ Điều 6 Nghị định 145/2013/NĐ-CP có quy định như sau:
Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
1. Năm lẻ 5, năm khác:
a) Tại Hà Nội, Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, nguyên Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các ban, bộ, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi là đoàn thể Trung ương) và thành phố Hà Nội vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại Đài Tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ (sau đây gọi là Đài Tưởng niệm). Văn phòng Chính phủ chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức các hoạt động này;
b) Tổ chức các hoạt động tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng ở Trung ương và địa phương.
2. Năm tròn:
a) Tổ chức lễ kỷ niệm cấp quốc gia:
Tại Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và thành phố Hà Nội tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm;
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, nguyên Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, thành phố Hà Nội, Đoàn ngoại giao và các Trưởng đại diện của Tổ chức quốc tế tại Hà Nội dự lễ kỷ niệm;
Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (sau đây gọi là Tổng Bí thư) đọc diễn văn kỷ niệm;
b) Các hoạt động khác được tổ chức như đối với năm lẻ 5, năm khác.
Theo đó, Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam là một trong những ngày lễ lớn trong nước theo quy định tại Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP.
Việc tổ chức ngày kỷ niệm quan trọng này sẽ được tổ chức thực hiện theo các năm như sau:
- Đối với năm lẻ 5, năm khác:
+ Tại Hà Nội, Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, nguyên Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các ban, bộ, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi là đoàn thể Trung ương) và thành phố Hà Nội vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại Đài Tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ (sau đây gọi là Đài Tưởng niệm). Văn phòng Chính phủ chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức các hoạt động này;
+ Tổ chức các hoạt động tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng ở Trung ương và địa phương.
- Đối với năm tròn:
+ Tổ chức lễ kỷ niệm cấp quốc gia:
Tại Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và thành phố Hà Nội tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm;
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, nguyên Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, thành phố Hà Nội, Đoàn ngoại giao và các Trưởng đại diện của Tổ chức quốc tế tại Hà Nội dự lễ kỷ niệm;
Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (sau đây gọi là Tổng Bí thư) đọc diễn văn kỷ niệm;
+ Các hoạt động khác được tổ chức như đối với năm lẻ 5, năm khác.
Năm 2023 là kỷ niệm 93 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, do đó, việc tổ chức lễ kỷ niệm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam trong năm 2023 sẽ được tổ chức theo trường hợp đối với năm lẻ 5, năm khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biên bản thẩm định điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke (dịch vụ vũ trường) mới nhất hiện nay?
- Mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng cuối năm mới nhất? Tải mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng ở đâu?
- Người đại diện cố ý thực hiện giao dịch dân sự vượt quá phạm vi đại diện mà gây thiệt hại sẽ phải chịu trách nhiệm gì?
- Hướng dẫn tự đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp? Tải về Mẫu phiếu tự đánh giá mới nhất?
- Hành vi không kê khai giá với cơ quan nhà nước của tổ chức, cá nhân bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?