Mức đóng góp của doanh nghiệp và người lao động vào Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước là bao nhiêu?
Mục đích thành lập nên Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước
Căn cứ theo Điều 3 Quyết định 40/2021/QĐ-TTg quy định về thành lập Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước cụ thể như sau:
Điều 3. Thành lập Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước
1. Thành lập Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nhằm hỗ trợ phát triển, ổn định và mở rộng thị trường; phòng ngừa, giảm thiểu và khắc phục rủi ro đối với người lao động và doanh nghiệp; bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động.
2. Quỹ có trụ sở chính đặt tại Thành phố Hà Nội, có trang thông tin điện tử.
3. Tên giao dịch tiếng Anh của Quỹ: Fund for Overseas Employment Support, viết tắt là FES.
Dựa vào quy định trên có thể rút ra kết luận mục đích thành lập nên Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước là nhằm hỗ trợ phát triển, ổn định và mở rộng thị trường; phòng ngừa, giảm thiểu và khắc phục rủi ro đối với người lao động và doanh nghiệp; bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động.
Nguyên tắc hoạt động của Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước
Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước dựa trên nguyên tắc được quy định cụ thể tại Điều 6 Quyết định 40/2021/QĐ-TTg cụ thể là:
1. Bảo đảm công khai, minh bạch, tiết kiệm, hiệu quả, sử dụng đúng mục đích và phù hợp với quy định của pháp luật.
2. Các nguồn thu của Quỹ được chuyển vào tài khoản của Quỹ mở tại Kho bạc nhà nước và Ngân hàng thương mại để sử dụng và quản lý theo quy định của pháp luật. Quỹ được sử dụng tối đa 50% số kết dư Quỹ năm trước liền kề để gửi có kỳ hạn tại Ngân hàng thương mại Việt Nam nhưng kỳ hạn tối đa không quá 03 năm. Mức tiền gửi, kỳ hạn tiền gửi, chi nhánh ngân hàng nhận tiền gửi do Giám đốc Quỹ quyết định căn cứ vào phương án đầu tư Quỹ đã được Hội đồng quản lý Quỹ thông qua. Lãi tiền gửi ngân hàng được bổ sung vào nguồn thu của Quỹ hằng năm.
3. Tiếp nhận, quản lý và sử dụng các khoản viện trợ, tài trợ theo quy định của pháp luật.
4. Hằng năm, Cơ quan điều hành Quỹ lập dự toán thu, chi của Quỹ, chi thường xuyên hoạt động quản lý Quỹ trình Hội đồng quản lý Quỹ phê duyệt.
5. Thu, chi, quyết toán, công khai tài chính và chế độ báo cáo theo quy định của Luật Kế toán, Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản có liên quan.
6. Hằng năm công khai kết quả hoạt động, kết quả kiểm toán theo quy định của pháp luật trên cổng thông tin điện tử của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Số dư Quỹ năm trước được chuyển sang năm sau để tiếp tục sử dụng.
7. Thực hiện quản lý, sử dụng tài sản theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản; quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công.
Mức đóng góp của doanh nghiệp và người lao động vào Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước
Mức đóng góp của người lao động vào Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước
Điều 8 Quyết định 40/2021/QĐ-TTg quy định về đóng góp của người lao động vào Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước cụ thể như sau:
1. Mức đóng góp
Người lao động đi làm việc ở nước ngoài đóng góp Quỹ mức 100.000 đồng/người/hợp đồng.
Căn cứ đóng góp Quỹ là một trong những loại hợp đồng hoặc văn bản sau:
- Hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài ký giữa người lao động và doanh nghiệp dịch vụ hoặc tổ chức sự nghiệp;
- Hợp đồng đào tạo nghề ở nước ngoài ký giữa người lao động và doanh nghiệp về việc đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài;
- Hợp đồng hoặc văn bản thỏa thuận ký giữa người lao động và doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu công trình, dự án ở nước ngoài đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài;
- Hợp đồng hoặc văn bản thỏa thuận đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài ký giữa người lao động và tổ chức, cá nhân Việt Nam đầu tư ra nước ngoài;
- Hợp đồng lao động ký giữa người lao động và người sử dụng lao động ở nước ngoài.
2. Người lao động đóng góp trực tiếp vào Quỹ bằng hình thức nộp tiền mặt hoặc chuyển khoản vào Quỹ chậm nhất 03 ngày trước thời điểm xuất cảnh hoặc chậm nhất 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được thông báo chấp thuận đăng ký hợp đồng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với trường hợp giao kết hợp đồng lao động sau khi xuất cảnh.
Trường hợp người lao động đóng góp Quỹ thông qua doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đưa đi, tổ chức, cá nhân thực hiện thu và chuyển toàn bộ số tiền đóng góp của người lao động trong tháng vào tài khoản của Quỹ, chậm nhất là ngày 10 của tháng tiếp theo.
3. Trường hợp người lao động đóng góp Quỹ bằng tiền mặt, cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thu cấp phiếu thu cho người lao động.
Mức đóng góp của doanh nghiệp vào Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước
Tại Điều 7 Quyết định 40/2021/QĐ-TTg quy định về mức đóng góp của doanh nghiệp vào Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước là:
1. Mức đóng góp
Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đóng góp Quỹ mức 150.000 đồng/người lao động/hợp đồng. Doanh nghiệp được hạch toán khoản đóng góp này vào chi phí hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài của doanh nghiệp.
Căn cứ đóng góp Quỹ là Hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài ký giữa doanh nghiệp dịch vụ và người lao động.
2. Định kỳ hằng tháng, doanh nghiệp trích nộp đóng góp bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản vào Quỹ theo số lượng lao động đi làm việc ở nước ngoài trong tháng của doanh nghiệp, chậm nhất là ngày 10 của tháng tiếp theo.
Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp gửi tới bạn về mức đóng góp của người lao động và mức đóng góp của doanh nghiệp vào Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước, đồng thời có thêm một số thông tin về Quỹ. Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?
- Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?