Mức lương tối thiểu vùng 2024 đóng BHXH bắt buộc từ 01/7 thế nào? Mức lương tối thiểu đóng BHXH 2024 là bao nhiêu?
Mức lương tối thiểu vùng 2024 đóng BHXH bắt buộc từ 01/7 thế nào? Mức lương tối thiểu đóng BHXH 2024 là bao nhiêu?
Xem thêm: Lịch âm 2025, lịch dương 2025
Xem thêm: Điều chỉnh tiền lương tháng đóng BHXH từ năm 2025
Ngày 30/6, Chính phủ ban hành Nghị định 74/2024/NĐ-CP tăng 6% lương tối thiểu tháng và giờ, căn cứ trên đề xuất của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.
Tại Nghị định 74/2024/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động như sau:
Vùng | Mức lương tối thiểu tháng (Đơn vị: đồng/tháng) | Mức lương tối thiểu giờ (Đơn vị: đồng/giờ) |
Vùng I | 4.960.000 (tăng thêm 280.000 đồng) | 23.800 |
Vùng II | 4.410.000 (tăng 250.000 đồng) | 21.200 |
Vùng III | 3.860.000 (tăng 220.000 đồng) | 18.600 |
Vùng IV | 3.450.000 (tăng 200.000 đồng) | 16.600 |
Theo đó, mức lương tối thiểu vùng áp dụng từ ngày 1/7/2024 tăng từ 200.000 đồng - 280.000 đồng.
Xem mức lương tối thiểu vùng của 63 tỉnh thành tại đây: tải
Thêm vào đó, tại điểm 2.6 khoản 2 Điều 6 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 quy định mức lương tối thiểu vùng 2024 đóng BHXH như sau:
Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc theo quy định tại Điều 89 Luật BHXH và các văn bản hướng dẫn thi hành, cụ thể như sau:
...
2. Tiền lương do đơn vị quyết định
...
2.6. Mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc quy định tại Khoản này không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng đối với người lao động làm công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường.
Như vậy, mức lương tháng làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc thấp nhất bằng mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng. Do đó, mức lương tối thiểu vùng 2024 đóng BHXH thấp nhất ở Vùng I là 4.960.000 đồng/tháng, Vùng II là 4.410.000 đồng/tháng, Vùng III là 3.860.000/tháng, Vùng IV là 3.450.000/tháng.
>>> Xem thêm: Các khoản phụ cấp phải đóng BHXH 2024
>>> Xem thêm: Các khoản phụ cấp không phải đóng BHXH và Thuế TNCN 2024
>>> Xem thêm: Có được rút BHXH 1 lần từ năm 2025?
>>> Xem thêm: Thủ tục rút bảo hiểm xã hội 1 lần 2024 online
>>> Xem thêm: Cách tính BHXH 1 lần online bằng File Excel mới nhất 2024
>>> Xem thêm: Phụ cấp trách nhiệm có đóng BHXH không?
>>> Xem thêm: Cách nộp thuế bán hàng online 2024 cho hộ kinh doanh
Mức lương tối thiểu vùng 2024 đóng BHXH bắt buộc từ 01/7 thế nào? Mức lương tối thiểu đóng BHXH 2024 là bao nhiêu?
Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc tối đa từ ngày 01/7/2024 là bao nhiêu?
Căn cứ Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc như sau:
- Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có).
Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương cơ sở.
- Đối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương và phụ cấp lương theo quy định của pháp luật về lao động.
Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động.
- Trường hợp tiền lương tháng quy định trên cao hơn 20 lần mức lương cơ sở thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bằng 20 lần mức lương cơ sở.
Như vậy, lương tháng đóng BHXH bắt buộc tối đa bằng 20 lần mức lương cơ sở.
Bên cạnh đó, tại Điều 3 Nghị định 73/2024/NĐ-CP quy định lương cơ sở từ 1/7/2024 là 2.340.000 đồng/tháng.
Do đó, tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc tối đa từ ngày 01/7/2024 là 46.800.000 đồng/tháng.
Điểm mới về lương tối thiểu vùng từ 01/7/2024 theo Nghị định 74/2024/NĐ-CP?
Dưới đây là điểm mới về lương tối thiểu vùng từ 01/7/2024:
(1) Tăng lương tối thiểu vùng từ 01/7/2024
Vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định 74/2024/NĐ-CP quy định về mức lương tối thiểu với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động.
Theo Nghị định 74/2024/NĐ-CP, mức lương tối thiểu vùng của người lao động sẽ tăng dao động từ 200.000 - 280.000 đồng/tháng, tương đương tăng 6%.
Cụ thể, tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 74/2024/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng mới từ 01/7/2024 như sau:
Vùng | Mức lương tối thiểu tháng (Đơn vị: đồng/tháng) | Mức lương tối thiểu giờ (Đơn vị: đồng/giờ) |
Vùng I | 4.960.000 (tăng thêm 280.000 đồng) | 23.800 (tăng thêm 1.300 đồng) |
Vùng II | 4.410.000 (tăng 250.000 đồng) | 21.200 (tăng thêm 1.200 đồng) |
Vùng III | 3.860.000 (tăng 220.000 đồng) | 18.600 (tăng thêm 1.100 đồng) |
Vùng IV | 3.450.000 (tăng 200.000 đồng) | 16.600 (tăng thêm 1000 đồng) |
(2) Điều chỉnh vùng: Mức lương tối thiểu tại nhiều nơi tăng mạnh
Ngoài việc tăng lương tối thiểu trên, Nghị định 74/2024/NĐ-CP cũng điều chỉnh một số địa bàn đang hưởng mức tối thiểu vùng thấp sang mức tối thiểu vùng cao hơn.
Cụ thể như sau:
Chuyển từ vùng II lên vùng I các địa phương tại:
- Tỉnh Quảng Ninh: Thành phố Uông Bí, Móng Cái và các thị xã Quảng Yên, Đông Triều
- Tỉnh Hải Dương: Thành phố Hải Dương
- Tỉnh Đồng Nai: Huyện Thống Nhất
- Tỉnh Long An: Thành phố Tân An và các huyện Đức Hòa, Bến Lức, Cần Giuộc.
Người lao động hiện đang làm việc tại các địa phương này sẽ được áp dụng mức lương tối thiểu vùng theo tháng từ 4.160.000 đồng/tháng tăng lên 4.960.000 đồng/tháng, tương đương 19,2%.
Chuyển từ vùng III lên vùng II các địa phương tại:
- Tỉnh Hải Dương: Thành phố Chí Linh, thị xã Kinh Môn và các huyện Cẩm Giàng, Bình Giang, Tứ Kỳ, Gia Lộc, Nam Sách, Kim Thành.
- Tỉnh Thanh Hóa: Các thành phố Thanh Hóa, Sầm Sơn và các thị xã Bỉm Sơn, Nghi Sơn.
- Tỉnh Khánh Hòa: Thị xã Ninh Hòa.
- Tỉnh Đồng Nai: Các huyện Tân Phú, Cẩm Mỹ.
- Tỉnh Long An: Thị xã Kiến Tường.
- Tỉnh Sóc Trăng: Thành phố Sóc Trăng.
- Tỉnh Bắc Giang: Thị xã Việt Yên, Yên Dũng.
- Tỉnh Thái Bình: Thành phố Thái Bình.
Người lao động hiện đang làm việc tại các địa phương này sẽ được áp dụng mức lương tối thiểu vùng theo tháng từ 3.640.000 đồng/tháng tăng lên 4.410.000 đồng/tháng, tương đương 21,1%.
Chuyển từ vùng IV lên vùng III các địa phương tại:
- Tỉnh Hải Dương: Các huyện Ninh Giang, Thanh Miện, Thanh Hà.
- Tỉnh Thanh Hóa: Các huyện Triệu Sơn, Thọ Xuân, Yên Định, Vĩnh Lộc, Thiệu Hóa, Hà Trung, Hậu Lộc, Nga Sơn, Hoằng Hóa, Nông Cống.
- Tỉnh Ninh Thuận: Huyện Ninh Phước.
Tỉnh Thái Bình: Các huyện Thái Thụy, Tiền Hải.
Người lao động hiện đang làm việc tại các địa phương này sẽ được áp dụng mức lương tối thiểu vùng theo tháng từ từ 3.250.000 đồng/tháng tăng lên 3.860.000 đồng/tháng, tương đương 18,7%.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hàng hóa có xuất xứ thuần túy là gì? Hàng hóa chưa được lắp ráp được nhập khẩu thành nhiều chuyến hàng thì có cùng xuất xứ không?
- Nội dung giám sát hoạt động đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư? Trình tự, thủ tục giám sát hoạt động đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư?
- Hồ sơ cấp đổi Giấy phép lái xe dân sự sang Giấy phép lái xe quân sự từ ngày 1/1/2025 gồm những gì?
- Thời gian nhận xét đánh giá kết quả chấp hành án phạt tù hàng tuần của phạm nhân được tính như thế nào?
- Hộ kinh doanh dịch vụ kế toán là gì? Hộ kinh doanh dịch vụ kế toán cần có Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh không?