Mẫu tờ khai đăng ký tàu cá đối với tàu cá đã được đóng mới, cải hoán, mua bán, tặng cho theo Thông tư 06 là mẫu nào?
Mẫu tờ khai đăng ký tàu cá đối với tàu cá đã được đóng mới, cải hoán, mua bán, tặng cho theo quy định mới nhất là mẫu nào?
Mẫu tờ khai đăng ký tàu cá đối với tàu cá đã được đóng mới, cải hoán, mua bán, tặng cho mới nhất vừa được bổ sung tại Thông tư 06/2024/TT-BNNPTNT ban hành ngày 6/5/2024:
>> Tải mẫu tờ khai đăng ký tàu cá đối với tàu cá đã được đóng mới, cải hoán, mua bán, tặng cho theo quy định mới nhất: Tải
Mẫu tờ khai đăng ký tàu cá đối với tàu cá đã được đóng mới, cải hoán, mua bán, tặng cho theo Thông tư 06 là mẫu nào? (Hình từ Internet)
Việc đăng ký tàu cá phải được thực hiện khi nào?
Căn cứ Điều 19 Thông tư 23/2018/TT-BNNPTNT quy định về đăng ký tàu cá, tàu công vụ thủy sản như sau:
Đăng ký tàu cá, tàu công vụ thủy sản
1. Tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 06 mét trở lên và tàu công vụ thủy sản phải được đăng ký theo quy định của Thông tư này trước khi đưa vào hoạt động.
2. Trong cùng một thời gian, mỗi tàu cá, tàu công vụ thủy sản chỉ được đăng ký tại một cơ quan đăng ký và chỉ được cấp một giấy chứng nhận đăng ký.
3. Cơ quan đăng ký tàu cá, tàu công vụ thủy sản có trách nhiệm ghi vào Sổ đăng ký tàu cá quốc gia theo Mẫu số 01.ĐKT Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư này trước khi cấp Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá, tàu công vụ thủy sản.
Vậy, tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 06 mét trở lên phải được đăng ký theo quy định trước khi đưa vào hoạt động.
Bộ hồ sơ đăng ký tàu cá đóng mới, cải hoán, mua bán, tặng cho hiện nay gồm những gì?
Theo Điều 21 Thông tư 23/2018/TT-BNNPTNT được sửa đổi bởi Điều 5 Thông tư 01/2022/TT-BNNPTNT, bộ hồ sơ đăng ký tàu cá đóng mới, cải hoán, mua bán, tặng cho bao gồm như sau:
(1) Hồ sơ đối với tàu cá đóng mới gồm:
- Tờ khai đăng ký tàu cá;
- Bản chính Giấy chứng nhận xuất xưởng do chủ cơ sở đóng tàu cấp theo Mẫu số 03.ĐKT Tải;
- Bản chính văn bản chấp thuận đóng mới đối với tàu cá hoặc văn bản phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền đối với tàu công vụ thủy sản;
- Bản chính biên lai nộp thuế trước bạ của tàu hoặc bản chính Tờ khai lệ phí trước bạ của tàu có xác nhận của cơ quan thuế;
- Ảnh màu (9 x 12 cm, chụp toàn tàu theo hướng 2 bên mạn tàu);
- Bản sao chụp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật của tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 12 mét trở lên.
(2) Hồ sơ đối với tàu cải hoán gồm:
- Thành phần hồ sơ theo quy định tại điểm a, d, đ, e khoản 2 Điều 21 Thông tư 23/2018/TT-BNNPTNT;
- Bản chính Giấy chứng nhận cải hoán, sửa chữa tàu theo Mẫu số 04.ĐKT Tải;
- Bản chính Giấy chứng nhận đăng ký cũ;
- Văn bản chấp thuận cải hoán đối với tàu cá hoặc văn bản phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền đối với tàu công vụ thủy sản.
(3) Hồ sơ đối với tàu được mua bán, tặng cho gồm:
- Thành phần hồ sơ theo quy định tại điểm a, d, đ, e khoản 2 Điều 21 Thông tư 23/2018/TT-BNNPTNT;
- Bản chính Giấy tờ chuyển nhượng quyền sở hữu tàu theo quy định;
- Văn bản chấp thuận mua bán tàu cá, trừ trường hợp tàu cá mua bán trong tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Bản chính Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá cũ kèm theo hồ sơ đăng ký gốc của tàu;
- Bản chính Giấy chứng nhận xóa đăng ký.
Quyền và nghĩa vụ của chủ tàu cá như thế nào?
Tại Điều 73 Luật Thủy sản 2017 có quy định quyền và nghĩa vụ của chủ tàu cá như sau:
Quyền và nghĩa vụ của chủ tàu cá
1. Được lựa chọn cơ sở đăng kiểm có đủ điều kiện để đăng kiểm tàu cá.
2. Tuân thủ quy định về đăng kiểm tàu cá.
3. Bảo đảm điều kiện làm việc, sinh hoạt, an toàn, chế độ lao động, quyền và lợi ích hợp pháp của thuyền viên, người làm việc trên tàu cá.
4. Bố trí thuyền viên theo định biên an toàn tối thiểu của tàu cá theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
5. Mua bảo hiểm tai nạn và các loại bảo hiểm bắt buộc khác cho thuyền viên và người làm việc trên tàu cá theo quy định. Thanh toán chi phí sinh hoạt và đi đường cần thiết để thuyền viên, người làm việc trên tàu hồi hương trong trường hợp thuyền trưởng yêu cầu phải rời tàu cá.
6. Chịu trách nhiệm trong trường hợp tàu cá vi phạm quy định về khai thác thủy sản bất hợp pháp.
Như vậy chủ tàu cá sẽ có những quyền và nghĩa vụ như sau:
Quyền:
Được lựa chọn cơ sở đăng kiểm có đủ điều kiện để đăng kiểm tàu cá.
Nghĩa vụ:
- Tuân thủ quy định về đăng kiểm tàu cá.
- Bảo đảm điều kiện làm việc, sinh hoạt, an toàn, chế độ lao động, quyền và lợi ích hợp pháp của thuyền viên, người làm việc trên tàu cá.
- Bố trí thuyền viên theo định biên an toàn tối thiểu của tàu cá.
- Mua bảo hiểm tai nạn và các loại bảo hiểm bắt buộc khác cho thuyền viên và người làm việc trên tàu cá. Thanh toán chi phí sinh hoạt và đi đường cần thiết.
- Chịu trách nhiệm trong trường hợp tàu cá vi phạm quy định về khai thác thủy sản bất hợp pháp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tốc độ tối đa của xe buýt từ 2025 theo Thông tư 38/2024 là bao nhiêu? Có những loại xe cơ giới nào?
- Thời điểm bổ nhiệm tổ trưởng tổ chuyên môn trường trung học cơ sở? Tổ chuyên môn có tham gia đánh giá, xếp loại giáo viên không?
- Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến hay, chọn lọc? Năm học 2024 2025, học sinh các cấp sẽ học theo chương trình mới đúng không?
- Trầm cảm là gì? Dấu hiệu trầm cảm là gì? Biến chứng nguy hiểm nhất của trầm cảm là gì theo Bộ Y tế?
- Chủ nghĩa kinh nghiệm là gì? Đặc trưng chính của chủ nghĩa kinh nghiệm? Chương trình Lý luận chính trị của sinh viên được quy định thế nào?