Mức lương khởi điểm của công chức, viên chức từ ngày 1/7/2024 sẽ tăng lên khi cải cách tiền lương?
- Mức lương khởi điểm của công chức, viên chức từ ngày 1/7/2024 sẽ tăng cao khi cải cách tiền lương?
- Mức lương khởi điểm của công chức, viên chức hiện nay là bao nhiêu?
- 2 bảng lương mới từ ngày 1/7/2024 khi cải cách tiền lương công chức, viên chức đúng không?
- Lộ trình cụ thể trong việc cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27 như thế nào?
Mức lương khởi điểm của công chức, viên chức từ ngày 1/7/2024 sẽ tăng cao khi cải cách tiền lương?
Theo Cổng TTĐT Bộ Nội vụ, vừa qua, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2024
Theo đó, điểm đáng chú ý là mức lương cao nhất công chức, viên chức từ ngày 01/7/2024 khi cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27 như sau:
Chính sách tiền lương mới sẽ mở rộng quan hệ tiền lương từ 1 - 2,34 - 10 hiện nay lên 1 - 2,68 - 12.
Theo đó, mức lương thấp nhất của công chức, viên chức sẽ tăng khá cao so với mức lương khởi điểm 3,5 triệu đồng của công chức, viên chức có trình độ trung cấp, hệ số lương 1,86 hiện nay.
Mức lương trung bình của công chức, viên chức cũng có mức khởi điểm tăng từ hệ số 2,34 lên 2,68. Hiện nay công chức, viên chức có trình độ đại học có mức lương khởi điểm hơn 4,2 triệu đồng/tháng.
Như vậy, Chính sách tiền lương mới sẽ mở rộng quan hệ tiền lương thành 1 - 2,68 - 12.
Theo đó mức lương khởi điểm của công chức, viên chức cũng sẽ tăng cao
Mức lương khởi điểm của công chức, viên chức từ ngày 1/7/2024 sẽ tăng lên khi cải cách tiền lương?
Mức lương khởi điểm của công chức, viên chức hiện nay là bao nhiêu?
Hiện nay, mức lương khởi điểm của công chức, viên chức sẽ tính dựa trên công thức:
Mức lương = Lương cơ sở x hệ số lương
Mỗi ngạch công chức và chức danh nghề nghiệp viên chức được xếp lương với các bậc khác nhau. Theo đó, thông thường khi trúng tuyển, công chức, viên chức sẽ có lương khởi điểm được xếp ở bậc 1
Cụ thể theo quy định tại Nghị định 204/2004/NĐ-CP mức lương khởi điểm của một số công chức như sau:
Hệ số lương bậc 1 đối với công chức, viên chức loại A1 là 2,34. Tương ứng, mức lương khởi điểm của công chức, viên chức có trình độ đại học như sau:
Mức lương khởi điểm = 1,8 triệu đồng x 2,34 = 4,212 triệu đồng/tháng.
Đối với các ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức khác áp dụng cách tính tương tự như trên
2 bảng lương mới từ ngày 1/7/2024 khi cải cách tiền lương công chức, viên chức đúng không?
Sáng 10/11, Quốc hội thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024
Theo đó, từ ngày 01 tháng 7 năm 2024 sẽ thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018
Như vậy, chính thức từ ngày 1/7/2024 sẽ thực hiện 2 bảng lương mới dành cho công chức, viên chức
Tại Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 có nêu rõ 2 bảng lương mới đối với công chức viên chức bao gồm:
(1) 1 bảng lương chức vụ áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo (bầu cử và bổ nhiệm) trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến cấp xã theo nguyên tắc:
- Mức lương chức vụ phải thể hiện thứ bậc trong hệ thống chính trị; giữ chức vụ lãnh đạo nào thì hưởng lương theo chức vụ đó, nếu một người giữ nhiều chức vụ thì hưởng một mức lương chức vụ cao nhất; giữ chức vụ lãnh đạo tương đương nhau thì hưởng mức lương chức vụ như nhau; mức lương chức vụ của người lãnh đạo cấp trên phải cao hơn mức lương chức vụ của người lãnh đạo cấp dưới;
- Quy định một mức lương chức vụ cho mỗi loại chức vụ tương đương; không phân loại bộ, ngành, ban, uỷ ban và tương đương ở Trung ương khi xây dựng bảng lương chức vụ ở Trung ương; không phân biệt mức lương chức vụ khác nhau đối với cùng chức danh lãnh đạo theo phân loại đơn vị hành chính ở địa phương mà thực hiện bằng chế độ phụ cấp. Việc phân loại chức vụ lãnh đạo tương đương trong hệ thống chính trị để thiết kế bảng lương chức vụ do Bộ Chính trị quyết định sau khi đã báo cáo Ban Chấp hành Trung ương.
(2) 1 bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ theo ngạch công chức và chức danh nghề nghiệp viên chức áp dụng chung đối với công chức, viên chức không giữ chức danh lãnh đạo; mỗi ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức có nhiều bậc lương theo nguyên tắc:
- Cùng mức độ phức tạp công việc thì mức lương như nhau; điều kiện lao động cao hơn bình thường và ưu đãi nghề thì thực hiện bằng chế độ phụ cấp theo nghề; sắp xếp lại nhóm ngạch và số bậc trong các ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức, khuyến khích công chức, viên chức nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
- Việc bổ nhiệm vào ngạch công chức hoặc chức danh nghề nghiệp viên chức phải gắn với vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức do cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý công chức, viên chức thực hiện.
Lộ trình cụ thể trong việc cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27 như thế nào?
Theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 đề ra mục tiêu cụ thể trong việc cải cách tiền lương từ năm 2021 đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030 trong việc cải cách tiền lương cụ thể như sau:
(1) Đối với khu vực công
- Từ năm 2021, áp dụng chế độ tiền lương mới thống nhất đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang trong toàn bộ hệ thống chính trị.
- Năm 2021, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức bằng mức lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp.
- Định kỳ thực hiện nâng mức tiền lương phù hợp với chỉ số giá tiêu dùng, mức tăng trưởng kinh tế và khả năng của ngân sách nhà nước.
- Đến năm 2025, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức cao hơn mức lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp.
- Đến năm 2030, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức bằng hoặc cao hơn mức lương thấp nhất của vùng cao nhất của khu vực doanh nghiệp.
(2) Đối với khu vực doanh nghiệp
- Từ năm 2021, Nhà nước định kỳ điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng trên cơ sở khuyến nghị của Hội đồng Tiền lương quốc gia. Các doanh nghiệp được thực hiện chính sách tiền lương trên cơ sở thương lượng, thoả thuận giữa người sử dụng lao động với người lao động và đại diện tập thể người lao động; Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào chính sách tiền lương của doanh nghiệp.
- Thực hiện quản lý lao động, tiền lương trong doanh nghiệp nhà nước theo phương thức khoán chi phí tiền lương gắn với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đến năm 2025 và tiến tới giao khoán nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vào năm 2030.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người đại diện cố ý thực hiện giao dịch dân sự vượt quá phạm vi đại diện mà gây thiệt hại sẽ phải chịu trách nhiệm gì?
- Hướng dẫn tự đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp? Tải về Mẫu phiếu tự đánh giá mới nhất?
- Hành vi không kê khai giá với cơ quan nhà nước của tổ chức, cá nhân bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?
- DAV là đại học gì? Ban Giám đốc Học viện Ngoại giao gồm những ai? Những nhiệm vụ và quyền hạn của Học viện Ngoại giao?
- Đại lý thuế có cung cấp dịch vụ thực hiện thủ tục đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế thay người nộp thuế?