Mức lương tối thiểu vùng 2023 tại Hà Nội? Khu vực nào tại Hà Nội được áp dụng mức lương cao nhất?
Mức lương tối thiểu vùng tại Hà Nội? Khu vực nào tại Hà Nội được áp dụng mức lương cao nhất?
Căn cứ Nghị định 38/2022/NĐ-CP, mức lương tối thiểu vùng tại Hà Nội được xác định như sau:
Khu vực | Mức lương tối thiểu tháng (Đơn vị: đồng/tháng) | Mức lương tối thiểu giờ (Đơn vị: đồng/giờ) |
- Các quận và các huyện Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn, Thanh Trì, Thường Tín, Hoài Đức, Thạch Thất, Quốc Oai, Thanh Oai, Mê Linh, Chương Mỹ và thị xã Sơn Tây thuộc thành phố Hà Nội; | 4.680.000 | 22.500 |
- Các huyện còn lại thuộc thành phố Hà Nội | 4.160.000 | 20.000 |
Như vậy, có thể thấy, tại các khu vực quận, huyện Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn, Thanh Trì, Thường Tín, Hoài Đức, Thạch Thất, Quốc Oai, Thanh Oai, Mê Linh, Chương Mỹ và thị xã Sơn Tây sẽ có mức lương tối thiểu vùng cao nhất.
Cụ thể: 4,68 triệu đồng/tháng và 22,500 đồng/giờ.
Mức lương tối thiểu vùng 2023 tại Hà Nội? Khu vực nào tại Hà Nội được áp dụng mức lương cao nhất? (Hình từ Internet)
Việc điều chỉnh mức lương tối thiểu hiện nay được dựa trên những căn cứ nào?
Căn cứ quy định tại Điều 91 Bộ luật Lao động 2019 như sau:
Mức lương tối thiểu
1. Mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.
2. Mức lương tối thiểu được xác lập theo vùng, ấn định theo tháng, giờ.
3. Mức lương tối thiểu được điều chỉnh dựa trên mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ; tương quan giữa mức lương tối thiểu và mức lương trên thị trường; chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế; quan hệ cung, cầu lao động; việc làm và thất nghiệp; năng suất lao động; khả năng chi trả của doanh nghiệp.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này; quyết định và công bố mức lương tối thiểu trên cơ sở khuyến nghị của Hội đồng tiền lương quốc gia.
Như vậy, theo nội dung nêu trên thì mức lương tối thiểu được điều chỉnh dựa vào các căn cứ sau:
- Mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ;
- Tương quan giữa mức lương tối thiểu và mức lương trên thị trường;
- Chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế;
- Quan hệ cung, cầu lao động;
- Việc làm và thất nghiệp; năng suất lao động;
- Khả năng chi trả của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp có được chi trả mức lương thấp hơn lương tối thiểu?
Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 38/2022/NĐ-CP có quy định về việc áp dụng mức lương tối thiểu như sau:
Áp dụng mức lương tối thiểu
1. Mức lương tối thiểu tháng là mức lương thấp nhất làm cơ sở để thỏa thuận và trả lương đối với người lao động áp dụng hình thức trả lương theo tháng, bảo đảm mức lương theo công việc hoặc chức danh của người lao động làm việc đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận không được thấp hơn mức lương tối thiểu tháng.
2. Mức lương tối thiểu giờ là mức lương thấp nhất làm cơ sở để thỏa thuận và trả lương đối với người lao động áp dụng hình thức trả lương theo giờ, bảo đảm mức lương theo công việc hoặc chức danh của người lao động làm việc trong một giờ và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận không được thấp hơn mức lương tối thiểu giờ.
...
Như vậy, mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất làm cơ sở để người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận mức lương phù hợp. Mức lương đã thỏa thuận sẽ không được thấp hơn mức lương tối thiểu.
Trường hợp doanh nghiệp trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu sẽ bị xử lý theo quy định. Cụ thể:
Tại Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP có quy định như sau:
Vi phạm quy định về tiền lương
…
3. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động khi có hành vi trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định theo các mức sau đây:
a) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người lao động trở lên.
...
5. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc người sử dụng lao động trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả, trả thiếu cho người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này;
...
Như vậy, nếu người sử dụng lao động trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu vùng thì sẽ bị xử phạt tùy theo số lượng người lao động.
Trong đó, mức phạt tối đa là 75 triệu đồng đối với người sử dụng lao động là cá nhân, 150 triệu đồng đối với người sử dụng là tổ chức.
Đồng thời người sử dụng lao động phải trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả, trả thiếu cho người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy trình bảo đảm an toàn vệ sinh lao động là gì? Quy trình bảo đảm an toàn vệ sinh lao động được xây dựng trên căn cứ nào?
- Bài tứ sắc là gì? Đánh bài tứ sắc có bị phạt không? Đánh bài tứ sắc có bị đi tù không theo quy định?
- Kiểm định thuốc thú y là gì? Kiểm định thuốc thú y nhằm mục đích gì? Thuốc thú y phải bảo đảm chất lượng thế nào?
- Sau bao lâu sẽ xóa nợ tiền chậm nộp thuế? Hồ sơ xóa nợ tiền chậm nộp thuế bao gồm những tài liệu giấy tờ gì?
- Đối tượng được phép vận chuyển chất thải nguy hại gồm những đơn vị nào? Xe chở chất thải nguy hại có phải gắn thiết bị theo dõi không?