Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam mới nhất và tổng hợp văn bản hướng dẫn Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam?
Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam mới nhất?
Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam mới nhất 2024 là Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011.
Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011 được quy định với 48 Điều được nằm gọn trong 12 Chương.
Chương I Đảng Viên
Chương II Nguyên Tắc Tổ Chức Và Cơ Cấu Tổ Chức Của Đảng
Chương III Cơ Quan Lãnh Đạo Của Đảng Ở Cấp Trung Ương
Chương IV Cơ Quan Lãnh Đạo Của Đảng Ở Các Cấp Địa Phương
Chương V Tổ Chức Cơ Sở Đảng
Chương VI Tổ Chức Đảng Trong Quân Đội Nhân Dân Việt Nam Và Công An Nhân Dân Việt Nam
Chương VII Công Tác Kiểm Tra, Giám Sát Của Đảng Và Ủy Ban Kiểm Tra Các Cấp
Chương VIII Khen Thưởng Và Kỷ Luật
Chương IX Đảng Lãnh Đạo Nhà Nước, Mặt Trận Tổ Quốc Và Đoàn Thể Chính Trị - Xã Hội
Chương X Đảng Lãnh Đạo Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh
Chương XII Tài Chính Của Đảng
Chương XII Chấp Hành Điều Lệ Đảng
Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam mới nhất và tổng hợp văn bản hướng dẫn Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam? (hình từ internet)
Tổng hợp văn bản hướng dẫn Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam?
Tổng hợp văn bản hướng dẫn Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam mới nhất 2024
Các văn bản hướng dẫn Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam mới nhất 2024 bao gồm:
- Hướng dẫn 01-HD/TW năm 2021 về một số vấn đề cụ thể thi hành Điều lệ Đảng do Ban Chấp hành Trung ương ban hành TẢI VỀ
- Quy định 24-QĐ/TW năm 2021 về thi hành Điều lệ Đảng do Ban Chấp hành Trung ương ban hành. TẢI VỀ
Xem thêm các văn bản hướng dẫn Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam đã hết hiệu lực:
- Hướng dẫn 01-HD/TW năm 2016 về thi hành Điều lệ Đảng do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- Quy định 30-QĐ/TW năm 2016 thi hành Chương VII và VIII Điều lệ Đảng về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- Quy định 29-QĐ/TW năm 2016 thi hành Điều lệ Đảng do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- Quyết định 46-QĐ/TW năm 2011 hướng dẫn thực hiện quy định về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng trong Chương VII và VIII Điều lệ Đảng khóa XI do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- Quy định 45-QĐ/TW năm 2011 về thi hành Điều lệ Đảng do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
Nội dung cơ bản của nguyên tắc tập trung dân chủ của Đảng Cộng sản Việt Nam là gì?
Theo Điều 9 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011 quy định về Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Nội dung cơ bản của nguyên tắc đó là:
- Cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng do bầu cử lập ra, thực hiện tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách.
- Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng là Đại hội đại biểu toàn quốc. Cơ quan lãnh đạo ở mỗi cấp là đại hội đại biểu hoặc đại hội đảng viên. Giữa hai kỳ đại hội, cơ quan lãnh đạo của Đảng là Ban Chấp hành Trung ương, ở mỗi cấp là ban chấp hành đảng bộ, chi bộ (gọi tắt là cấp uỷ).
- Cấp uỷ các cấp báo cáo và chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước đại hội cùng cấp, trước cấp uỷ cấp trên và cấp dưới; định kỳ thông báo tình hình hoạt động của mình đến các tổ chức đảng trực thuộc, thực hiện tự phê bình và phê bình.
- Tổ chức đảng và đảng viên phải chấp hành nghị quyết của Đảng. Thiểu số phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên, cá nhân phục tùng tổ chức, các tổ chức trong toàn Đảng phục tùng Đại hội đại biểu toàn quốc và Ban Chấp hành Trung ương.
- Nghị quyết của các cơ quan lãnh đạo của Đảng chỉ có giá trị thi hành khi có hơn một nửa số thành viên trong cơ quan đó tán thành. Trước khi biểu quyết, mỗi thành viên được phát biểu ý kiến của mình. Đảng viên có ý kiến thuộc về thiểu số được quyền bảo lưu và báo cáo lên cấp uỷ cấp trên cho đến Đại hội đại biểu toàn quốc, song phải chấp hành nghiêm chỉnh nghị quyết, không được truyền bá ý kiến trái với nghị quyết của Đảng. Cấp uỷ có thẩm quyền nghiên cứu xem xét ý kiến đó; không phân biệt đối xử với đảng viên có ý kiến thuộc về thiểu số.
- Tổ chức đảng quyết định các vấn đề thuộc phạm vi quyền hạn của mình, song không được trái với nguyên tắc, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và nghị quyết của cấp trên.
Tổ chức cơ sở đảng có nhiệm vụ gì theo quy định của Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam?
Theo Điều 23 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011 quy định về tổ chức cơ sở đảng có nhiệm vụ:
(1) Chấp hành đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; đề ra chủ trương, nhiệm vụ chính trị của đảng bộ, chi bộ và lãnh đạo thực hiện có hiệu quả.
(2) Xây dựng đảng bộ, chi bộ trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức; thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ; nâng cao chất lượng sinh hoạt đảng, thực hiện tự phê bình và phê bình, giữ gìn kỷ luật và tăng cường đoàn kết thống nhất trong Đảng; thường xuyên giáo dục, rèn luyện và quản lý cán bộ, đảng viên, nâng cao phẩm chất đạo đức cách mạng, tính chiến đấu, trình độ kiến thức, năng lực công tác; làm công tác phát triển đảng viên.
(3) Lãnh đạo xây dựng chính quyền, các tổ chức kinh tế, hành chính, sự nghiệp, quốc phòng, an ninh và các đoàn thể chính trị - xã hội trong sạch, vững mạnh; chấp hành đúng pháp luật và phát huy quyền làm chủ của nhân dân.
(4) Liên hệ mật thiết với nhân dân, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần và bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân; lãnh đạo nhân dân tham gia xây dựng và thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
(5) Kiểm tra, giám sát việc thực hiện, bảo đảm các nghị quyết, chỉ thị của Đảng và pháp luật của Nhà nước được chấp hành nghiêm chỉnh; kiểm tra, giám sát tổ chức đảng và đảng viên chấp hành Điều lệ Đảng.
Đảng uỷ cơ sở nếu được cấp uỷ cấp trên trực tiếp uỷ quyền thì được quyết định kết nạp và khai trừ đảng viên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ai có thẩm quyền đính chính giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi có sai sót thông tin của người được cấp giấy chứng nhận?
- Mức trợ cấp xã hội hàng tháng đối với trẻ em bị bỏ rơi khi chưa có người nhận làm con nuôi là bao nhiêu?
- Cho thuê nhà là tài sản công không sử dụng vào mục đích để ở theo phương thức đấu giá như thế nào?
- Trang thông tin đấu giá trực tuyến có được hạn chế truy cập của người tham gia đấu giá trực tuyến không?
- Đất có di tích lịch sử văn hóa là gì? Cấp sổ đỏ đối với đất có di tích lịch sử có nhiều người sử dụng đất được thực hiện như thế nào?