Ngày hội Quốc phòng toàn dân là ngày bao nhiêu? Năm 2023 là kỷ niệm bao nhiêu năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?

Tôi muốn hỏi Ngày hội Quốc phòng toàn dân là ngày bao nhiêu? - câu hỏi của chị N.L.T (Biên Hòa).

Ngày hội Quốc phòng toàn dân là ngày bao nhiêu?

Căn cứ khoản 1 Điều 25 Luật Quốc phòng 2018 có quy định như sau:

Quân đội nhân dân

.....
Ngày 22 tháng 12 hằng năm là ngày truyền thống của Quân đội nhân dân, ngày hội quốc phòng toàn dân.
...

Theo đó, ngày 22 tháng 12 hằng năm là ngày hội quốc phòng toàn dân.

Năm 2023 là kỷ niệm 34 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22-12-1989 / 22-12-2023)

Ngày hội Quốc phòng toàn dân là ngày bao nhiêu? Năm 2023 là kỷ niệm bao nhiêu năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?

Ngày hội Quốc phòng toàn dân là ngày bao nhiêu? Năm 2023 là kỷ niệm bao nhiêu năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân? (Hình từ Internet)

Nội dung cơ bản xây dựng nền quốc phòng toàn dân bao gồm những nội dung nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Luật Quốc phòng 2018 có nêu rõ như sau:

Nền quốc phòng toàn dân
1. Nền quốc phòng toàn dân là sức mạnh quốc phòng của đất nước, được xây dựng trên nền tảng chính trị, tinh thần, nhân lực, vật lực, tài chính, mang tính chất toàn dân, toàn diện, độc lập, tự chủ, tự cường.
2. Nội dung cơ bản xây dựng nền quốc phòng toàn dân bao gồm:
a) Xây dựng chiến lược bảo vệ Tổ quốc, kế hoạch phòng thủ đất nước; nghiên cứu phát triển nghệ thuật quân sự Việt Nam; xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân và hệ thống chính trị vững mạnh;
b) Xây dựng thực lực, tiềm lực quốc phòng; xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân vững mạnh, có sức chiến đấu cao, làm nòng cốt bảo vệ Tổ quốc;
c) Xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật; phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh, khoa học, công nghệ quân sự; huy động tiềm lực khoa học, công nghệ của Nhà nước và Nhân dân phục vụ quốc phòng; ứng dụng thành tựu khoa học, công nghệ quân sự phù hợp để xây dựng đất nước;
d) Xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch bảo đảm nhu cầu dự trữ quốc gia cho quốc phòng; chuẩn bị các điều kiện cần thiết bảo đảm động viên quốc phòng;
đ) Xây dựng phòng thủ quân khu, khu vực phòng thủ vững chắc toàn diện, hợp thành phòng thủ đất nước; củng cố, tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh ở các vùng chiến lược, trọng điểm, biển, đảo, khu vực biên giới, địa bàn xung yếu; xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân trong phạm vi cả nước;
e) Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch, biện pháp về chiến tranh thông tin, chiến tranh không gian mạng;
g) Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch, biện pháp phòng thủ dân sự trong phạm vi cả nước;
h) Đối ngoại quốc phòng;
i) Kết hợp quốc phòng với kinh tế - xã hội và kinh tế - xã hội với quốc phòng; kết hợp quốc phòng với an ninh, đối ngoại;
k) Xây dựng và bảo đảm chế độ, chính sách đối với lực lượng vũ trang nhân dân, thân nhân của người phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân;
l) Tuyên truyền, phổ biến đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quốc phòng; thực hiện giáo dục quốc phòng và an ninh.

Theo đó, nội dung cơ bản xây dựng nền quốc phòng toàn dân bao gồm những nội dung như quy định trên.

Xây dựng nền quốc phòng toàn dân là nghĩa vụ của công dân đúng không?

Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Luật Quốc phòng 2018 có nêu rõ như sau:

Quyền và nghĩa vụ của công dân về quốc phòng
1. Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân.
2. Công dân có nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc; phải thực hiện nghĩa vụ quân sự; có nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ, xây dựng nền quốc phòng toàn dân; chấp hành biện pháp của Nhà nước và người có thẩm quyền trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Công dân được tuyên truyền, phổ biến đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quốc phòng; giáo dục quốc phòng và an ninh; trang bị kiến thức, kỹ năng về phòng thủ dân sự theo quy định của pháp luật.
4. Công dân phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân hoặc được huy động làm nhiệm vụ quốc phòng thì bản thân và thân nhân được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.
5. Công dân bình đẳng trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng.

Theo đó, công dân có nghĩa vụ xây dưng nền quốc phòng toàn dân.

Người lao động có được nghỉ vào ngày Quốc phòng toàn dân hay không?

Căn cứ theo quy định tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:

Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.

Theo như các quy định nêu trên thì giáo viên sẽ được nghỉ làm việc và được hưởng lương ngày nghỉ đó trong các trường hợp sau:

- Nghỉ Tết Dương lịch

- Nghỉ Tết Âm lịch

- Nghỉ ngày Chiến thắng

- Nghỉ ngày Quốc tế lao động

- Nghỉ ngày Quốc khánh

- Nghỉ ngày Giỗ tổ Hùng Vương.

Như vậy, người lao động sẽ không được nghỉ vào ngày Quốc phòng toàn dân

Tuy nhiên, người lao động vẫn có thể nghỉ vào ngày Quốc phòng toàn dân theo một số diện như nghỉ hằng tuần, nghỉ việc riêng.

Hoạt động quốc phòng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Chế độ kết hợp quốc phòng với KT- XH và KT- XH với quốc phòng theo Luật Quốc phòng 2018 mới nhất được quy định như thế nào?
Pháp luật
Thế trận quốc phòng toàn dân là gì? Phòng thủ quân khu có bao gồm hoạt động xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân không?
Pháp luật
Tiềm lực quốc phòng là gì? Xây dựng thực lực, tiềm lực quốc phòng có thuộc những nội dung cơ bản xây dựng nền quốc phòng toàn dân không?
Pháp luật
Quốc phòng là gì? Trong lĩnh vực quốc phòng thì các hành vi nào bị nghiêm cấm theo quy định hiện nay?
Pháp luật
Tình trạng chiến tranh là gì? Bộ trưởng Bộ Quốc phòng có quyền hạn như thế nào trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp về quốc phòng?
Pháp luật
Trong các hoạt động quốc phòng thì giáo dục quốc phòng và an ninh có nhiệm vụ gì? Động viên quốc phòng là gì trong hoạt động quốc phòng của đất nước?
Pháp luật
Phòng thủ quân khu là gì? Cơ quan nào có nhiệm vụ hướng dẫn Bộ, ngành trung ương và địa phương xây dựng phòng thủ quân khu?
Pháp luật
Ngày hội Quốc phòng toàn dân là ngày bao nhiêu? Năm 2023 là kỷ niệm bao nhiêu năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
Pháp luật
Người quản lý doanh nghiệp hoạt động phục vụ quốc phòng và an ninh có được miễn tham gia bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh không?
Pháp luật
Kế hoạch về nhu cầu quốc phòng là gì? Kỳ kế hoạch về nhu cầu quốc phòng được quy định như thế nào?
Pháp luật
Nền quốc phòng toàn dân là gì? Hoạt động xây dựng nền quốc phòng toàn dân là nghĩa vụ của những ai?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hoạt động quốc phòng
Nguyễn Hạnh Phương Trâm Lưu bài viết
2,495 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hoạt động quốc phòng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hoạt động quốc phòng

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào