BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
01/2022/TT-BNNPTNT
|
Hà Nội, ngày 18 tháng
01 năm 2022
|
THÔNG
TƯ
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ THÔNG TƯ TRONG LĨNH VỰC
THỦY SẢN
Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của
Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Luật Thủy sản ngày 21 tháng 11 năm 2017;
Căn cứ Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính
phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản
lý ngoại thương;
Theo đề nghị của Tổng
cục trưởng Tổng cục Thủy sản,
Bộ trưởng Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số Thông
tư trong lĩnh vực thủy sản.
Điều 1. Sửa đổi, bổ
sung một số điều của Thông tư số 19/2018/TT- BNNPTNT ngày 15/11/2018 của Bộ
trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn về bảo vệ và phát triển
nguồn lợi thủy sản như sau:
1.
Sửa đổi, bổ sung
điểm a, điểm c, điểm e khoản 2 Điều 5 như sau:
“a) Thiết kế điều tra:
địa điểm điều tra, thu mẫu tại các cảng cá hoặc địa điểm bốc dỡ thủy sản, đối
với các tàu cá không bốc dỡ thủy sản tại cảng cá phải thu được sản lượng đại
diện theo nhóm tàu (phân theo nghề khai thác và nhóm tàu cá theo chiều dài lớn
nhất của tàu); đối tượng điều tra: phải bảo đảm thống kê được toàn bộ số lượng
tàu cá của địa phương (phân theo nghề khai thác và nhóm tàu cá theo chiều dài
lớn nhất của tàu); số ngày khai thác thực tế; thống kê toàn bộ sản lượng thủy
sản khai thác của địa phương (phân theo thành phần loài/nhóm loài của sản lượng
thuỷ sản khai thác); số liệu sinh học của các nhóm loài thủy sản trong sản
lượng khai thác;
c) Thực hiện điều tra:
thống kê, phân tích mẫu sinh học nghề cá theo Mẫu
số 01, Mẫu số 02 Phụ lục IV ban hành kèm
theo Thông tư này;
e) Báo cáo kết quả điều
tra bao gồm một số nội dung chủ yếu như sau: tổng số tàu cá, cơ cấu tàu cá theo
nghề khai thác, nhóm tàu cá theo chiều dài lớn nhất của tàu; tổng sản lượng
khai thác, cơ cấu sản lượng thủy sản khai thác theo loài/nhóm loài; giá bán
thủy sản theo loài/nhóm loài; hiện trạng sinh học nghề cá, hiện trạng hoạt động
khai thác thủy sản và đề xuất giải pháp quản lý khai thác, bảo vệ nguồn lợi
thủy sản.”
2.
Bổ sung Điều 10a vào sau Điều 10 như
sau:
“Điều 10a. Điều chỉnh
ranh giới, diện tích khu bảo tồn biển
Khu bảo tồn biển được
xem xét điều chỉnh ranh giới, diện tích để phù hợp với thực tiễn quản lý. Việc điều
chỉnh ranh giới, diện tích khu bảo tồn biển được thực hiện như sau:
1. Trình tự thực hiện:
a) Ban quản lý khu bảo
tồn biển có văn bản đề nghị cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh trình
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt điều chỉnh ranh giới, diện tích khu bảo tồn
biển;
b) Ban quản lý khu bảo
tồn biển chủ trì xây dựng dự án điều chỉnh ranh giới, diện tích khu bảo tồn
biển;
c) Cơ quan quản lý nhà
nước về thủy sản cấp tỉnh chủ trì tổ chức lấy ý kiến của cộng đồng dân cư sống
hợp pháp trong và xung quanh khu bảo tồn biển về phương án điều chỉnh, bảo đảm
tối thiểu 70% ý kiến cộng đồng dân cư và có văn bản lấy ý kiến các Sở, ngành,
Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã liên quan; trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày
nhận được đề nghị góp ý, cơ quan, tổ chức được lấy ý kiến có trách nhiệm góp ý
bằng văn bản;
d) Cơ quan quản lý nhà
nước về thủy sản cấp tỉnh trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thẩm định dự án điều chỉnh
ranh giới, diện tích khu bảo tồn biển.
2. Hồ sơ gửi thẩm định
gồm:
a) Tờ trình đề nghị
thẩm định dự án điều chỉnh ranh giới, diện tích khu bảo tồn biển;
b) Báo cáo thuyết minh
dự án điều chỉnh ranh giới, diện tích khu bảo tồn biển;
c) Bảng tổng hợp giải
trình, tiếp thu ý kiến của các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã
liên quan; ý kiến cộng đồng dân cư sống hợp pháp trong và xung quanh khu bảo
tồn biển khu vực dự kiến điều chỉnh;
d) Tài liệu liên quan
khác (nếu có).
3. Nội dung thẩm định:
a) Sự cần thiết phải điều
chỉnh ranh giới, diện tích khu bảo tồn biển (cơ sở pháp lý, cơ sở thực tiễn);
b) Mục tiêu điều chỉnh;
c) Phương án điều chỉnh;
d) Phương án bảo tồn đa
dạng sinh học, phục hồi hệ sinh thái tự nhiên; bảo vệ, bảo tồn cảnh quan thiên
nhiên, giá trị văn hóa, lịch sử;
đ) Kinh phí thực hiện;
e) Giải pháp tổ chức
thực hiện.
4. Quy trình thẩm định:
a) Cơ quan quản lý nhà
nước về thủy sản cấp tỉnh gửi 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều này
đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
b) Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh thành lập hội đồng thẩm định liên ngành gồm ít nhất 07 thành viên là lãnh
đạo các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện có liên quan và các chuyên gia
trong lĩnh vực thủy sản, đa dạng sinh học do lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
làm Chủ tịch hội đồng và tổ chức thẩm định theo nội dung tại khoản 3 Điều này;
c) Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh gửi hồ sơ về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để xin ý kiến bằng văn
bản. Hồ sơ gồm: Văn bản thẩm định và tài liệu quy định tại điểm b, c và d khoản
2 Điều này;
d) Căn cứ ý kiến của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết
định điều chỉnh ranh giới, diện tích khu bảo tồn biển;
đ) Trong thời hạn 45
ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ theo quy định, cơ quan có thẩm quyền tổ chức
thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực tế (nếu cần), ban hành quyết định điều chỉnh
ranh giới, diện tích khu bảo tồn biển. Trường hợp không ban hành quyết định
điều chỉnh ranh giới, diện tích khu bảo tồn biển phải trả lời bằng văn bản, nêu
rõ lý do.
5. Báo cáo thuyết minh
dự án điều chỉnh ranh giới, diện tích khu bảo tồn biển theo Mẫu số 03 Phụ lục I, Quyết định điều chỉnh ranh
giới, diện tích khu bảo tồn biển theo Mẫu số 04 Phụ
lục I ban hành kèm theo Thông tư này.”
3.
Bổ sung khoản 3 vào
Điều 12 như sau:
“3. Tổ chức, cá nhân
khai thác thủy sản phải đánh dấu ngư cụ theo quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này.”
4.
Bổ sung khoản 3, khoản 4 vào Điều 15 như sau:
“3. Tổ chức tập huấn, hướng
dẫn cho cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản, tổ chức quản lý cảng cá, hệ thống
cộng tác viên địa phương và tổ chức, cá nhân có liên quan về thực hiện điều tra,
đánh giá nghề cá thương phẩm.
4. Xây dựng và trình cơ
quan thẩm quyền ban hành các tiêu chuẩn nghề khai thác, các định mức kinh tế -
kỹ thuật; tài liệu hướng dẫn về loài/nhóm loài thủy sản, phân ô ngư trường khai
thác phục vụ điều tra, đánh giá nghề cá thương phẩm.”
5.
Sửa đổi, bổ sung
điểm a khoản 1 Điều 16 như sau:
“a) Bố trí kinh phí,
nhân lực để tổ chức thực hiện điều tra nghề cá thương phẩm; tổng hợp, quản lý,
báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kết
quả điều tra, đánh giá nghề cá thương phẩm, nguồn lợi thủy sản và môi trường
sống của loài thủy sản trên địa bàn tỉnh trước ngày 20 tháng 12 hằng năm;”
6.
Bãi bỏ
điểm b khoản 4 Điều 11 và khoản 2 Điều 15.
7.
Thay thế
Phụ lục I bằng Phụ lục I ban hành kèm theo Thông
tư này; thay thế Phụ lục II
bằng Phụ lục II ban
hành kèm theo Thông tư này; thay thế Phụ lục III bằng Phụ lục III ban
hành kèm theo Thông tư này.
8.
Bổ sung
Phụ lục IV, Phụ lục V
vào sau Phụ lục III.
Điều 2. Sửa đổi, bổ
sung một số điều của Thông tư số 20/2018/TT- BNNPTNT ngày 15/11/2018 của Bộ
trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về trang phục, biểu
trưng, cờ hiệu, cờ truyền thống, thẻ kiểm ngư và màu sơn tàu, xuồng kiểm ngư
như sau:
1. Sửa đổi khoản 2 và bổ sung khoản 4 Điều 12
a)
Sửa đổi, bổ sung
khoản 2 như sau:
“2. Trang phục tăng thêm:
ngoài trang phục thường dùng, lực lượng thường xuyên làm việc trên tàu kiểm
ngư, đối tượng làm việc tại Phòng Chỉ huy Nghiệp vụ thuộc Cục Kiểm ngư, Phòng
nghiệp vụ thuộc Chi cục Kiểm ngư Vùng, Trạm Kiểm ngư, Cơ quan Kiểm ngư tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương, Chi đội Kiểm ngư được trang cấp trang phục
tăng thêm theo quy định tại Mục 2 Phụ
lục III ban hành kèm theo Thông tư này.”
b)
Bổ sung khoản 4 như sau:
“4. Căn cứ vào điều kiện
cụ thể, Thủ trưởng cơ quan Kiểm ngư quyết định may sắm trang phục cho Kiểm ngư
viên, công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan Kiểm ngư hoặc cấp
phát cho từng cá nhân tự may sắm theo đúng quy định về tiêu chuẩn, hình thức,
màu sắc, kiểu dáng trang phục.”
2.
Sửa đổi, bổ sung
Điều 14 như sau:
“Điều 14. Thẩm quyền,
tiêu chuẩn cấp thẻ kiểm ngư
1. Tổng cục trưởng Tổng
cục Thủy sản cấp thẻ kiểm ngư cho công chức làm việc tại cơ quan Kiểm ngư trong
phạm vi cả nước. Tổng cục Thủy sản quản lý sử dụng phôi thẻ; quản lý con dấu
thu nhỏ và dấu nổi đóng trên thẻ; quyết định cấp thẻ; theo dõi, lưu giữ hồ sơ cấp
phát thẻ.
2. Công chức đang làm
việc tại cơ quan Kiểm ngư không trong thời gian bị thi hành kỷ luật từ khiển
trách trở lên được cấp thẻ khi đáp ứng một trong các điều kiện sau:
a) Được bổ nhiệm vào
một trong các ngạch công chức kiểm ngư;
b) Có Giấy chứng nhận
bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm ngư.
3. Bồi dưỡng, cấp Giấy
chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm ngư
a) Tổng cục Thủy sản tổ
chức bồi dưỡng, cấp Giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm ngư;
b) Chương trình khung
bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm ngư theo quy định tại Mẫu
số 04 Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Học viên tham gia
bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm ngư là công chức đang công tác tại cơ quan Kiểm ngư
được cử đi học;
d) Học viên được cấp Giấy
chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm ngư theo Mẫu
số 05 Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này khi hoàn thành chương trình
bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm ngư và đạt yêu cầu kiểm tra cuối khóa.
4. Công chức được điều động
làm việc tại đơn vị nghiệp vụ thuộc Cơ quan Kiểm ngư nhưng chưa được bổ nhiệm
vào ngạch công chức chuyên ngành Kiểm ngư nếu đảm bảo quy định tại điểm b khoản
2 Điều này thì được cấp thẻ.”
3.
Bãi bỏ
điểm đ khoản 3 Điều 15.
4.
Thay thế cụm từ “VIET NAM FISHERIES RESOURCES SURVEILLANCE” ghi trên hình ảnh
tàu, xuồng kiểm ngư quy định tại Mục 1 Phụ
lục IV bằng cụm từ “VIET NAM FISHERIES
SURVEILLANCE”.
5.
Thay thế
Phụ lục VI bằng Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 3. Sửa đổi, bổ
sung một số điều của Thông tư số 21/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/11/2018 của Bộ
trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định ghi, nộp báo cáo, nhật ký
khai thác thủy sản; công bố cảng cá chỉ định xác nhận nguồn gốc thủy sản từ
khai thác; danh sách tàu cá khai thác thủy sản bất hợp pháp; xác nhận nguyên liệu,
chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác như sau:
1.
Sửa đổi, bổ sung
khoản 1, bổ sung khoản 3 vào Điều 4 như sau:
a)
Sửa đổi, bổ sung
khoản 1 như sau:
“1. Thuyền trưởng tàu
đánh bắt nguồn lợi thủy sản có chiều dài lớn nhất từ 12 mét trở lên hằng ngày
phải ghi nhật ký khai thác thủy sản theo Mẫu số 01 Phụ lục I ban hành
kèm theo Thông tư này; nộp nhật ký khai thác thủy sản cho tổ chức quản lý cảng
cá trước thời điểm bốc dỡ thủy sản. Nhật ký khai thác thủy sản được ghi bằng
bản giấy có chữ ký của thuyền trưởng hoặc nhật ký điện tử có mã định danh theo
từng tàu cá do đơn vị cung cấp thiết bị cài đặt và số thứ tự chuyến biển trong
năm tự động cập nhật.”
b)
Bổ sung khoản 3 như sau:
“3. Nhật ký khai thác
thủy sản bản điện tử; Giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản khai thác bản điện tử
theo đúng mẫu quy định được sử dụng làm căn cứ để xác nhận, chứng nhận sản phẩm
thủy sản khai thác.”
2. Sửa đổi, bổ sung khoản 1, bổ sung khoản 3 vào Điều 5 như
sau:
a)
Sửa đổi, bổ sung
khoản 1 như sau:
“1. Thuyền trưởng tàu
thu mua, chuyển tải thủy sản hằng ngày phải ghi nhật ký thu mua, chuyển tải
thủy sản theo Mẫu số 02 Phụ
lục I ban hành kèm theo Thông tư này; nộp nhật ký thu mua, chuyển tải thủy
sản cho tổ chức quản lý cảng cá trước thời điểm bốc dỡ thủy sản. Nhật ký thu
mua, chuyển tải thủy sản được ghi bằng bản giấy có chữ ký của thuyền trưởng
hoặc nhật ký điện tử có mã định danh theo từng tàu cá do đơn vị cung cấp thiết
bị cài đặt và số thứ tự chuyến biển trong năm tự động cập nhật.”
b)
Bổ sung khoản 3 như sau:
“3. Nhật ký thu mua,
chuyển tải thủy sản bản điện tử, Giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản khai thác
bản điện tử theo đúng mẫu quy định được sử dụng làm căn cứ để xác nhận, chứng
nhận sản phẩm thủy sản khai thác.”
3.
Sửa đổi, bổ sung
khoản 2, khoản 3 Điều 7 như sau:
“2. Giám sát việc bốc
dỡ thủy sản qua cảng
Khi nhận được đề nghị
cập cảng của thuyền trưởng tàu cá, tổ chức quản lý cảng cá đối chiếu với danh
sách tàu cá khai thác thủy sản bất hợp pháp và danh sách tàu cá có nguy cơ vi
phạm khai thác thủy sản bất hợp pháp; trường hợp tàu cá nằm trong danh sách tàu
cá khai thác thủy sản bất hợp pháp thì không cho bốc dỡ thủy sản và thông báo
cho cơ quan chức năng xử lý theo quy định; trường hợp tàu cá nằm trong danh
sách tàu cá có nguy cơ cao vi phạm khai thác thủy sản bất hợp pháp thì bố trí
cho tàu cá cập cảng và thông báo cho cơ quan chức năng kiểm tra, xử lý theo quy
định; trường hợp không nằm trong danh sách tàu cá khai thác thủy sản bất hợp
pháp thì bố trí cho tàu cá cập cảng bốc dỡ thủy sản và cử cán bộ giám sát sản
lượng, thành phần loài thủy sản bốc dỡ qua cảng.
Trường hợp phát hiện sản
lượng thủy sản bốc dỡ thực tế sai lệch trên 20% so với sản lượng khai báo trước
khi cập cảng thì lập biên bản, xử lý theo thẩm quyền hoặc bàn giao cho cơ quan
có thẩm quyền xử lý theo quy định.
3. Biên nhận thủy sản
bốc dỡ qua cảng
Theo đề nghị của tổ chức,
cá nhân thu mua thủy sản, tổ chức quản lý cảng cá kiểm tra thông tin khai trên Giấy
biên nhận thủy sản bốc dỡ qua cảng theo Mẫu số 02 Phụ lục II ban
hành kèm theo Thông tư này, xác nhận khi các thông tin đúng với thực tế tàu cá
cập cảng bốc dỡ thuỷ sản; lưu bản sao chụp tại tổ chức quản lý cảng cá.
Tổ chức, cá nhân thu
mua thủy sản từ mỗi tàu cá cập cảng được cấp 01 giấy biên nhận thủy sản bốc dỡ
qua cảng theo đúng khối lượng, thành phần loài đã thu mua.”
4.
Sửa đổi, bổ sung
Điều 8 như sau:
“Điều 8. Danh sách tàu
cá khai thác thủy sản bất hợp pháp
1. Tàu cá bị đưa vào danh
sách tàu cá khai thác thủy sản bất hợp pháp thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Tàu cá vi phạm vùng
biển nước ngoài bị cơ quan có thẩm quyền nước ngoài bắt giữ, thông báo cho cơ quan
có thẩm quyền phía Việt Nam, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
b) Tàu cá vi phạm vùng
biển nước ngoài bị bắt giữ nhưng được trả về hoặc tàu cá bị cơ quan thẩm quyền
Việt Nam xử phạt vi phạm hành chính về hành vi khai thác trái phép tại vùng
biển của quốc gia, vùng lãnh thổ khác mà chưa thi hành xong quyết định xử phạt;
c) Tàu cá bị cơ quan có
thẩm quyền xử phạt về một trong các hành vi sau: Khai thác thủy sản tại vùng
biển của quốc gia, vùng lãnh thổ khác hoặc vùng biển thuộc quyền quản lý của tổ
chức nghề cá khu vực mà không có giấy phép hoặc giấy phép hết hạn hoặc không có
giấy chấp thuận hoặc giấy chấp thuận hết hạn; Vi phạm quy định về quản lý và
bảo tồn nguồn lợi thủy sản như không ghi nhật ký khai thác thủy sản hoặc ghi
không chính xác so với yêu cầu của tổ chức nghề cá khu vực hoặc báo cáo sai một
cách nghiêm trọng; Khai thác thủy sản không theo quy định về khai thác, bảo vệ
nguồn lợi thủy sản trong vùng biển quốc tế không thuộc thẩm quyền quản lý của
tổ chức nghề cá khu vực.
2. Tàu cá được đưa ra
khỏi danh sách tàu cá khai thác thủy sản bất hợp pháp thuộc một trong các
trường hợp sau:
a) Tàu cá vi phạm vùng
biển nước ngoài bị cơ quan có thẩm quyền nước ngoài tịch thu, phá hủy;
b) Tàu cá đã xóa đăng
ký theo quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 72 Luật Thủy
sản;
c) Đã thi hành xong quyết
định xử phạt vi phạm hành chính;
d) Có bằng chứng chứng
minh tàu cá không vi phạm.
3. Đăng tải danh sách
tàu cá khai thác bất hợp pháp
a) Hằng tuần, căn cứ thông
báo bởi cơ quan thẩm quyền nước ngoài, cơ quan ngoại giao Việt Nam tại nước
ngoài, Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương, Tổng cục Thủy sản lập danh sách tàu cá có dấu hiệu vi phạm quy
định tại điểm a khoản 1 Điều này gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để
chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan xác minh. Trường hợp có đủ căn cứ chứng
minh tàu cá vi phạm điểm a khoản 1 Điều này hoặc quá thời hạn 20 ngày làm việc
kể từ ngày gửi thông báo mà Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn không có ý
kiến trả lời thì Tổng cục Thủy sản đưa tàu cá vào danh sách tàu cá khai thác
thủy sản bất hợp pháp;
b) Hằng tuần, Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp danh sách tàu cá bị xử phạt và tàu cá
đã thi hành xong quyết định xử phạt theo khoản 1 Điều này, gửi Tổng cục Thủy
sản để tổng hợp, đưa vào, đưa ra khỏi danh sách tàu cá khai thác thủy sản bất
hợp pháp và đăng tải trên trang thông tin điện tử Tổng cục Thủy sản
(https://tongcucthuysan.gov.vn).”
5.
Bổ sung Điều 8a sau
Điều 8 như sau:
“Điều 8a. Danh sách tàu
cá có nguy cơ cao vi phạm quy định khai thác thủy sản bất hợp pháp
1. Tàu cá đưa vào danh
sách tàu cá có nguy cơ cao vi phạm quy định khai thác thủy sản bất hợp pháp
thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Tàu cá không có Giấy
phép khai thác thủy sản; hoặc Giấy phép hết hạn từ 10 ngày trở lên nhưng không
đi khai thác thủy sản;
b) Tàu cá không duy trì
tín hiệu giám sát hành trình khi hoạt động trên biển từ 06 giờ trở lên nhưng
không báo cáo vị trí theo quy định;
c) Tàu cá vi phạm quy
định về khu vực cấm khai thác thủy sản, vùng khai thác thủy sản;
d) Tàu cá vi phạm vùng
biển nước ngoài nhưng chưa bị cơ quan có thẩm quyền nước ngoài bắt giữ và được
cơ quan có thẩm quyền nước ngoài thông báo cho cơ quan có thẩm quyền phía Việt
Nam, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều 8 Thông tư này.
2. Tàu cá đưa ra khỏi danh
sách tàu cá có nguy cơ cao vi phạm quy định khai thác thủy sản bất hợp pháp
thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Tàu cá đã khắc phục điểm
a, b khoản 1 Điều này;
b) Đã bị xử phạt vi
phạm hành chính về các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Lập danh sách tàu cá
có nguy cơ cao vi phạm quy định khai thác thủy sản bất hợp pháp
a) Hằng tuần, Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp danh sách tàu cá có nguy cơ cao vi phạm
quy định khai thác thủy sản bất hợp pháp quy định tại điểm a, c khoản 1 Điều này
của địa phương gửi Tổng cục Thủy sản, các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn tỉnh, thành phố ven biển khác và các cơ quan chức năng trong tỉnh (Tổ chức
quản lý cảng cá, Bộ đội Biên phòng, Chi cục Thủy sản) để theo dõi, kiểm tra, xử
lý theo quy định;
b) Hằng ngày, Tổng cục
Thủy sản rà soát, lập danh sách tàu cá có nguy cơ cao vi phạm quy định khai
thác thủy sản bất hợp pháp quy định tại điểm b, c, d khoản 1 Điều này và đăng tải
trên trang thông tin điện tử Tổng cục Thủy sản để các cơ quan chức năng tra
cứu, theo dõi, kiểm tra, xử lý theo quy định.”
6.
Bổ sung khoản 7 vào
Điều 14 như sau:
“7. Xây dựng phần mềm
truy xuất nguồn gốc thủy sản và quy chế quản lý, sử dụng phần mềm để truy xuất
nguồn gốc thủy sản bằng điện tử thống nhất trong toàn quốc.”
7.
Sửa đổi, bổ sung
khoản 1 Điều 15 như sau:
“1. Chỉ đạo, tổ chức
thực hiện, kiểm tra việc chấp hành các quy định về chống khai thác thủy sản bất
hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định trong phạm vi chức năng, nhiệm
vụ được giao đối với hàng thủy sản xuất khẩu vào thị trường có yêu cầu; Xác
nhận cam kết, chứng nhận sản phẩm thủy sản xuất khẩu có nguồn gốc từ thủy sản
khai thác nhập khẩu để chế biến xuất khẩu vào thị trường có yêu cầu; kiểm tra
hồ sơ truy xuất nguồn gốc nguyên liệu đối với hàng thủy sản xuất khẩu vào thị
trường có yêu cầu trong quá trình thực hiện các hoạt động lấy mẫu thẩm tra an
toàn thực phẩm, thẩm định và chứng nhận lô hàng thủy sản xuất khẩu.”
8.
Sửa đổi, bổ sung
khoản 12 Điều 16 như sau:
“12. Báo cáo Tổng cục
Thủy sản về kết quả thực hiện chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác theo Mẫu số 01 Phụ lục VII, kết quả
hoạt động của cảng cá trên địa bàn theo Mẫu số 03 Phụ lục VII ban hành
kèm theo Thông tư này; lưu trữ hồ sơ liên quan đến việc chứng nhận nguồn gốc
thủy sản khai thác trong thời hạn 36 tháng kể từ ngày chứng nhận.”
9.
Sửa đổi, bổ sung
khoản 5, khoản 7, khoản 8 Điều 17 như
sau:
“5. Hằng ngày ghi chép,
cập nhật sản lượng, thành phần loài thủy sản bốc dỡ qua cảng theo Mẫu số 02 Phụ lục VII ban hành
kèm theo Thông tư này; cập nhật dữ liệu sản lượng, thành phần loài thủy sản bốc
dỡ qua cảng vào cơ sở dữ liệu nghề cá quốc gia để làm căn cứ kiểm tra, xác
nhận, chứng nhận sản phẩm thủy sản khai thác.
7. Cấp phát mẫu nhật
ký, báo cáo khai thác thủy sản cho tổ chức, cá nhân có tàu cá; thu nhật ký, báo
cáo khai thác thủy sản; lập danh sách tàu cá đã nộp nhật ký, báo cáo khai thác
thủy sản và gửi về cơ quan quản lý thủy sản cấp tỉnh trước ngày 20 hằng tháng;
kịp thời cập nhật dữ liệu từ nhật ký, báo cáo khai thác vào cơ sở dữ liệu nghề
cá quốc gia để làm căn cứ kiểm tra, xác nhận, chứng nhận sản phẩm thủy sản khai
thác.
8. Trước ngày 20 hằng
tháng, báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp kết quả hoạt
động của cảng cá trên địa bàn theo Mẫu số 03 Phụ lục VII ban hành
kèm theo Thông tư này; lưu trữ hồ sơ liên quan đến việc cấp Giấy biên nhận thủy
sản bốc dỡ qua cảng, giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản khai thác trong thời
hạn 36 tháng kể từ ngày xác nhận.
Cấp lại Giấy biên nhận
thủy sản bốc dỡ qua cảng theo đề nghị của tổ chức, cá nhân; số của giấy biên
nhận thủy sản bốc dỡ qua cảng được cấp lại trùng với số của bản gốc giấy biên
nhận thủy sản bốc dỡ qua cảng đã cấp và có thêm ký hiệu “R” ở phía sau phần số
đã cấp; thời hạn của giấy biên nhận thủy sản bốc dỡ qua cảng cấp lại bằng thời
hạn còn lại của giấy biên nhận thủy sản bốc dỡ qua cảng đã cấp tính từ ngày cấp
lại.”
10.
Sửa đổi, bổ sung
khoản 2 Điều 19 như sau:
“2. Lưu trữ đầy đủ hồ
sơ để truy xuất nguồn gốc, phân biệt các lô nguyên liệu đã sản xuất, lô nguyên
liệu chưa sản xuất, còn đang bảo quản trong kho của cơ sở, đảm bảo cơ sở chỉ
tiếp nhận, chế biến nguyên liệu có nguồn gốc hợp pháp. Lưu trữ hồ sơ xác nhận
nguyên liệu thủy sản khai thác trong nước, chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai
thác, xác nhận cam kết hoặc chứng nhận sản phẩm thủy sản xuất khẩu có nguồn gốc
từ thủy sản khai thác nhập khẩu trong thời hạn 36 tháng kể từ ngày được xác
nhận, chứng nhận. Được lựa chọn một trong các cơ quan thẩm quyền quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông
tư này để nộp hồ sơ đề nghị chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác.”
11.
Sửa đổi, bổ sung
Điều 20 như sau:
“Điều 20. Điều khoản
chuyển tiếp
1. Nhật ký khai thác
thủy sản, Nhật ký thu mua, chuyển tải thủy sản đã thực hiện trước ngày Thông tư
này có hiệu lực được tiếp tục sử dụng làm căn cứ để xác nhận nguyên liệu, chứng
nhận nguồn gốc thủy sản khai thác.
2. Giấy biên nhận thủy
sản bốc dỡ qua cảng, Giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản khai thác, Giấy chứng
nhận nguồn gốc thủy sản khai thác, Giấy xác nhận cam kết sản phẩm thủy sản xuất
khẩu có nguồn gốc từ thủy sản khai thác nhập khẩu, Giấy chứng nhận sản phẩm
thủy sản xuất khẩu có nguồn gốc từ thủy sản khai thác được cấp trước ngày Thông
tư này có hiệu lực thi hành thì được tiếp tục sử dụng cho đến khi hết thời hạn.
3. Chủ tàu cá, thuyền
trưởng tàu cá sử dụng Nhật ký khai thác thủy sản theo Mẫu số 01 Phụ lục VII, Nhật ký
thu mua, chuyển tải thủy sản theo Mẫu số 02 Phụ lục VII ban hành
kèm theo Thông tư này (mẫu đã được sửa đổi, bổ sung) kể từ ngày 01 tháng 4 năm
2022.”
12.
Thay thế
Mẫu số 01 Phụ lục I bằng Mẫu số 01 Phụ lục VII ban
hành kèm theo Thông tư này; thay thế Mẫu số 02 Phụ lục I bằng Mẫu số 02 Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư này; thay thế Mẫu số 02 Phụ lục II bằng Mẫu số 03 Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư này;
thay thế Mẫu số 04 Phụ lục II
bằng Mẫu số 04 Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông
tư này; thay thế Mẫu số 02 Phụ
lục III bằng Mẫu số 05 Phụ lục VII ban hành
kèm theo Thông tư này; thay thế Mẫu
số 02 Phụ lục VII bằng Mẫu số 06 Phụ lục VII
ban hành kèm theo Thông tư này; thay thế
Mẫu số 03 Phụ lục VII bằng Mẫu số 07 Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 4. Sửa đổi, bổ
sung một số điều của Thông tư số 22/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/11/2018 của Bộ
trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về thuyền viên tàu cá,
tàu công vụ thủy sản như sau:
1.
Sửa đổi, bổ sung
khoản 3 Điều 5 như sau:
“3. Tiêu chuẩn chuyên
môn, chứng chỉ chuyên môn:
Có văn bằng, chứng chỉ
chuyên môn theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Thông tư này.”
2.
Sửa đổi, bổ sung
Điều 11 như sau:
“Điều 11. Quy định về
chứng chỉ chuyên môn của thuyền trưởng, thuyền phó, máy trưởng và thợ máy tàu
cá
1. Quy định chứng chỉ
thuyền viên tàu cá
a) Thuyền trưởng,
thuyền phó, máy trưởng, thợ máy tàu cá phải có chứng chỉ các hạng tối thiểu
theo nhóm tàu cá như sau:
TT
|
Chức
danh
|
Chứng
chỉ thuyền viên theo nhóm tàu
|
Nhóm
III từ 12- <15m
|
Nhóm
II từ 15 - <24m
|
Nhóm
I từ 24m trở lên
|
1
|
Thuyền
trưởng
|
Thuyền
trưởng tàu cá hạng III
|
Thuyền
trưởng tàu cá hạng II
|
Thuyền
trưởng tàu cá hạng I
|
2
|
Thuyền
phó
|
-
|
-
|
Thuyền
trưởng tàu cá hạng II
|
3
|
Máy
trưởng
|
Máy
trưởng tàu cá hạng III
|
Máy
trưởng tàu cá hạng II
|
Máy
trưởng tàu cá hạng I
|
4
|
Thợ
máy
|
-
|
-
|
Thợ
máy tàu cá
|
b) Người có chứng chỉ
thuyền trưởng tàu cá hạng I đủ điều kiện đảm nhiệm chức danh thuyền trưởng tàu
cá hạng II và hạng III. Người có chứng chỉ thuyền trưởng tàu cá hạng II đủ điều
kiện đảm nhiệm chức danh thuyền trưởng tàu cá hạng III và thuyền phó tàu cá
hạng I.
Người có chứng chỉ máy
trưởng tàu cá hạng I đủ điều kiện đảm nhiệm chức danh máy trưởng tàu cá hạng II
và hạng III. Người có chứng chỉ máy trưởng tàu cá hạng II đủ điều kiện đảm
nhiệm chức danh máy trưởng tàu cá hạng III.
Người có chứng chỉ máy
trưởng tàu cá hạng I, hạng II, hạng III được đảm nhiệm chức danh thợ máy.
2. Tiêu chuẩn của học
viên tham gia chương trình bồi dưỡng cấp chứng chỉ thuyền trưởng, máy trưởng,
thợ máy tàu cá:
a) Tiêu chuẩn chung: Là
công dân Việt Nam, có lý lịch rõ ràng, đủ 18 tuổi trở lên, có trình độ học vấn
và sức khoẻ phù hợp với chức danh thuyền viên đăng ký bồi dưỡng; có hồ sơ hợp
lệ, đóng học phí theo quy định;
b) Học viên tham gia
học bồi dưỡng cấp chứng chỉ thuyền viên ở hạng nào phải hoàn thành nội dung, chương
trình của hạng đó quy định tại Phụ
lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Học viên phải tham
gia học và được cấp chứng chỉ tại cơ sở bồi dưỡng có đội ngũ giảng viên có
trình độ chuyên môn, ngành nghề, chương trình bồi dưỡng phù hợp với chức danh
thuyền viên tàu cá.
4. Nội dung, chương
trình khung bồi dưỡng thuyền trưởng, máy trưởng, thợ máy tàu cá như sau:
a) Đối với trường hợp
học viên tham gia học lần đầu thì phải tham gia học đủ nội dung, số tiết học
theo khung chương trình quy định tại Mục A Phụ lục I ban hành kèm theo Thông
tư này;
b) Đối với trường hợp
học viên tham gia học nâng hạng phải tham gia học các nội dung, số tiết học
nâng hạng theo khung chương trình tại Mục B Phụ lục I ban hành kèm theo Thông
tư này.
5. Trên cơ sở chương
trình khung quy định tại khoản 4 Điều này, cơ sở bồi dưỡng xây dựng chương
trình chi tiết, giáo trình bồi dưỡng; tổ chức tuyển sinh, bồi dưỡng; thi công
nhận, cấp chứng chỉ thuyền trưởng, máy trưởng, thợ máy tàu cá theo mẫu phôi
chứng chỉ thống nhất tại Phụ lục II
ban hành kèm theo Thông tư này.”
3.
Sửa đổi, bổ sung
khoản 3 Điều 44 như sau:
“3. Chịu sự kiểm tra, hướng
dẫn về nghiệp vụ bồi dưỡng thuyền trưởng, máy trưởng, thợ máy tàu cá của Tổng
cục Thủy sản và cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền; báo cáo kết quả đào tạo
thuyền viên tàu cá về Tổng cục Thủy sản và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn các tỉnh, thành phố có đào tạo, bồi dưỡng thuyền viên tàu cá định kỳ 06
tháng trước ngày 20 tháng 6 và báo cáo hằng năm trước ngày 20 tháng 12 theo mẫu
đề cương báo cáo tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Thông
tư này.”
4.
Bổ sung khoản 4 vào
Điều 45 như sau:
“4. Trường hợp chứng
chỉ thuyền viên tàu cá bị mất, hư hỏng, sai thông tin trên chứng chỉ hoặc người
đã có chứng chỉ theo mẫu cũ có nhu cầu cấp lại thì được cơ sở bồi dưỡng thuyền
viên tàu cá xem xét cấp lại chứng chỉ theo mẫu quy định tại Thông tư này. Số
của chứng chỉ cấp lại phải ghi thêm ký hiệu CL vào sau số hiệu của chứng chỉ
(theo cấu trúc: Số hiệu……/CCTVTC/CL).”
5.
Thay thế
Phụ lục I bằng Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư này.
6.
Bổ sung
Phụ lục III bằng Phụ lục IX ban hành
kèm theo Thông tư này.
Điều 5. Sửa đổi, bổ
sung một số điều của Thông tư số 23/2018/TT- BNNPTNT ngày 15/11/2018 của Bộ
trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về đăng kiểm viên tàu cá;
công nhận cơ sở đăng kiểm tàu cá; bảo đảm an toàn kỹ thuật tàu cá, tàu kiểm
ngư; đăng ký tàu cá, tàu công vụ thủy sản; xóa đăng ký tàu cá và đánh dấu tàu
cá như sau:
1.
Sửa đổi, bổ sung
khoản 2 Điều 5 như sau:
“2. Nhiệm vụ của đăng
kiểm viên hạng III:
a) Kiểm tra, đánh giá
trạng thái kỹ thuật hằng năm các loại tàu cá, tàu công vụ thủy sản;
b) Kiểm tra, đánh giá
trạng thái kỹ thuật trên đà, định kỳ các loại tàu cá, tàu công vụ thủy sản theo
chuyên môn được đào tạo.”
2. Sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 1 và khoản 2 Điều 6 như sau:
a)
Sửa đổi, bổ sung
điểm d khoản 1 Điều 6 như sau:
“d) Đã được cấp thẻ,
dấu kỹ thuật đăng kiểm viên tàu cá hạng III và có thời gian giữ hạng liên tục
tối thiểu 36 tháng kể từ ngày được cấp thẻ đăng kiểm viên tàu cá hạng III;”
b)
Sửa đổi, bổ sung
khoản 2 Điều 6 như sau:
“2. Nhiệm vụ của đăng
kiểm viên hạng II:
a) Thẩm định thiết kế
kỹ thuật đóng mới, cải hoán, phục hồi, thiết kế thi công, thiết kế hoàn công
tàu cá, tàu công vụ thủy sản, máy móc, trang thiết bị lắp đặt lên tàu cá, tàu
công vụ thủy sản theo chuyên môn được đào tạo;
b) Kiểm tra, đánh giá
trạng thái kỹ thuật đóng mới, lần đầu, trên đà, định kỳ, cải hoán, bất thường
các loại tàu cá, tàu công vụ thủy sản;
c) Kiểm tra, giám sát
chế tạo vật liệu, máy móc và trang thiết bị lắp đặt lên tàu cá, tàu công vụ
thủy sản.”
3. Sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 1, khoản 2 Điều 7 như sau:
a)
Sửa đổi, bổ sung
điểm d khoản 1 Điều 7 như sau:
“d) Đã được cấp thẻ,
dấu kỹ thuật đăng kiểm viên tàu cá hạng II và có thời gian giữ hạng liên tục
tối thiểu 36 tháng kể từ khi được cấp thẻ đăng kiểm viên tàu cá hạng II;”
b)
Sửa đổi, bổ sung
khoản 2 Điều 7 như sau:
“2. Nhiệm vụ của đăng
kiểm viên hạng I:
Tham gia giám định kỹ
thuật, xác định nguyên nhân tai nạn đối với tàu cá, tàu công vụ thủy sản và các
nhiệm vụ quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư này.”
4.
Sửa đổi, bổ sung
khoản 4 Điều 8 như sau:
“4. Cá nhân được cấp Giấy
chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ đăng kiểm viên tàu cá theo Mẫu số 02.ĐKV Phụ lục II ban hành kèm theo Thông
tư này khi hoàn thành khóa bồi dưỡng nghiệp vụ đăng kiểm viên tàu cá và đạt yêu
cầu kiểm tra cuối khóa. Giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ đăng kiểm viên tàu
cá được cấp lại trong trường hợp bị mất, bị hỏng; cá nhân có nhu cầu cấp lại
nộp đơn đề nghị theo Mẫu số 05.ĐKV Phụ lục II
ban hành kèm theo Thông tư này về Tổng cục Thủy sản.
Trong thời hạn 05 ngày
làm việc kể từ ngày nhận được đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận bồi dưỡng
nghiệp vụ đăng kiểm viên tàu cá, Tổng cục Thủy sản cấp
lại Giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ đăng kiểm viên tàu cá theo Mẫu số 02.ĐKV Phụ lục II ban hành kèm theo
Thông tư này; trường hợp không cấp lại Giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ đăng
kiểm viên tàu cá, Tổng cục Thủy sản trả lời bằng văn
bản và nêu rõ lý do.”
5.
Sửa đổi, bổ sung
Điều 9 như sau:
“Điều 9. Cấp, cấp lại
thẻ, dấu kỹ thuật đăng kiểm viên tàu cá
1. Cơ quan có thẩm
quyền cấp, cấp lại thẻ, dấu kỹ thuật đăng kiểm viên tàu cá: Tổng
cục Thủy sản.
2. Hồ sơ cấp, cấp lại
thẻ, dấu kỹ thuật đăng kiểm viên tàu cá bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp/cấp
lại thẻ, dấu kỹ thuật đăng kiểm viên tàu cá theo Mẫu số 03.ĐKV Phụ lục II ban hành kèm theo Thông
tư này;
b) Bản sao Giấy chứng
nhận bồi dưỡng nghiệp vụ đăng kiểm viên tàu cá hạng I hoặc hạng II hoặc hạng
III (đối với trường hợp cấp lần đầu);
c) 02 ảnh màu (3 x 4
cm).
3. Trình tự thực hiện:
a) Cá nhân nộp 01 bộ hồ
sơ trực tiếp tại Tổng cục Thủy sản hoặc gửi qua dịch vụ
bưu chính hoặc qua môi trường mạng (cổng thông tin một cửa quốc gia, dịch vụ
công trực tuyến, phần mềm điện tử, email, fax) nếu có;
b) Trường hợp nộp hồ sơ
trực tiếp: Tổng cục Thủy sản kiểm tra thành phần hồ sơ
và trả lời ngay khi cá nhân đến nộp hồ sơ;
c) Trường hợp nộp hồ sơ
qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng: Trong thời hạn không quá 02
ngày làm việc, Tổng cục Thủy sản xem xét tính đầy đủ,
nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, Tổng cục Thủy sản
có văn bản thông báo rõ cho cá nhân bổ sung;
d) Trong thời hạn 12
ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ theo quy định, Tổng cục Thủy sản thẩm định, xem xét quyết định cấp thẻ,
dấu kỹ thuật đăng kiểm viên tàu cá theo Mẫu
số 04.ĐKV Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này; trường hợp không cấp, Tổng cục Thủy sản trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
đ) Tổng
cục Thủy sản trả kết quả trực tiếp tại nơi nhận hồ sơ hoặc gửi qua dịch vụ
bưu chính.
4. Thẻ đăng kiểm viên
tàu cá có thời hạn 36 tháng kể từ ngày cấp. Thẻ đăng kiểm viên được cấp lại
trong trường hợp hết hạn hoặc bị mất, bị hỏng. Trường hợp thẻ đăng kiểm viên
tàu cá hết hạn từ 24 tháng trở lên, để được cấp lại thẻ, đăng kiểm viên tàu cá
phải tham gia chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ đăng kiểm viên tàu cá và được
cấp Giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ đăng kiểm viên tàu cá.”
6.
Sửa đổi, bổ sung
khoản 2 Điều 11 như sau:
“2. Hồ sơ bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy
chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đăng kiểm tàu cá theo Mẫu số 01.CN Phụ lục III ban hành kèm theo Thông
tư này;
b) Hồ sơ quản lý chất lượng
theo tiêu chuẩn ISO 9001 hoặc tương đương.”
7.
Bổ sung khoản 5
Điều 11 như sau:
“5. Trong trường hợp vì
lý do thiên tai, dịch bệnh không thể tổ chức kiểm tra thực tế tại cơ sở theo quy
định tại điểm d khoản 3, khoản 4 Điều này thì áp dụng hình thức kiểm tra trực
tuyến; hoặc tạm hoãn hoạt động kiểm tra duy trì điều kiện cơ sở đăng kiểm tàu
cá tối đa 6 tháng.
Tổng
cục Thủy sản
hướng dẫn kỹ thuật, nghiệp vụ đánh giá trực tuyến để cấp giấy chứng nhận cơ sở
đủ điều kiện đăng kiểm tàu cá.”
8.
Sửa đổi, bổ sung
Điều 17 như sau:
“Điều 17. Cấp Giấy
chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá
1. Thẩm quyền cấp Giấy
chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá là cơ sở đăng kiểm tàu cá.
2. Hồ sơ bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy
chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá theo Mẫu số
03.BĐ Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản chụp hồ sơ thiết
kế đã được thẩm định (đối với trường hợp đóng mới, cải hoán tàu cá).
3. Trình tự thực hiện:
a) Tổ chức, cá nhân nộp
01 bộ hồ sơ trực tiếp tại cơ sở đăng kiểm tàu cá hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính
hoặc qua môi trường mạng (email, fax) nếu có;
b) Trường hợp nộp hồ sơ
trực tiếp: Cơ sở đăng kiểm tàu cá kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay khi
tổ chức, cá nhân đến nộp hồ sơ;
c) Trường hợp nộp hồ sơ
qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng: Trong thời hạn không quá 02
ngày làm việc, cơ sở đăng kiểm tàu cá xem xét tính đầy đủ, nếu hồ sơ chưa đầy
đủ theo quy định, cơ sở đăng kiểm tàu cá có văn bản thông báo rõ cho tổ chức,
cá nhân bổ sung;
d) Trong thời hạn 01
ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ theo quy định, cơ sở đăng kiểm
tàu cá thống nhất thời gian và địa điểm kiểm tra với tổ chức, cá nhân đề nghị;
đ) Cơ sở đăng kiểm tàu
cá tiến hành giám sát an toàn kỹ thuật tàu cá theo quy chuẩn kỹ thuật tàu cá và
tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật có liên quan. Đối với vật liệu, máy móc, trang
thiết bị quy định tại Phụ lục XI ban hành kèm theo Thông
tư này, theo tiến độ thi công, trước khi lắp đặt trên tàu cá, tổ chức, cá nhân đề
nghị cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá phải nộp (bản sao và xuất
trình bản chính hoặc bản sao có chứng thực để đối chiếu) Giấy chứng nhận hợp
chuẩn, hợp quy (đối với vật liệu, máy móc, trang thiết bị sản xuất trong nước)
hoặc Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, chứng nhận chất lượng (đối với vật liệu,
máy móc, trang thiết bị nhập khẩu) hoặc chứng nhận kiểm định theo quy định của
pháp luật;
e) Trường hợp máy chính
là máy thủy đã qua sử dụng không đáp ứng theo quy định tại điểm đ khoản này thì
phải được cơ sở đăng kiểm tàu cá kiểm tra, đánh giá theo Mẫu số 07.BĐ Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông
tư này;
g) Trường hợp kết quả
không đạt yêu cầu, trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành giám
sát kỹ thuật, cơ sở đăng kiểm tàu cá thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do cho tổ
chức, cá nhân; trường hợp kết quả đạt yêu cầu, trong thời hạn 03 ngày làm việc
kể từ khi hoàn thành kiểm tra, cơ sở đăng kiểm tàu cá cấp cho chủ tàu các giấy
tờ:
Biên bản kiểm tra kỹ
thuật tàu cá theo Mẫu số 04a.BĐ đến Mẫu số
04n.BĐ Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này;
Giấy chứng nhận an toàn
kỹ thuật tàu cá theo Mẫu số 05.BĐ Phụ lục VI
ban hành kèm theo Thông tư này;
Sổ đăng kiểm tàu cá đối
với trường hợp kiểm tra đóng mới, lần đầu theo Mẫu
số 06.BĐ Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này;
h) Cơ sở đăng kiểm tàu
cá trả kết quả trực tiếp tại nơi nhận hồ sơ hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính.”
9.
Sửa đổi, bổ sung
điểm e khoản 2 Điều 21 như sau:
“e) Bản sao chụp Giấy
chứng nhận an toàn kỹ thuật của tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 12 mét trở
lên.”
10. Sửa đổi, bổ sung điểm b, bổ sung điểm đ khoản 1; sửa đổi,
bổ sung điểm b, điểm c khoản 2 Điều 22 như sau:
a)
Sửa đổi, bổ sung
điểm b khoản 1 Điều 22 như sau:
“b) Thay đổi tên tàu,
hô hiệu (nếu có) hoặc các thông số của tàu nhưng không làm ảnh hưởng đến tính
năng kỹ thuật của tàu cá;”
b)
Bổ sung điểm đ vào
khoản 1 Điều 22 như sau:
“đ) Tàu đã được cấp Giấy
xác nhận đã đăng ký.”
c)
Sửa đổi, bổ sung
điểm b, điểm c khoản 2 Điều 22 như
sau:
“b) Bản chính Giấy
chứng nhận đăng ký tàu cá hoặc Giấy xác nhận đã đăng ký, Giấy chứng nhận đăng
ký tàu công vụ thủy sản cũ; trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá bị mất,
chủ tàu phải khai báo và nêu rõ lý do;
c) Bản sao chụp Giấy
chứng nhận an toàn kỹ thuật của tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 12 mét trở
lên;”
11.
Sửa đổi
điểm c khoản 2 Điều 23 như sau:
“c) Bản sao có chứng
thực các giấy tờ đối với tàu nhập khẩu, thuê tàu trần từ nước ngoài về cảng đầu
tiên của Việt Nam, gồm: Văn bản cho phép nhập khẩu hoặc thuê tàu trần, hợp đồng
đóng tàu và thanh lý hợp đồng đóng tàu đối với tàu đóng mới, giấy chứng nhận an
toàn kỹ thuật hoặc giấy chứng nhận phân cấp còn hiệu lực từ 06 tháng trở lên do
tổ chức đăng kiểm nước có tàu cấp;”
12.
Sửa đổi, bổ sung
điểm d khoản 2 Điều 24 như sau:
“d) Trong thời hạn 03 ngày
làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ theo quy định, cơ quan có thẩm
quyền quy định tại khoản 1 Điều 21 Thông tư này cấp Giấy chứng nhận xóa đăng ký
tàu cá theo Mẫu số 11.ĐKT Phụ lục VII ban
hành kèm theo Thông tư này; bàn giao Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá cũ đã cắt
góc phía trên bên phải và hồ sơ đăng ký gốc của tàu cho chủ tàu. Trường hợp
không cấp Giấy chứng nhận xóa đăng ký tàu cá, tàu công vụ thủy sản cơ quan có
thẩm quyền trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;”
13.
Sửa đổi, bổ sung
khoản 2 Điều 26 như sau:
“2. Hằng năm xây dựng
kế hoạch, tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ đăng kiểm viên tàu cá và thông báo trên
trang thông tin điện tử Tổng cục Thủy sản; Tổ chức tập
huấn nghiệp vụ, cập nhật các văn bản quy phạm pháp luật, các quy định, tiêu
chuẩn, quy chuẩn có liên quan.”
14.
Sửa đổi, bổ sung
khoản 1 Điều 28 như sau:
“1. Vào Sổ quản lý kỹ
thuật tàu cá, tàu công vụ thủy sản theo Mẫu số
02.BC Phụ lục X ban hành kèm theo Thông tư này trước khi cấp Gi ấy chứng
nhận an toàn kỹ thuật tàu cá, tàu công vụ thủy sản; nhập dữ liệu tàu cá, tàu
công vụ thủy sản đã được đăng kiểm vào phần mềm cơ sở dữ liệu nghề cá quốc gia
“VNFISHBASE”theo quy định.”
15.
Bổ sung khoản 4 vào
Điều 32 như sau:
“4. Trường hợp đối với
máy chính là máy thủy đã qua sử dụng đã được lắp đặt xuống tàu cá trước thời điểm
Thông tư này có hiệu lực thi hành thì phải được cơ sở đăng kiểm tàu cá kiểm
tra, đánh giá theo quy định tại điểm e khoản 3 Điều 17 Thông tư này;
trường hợp vật liệu, máy móc, trang thiết bị quy định tại Phụ lục XI ban hành kèm theo Thông tư này không có giấy
chứng nhận xuất xứ hàng hóa, giấy chứng nhận chất lượng hoặc giấy chứng nhận
hợp chuẩn, hợp quy, trước khi lắp đặt trên tàu cá, chủ tàu cá phải thực hiện
kiểm định theo quy định của pháp luật. Việc kiểm định đối với vật liệu, máy
móc, trang thiết bị trước khi sử dụng, lắp đặt theo quy định được thực hiện từ
ngày 01 tháng 04 năm 2023.”
16.
Bãi bỏ các
điểm b, c và đ khoản 1 Điều 5; điểm b và điểm
c khoản 1 Điều 6; điểm b và điểm c khoản 1 Điều 7.
17.
Thay thế cụm từ “tàu kiểm ngư” tại Thông tư bằng cụm từ “tàu công vụ thủy sản”.
18.
Thay thế
Phụ lục I bằng Phụ lục X ban hành kèm theo Thông
tư này; thay thế Phụ lục II
bằng Phụ lục XI ban
hành kèm theo Thông tư này; thay thế Phụ lục III bằng Phụ lục XII ban hành kèm theo Thông tư này; thay thế Phụ lục IV bằng Phụ lục XIII ban hành kèm theo Thông tư này; thay thế Phụ lục V bằng Phụ lục XIV ban hành kèm theo Thông tư này; thay thế Phụ lục VI bằng Phụ lục XV ban hành kèm theo Thông tư này; thay thế Phụ lục VII bằng Phụ lục XVI ban hành
kèm theo Thông tư này; thay thế Phụ
lục X bằng Phụ lục XVII ban hành kèm theo Thông tư này.
19.
Bổ sung
Phụ lục XI bằng Phụ lục XVIII ban
hành kèm theo Thông tư này.
Điều 6. Sửa đổi, bổ
sung một số điều của Thông tư số 24/2018/TT- BNNPTNT ngày 15/11/2018 của Bộ
trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định việc cập nhật, khai thác
và quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về thủy sản như sau:
1.
Sửa đổi, bổ sung
khoản 3 Điều 6 như sau:
“3. Dữ liệu về giấy
phép khai thác thủy sản: Số đăng ký tàu cá; chiều dài lớn nhất; tổ chức, cá
nhân được cấp phép; số giấy phép, ngày cấp, ngày hết hạn, nghề, vùng khai thác
và cảng đăng ký, sản lượng cho phép khai thác.”
2.
Bổ sung khoản 20 vào
Điều 6 như sau:
“20. Dữ liệu về giám
sát hành trình tàu cá:
a) Số đăng ký tàu cá;
b) Chủ tàu: Họ và tên;
số căn cước công dân; địa chỉ; số điện thoại;
c) Đơn vị cung cấp dịch
vụ;
d) Mã nhận dạng thiết
bị;
đ) Mã kẹp chì.”
3.
Bổ sung điểm đ vào
khoản 9 Điều 7 như sau:
“đ) Thông tin về dữ
liệu sinh học nghề cá: chiều dài, khối lượng, giới tính, tuyến sinh dục của cá
thể các nhóm thuỷ sản thương phẩm.”
4.
Bổ sung khoản 10 vào
Điều 7 như sau:
“10. Dữ liệu về giám
sát viên trên tàu cá: danh sách giám sát viên, nghề thực hiện giám sát, số
lượng chuyến biển giám sát hằng năm.”
5. Sửa đổi, bổ sung khoản 5; điểm a, điểm b khoản 6 Điều 10 như sau:
a)
Sửa đổi, bổ sung
khoản 5 Điều 10 như sau:
“5. Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức thực
hiện việc cập nhật dữ liệu quy định tại điểm b khoản 1, điểm a khoản 2, khoản 3
và điểm b khoản 4 Điều 5; điểm a khoản 1, điểm b khoản 2, khoản 3, 4, 5, 6, 7,
11, 12, 13, 18 và 19 Điều 6; khoản 2, 3, 4, 7 và 9 Điều 7; Điều 9 Thông tư này.”
b)
Sửa đổi, bổ sung
điểm a, điểm b khoản 6 Điều 10 như
sau:
“a) Cập nhật theo tuần
(thứ 6 hằng tuần): Điểm c khoản 3; điểm b, c khoản 4 Điều 5;
b) Cập nhật theo tháng
(trước ngày 20 hằng tháng): Điểm a, b, c khoản 1, điểm a khoản 2; điểm a, b, d,
đ khoản 3, điểm a, d khoản 4 và khoản 5 Điều 5; khoản 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11,
12, 13, 14, 15, 16, 17, 18 và 19 Điều 6; khoản 7 và 9 Điều 7; Điều 8 và Điều 9 Thông
tư này;”
6.
Bổ sung khoản 5a vào sau khoản 5 Điều 10 như sau:
“5a. Đơn vị cung cấp
thiết bị giám sát hành trình tàu cá, Cơ sở đăng kiểm tàu cá cập nhật dữ liệu
như sau:
a) Đơn vị cung cấp
thiết bị giám sát hành trình tàu cá tổ chức thực hiện việc cập nhật dữ liệu quy
định tại điểm a, b, c, d và đ khoản 20 Điều 6 Thông tư này vào cơ sở dữ liệu
của đơn vị cung cấp và tích hợp vào cơ sở dữ liệu giám sát tàu cá Trung ương
khi có sự thay đổi ngay sau khi có sự xác nhận của Cơ quan quản lý nhà nước
chuyên ngành thủy sản. Cập nhật dữ liệu vào thời điểm khi lắp mới thiết bị giám
sát hành trình tàu cá hoặc khi thay đổi thiết bị, tàu cá, chủ tàu;
b) Cơ sở đăng kiểm tàu
cá thực hiện cập nhật dữ liệu theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 6 Thông tư này.”
7.
Bổ sung điểm d, điểm đ vào khoản 6 Điều 10 như sau:
“d) Cập nhật ngay khi
có phát sinh dữ liệu quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 6 Thông tư này;
đ) Cập nhật tối đa sau
24 giờ khi có phát sinh dữ liệu tại điểm a, b, c, d và đ khoản 20 Điều 6 Thông
tư này.”
8.
Sửa đổi, bổ sung
điểm g khoản 2 Điều 11 như sau:
“g) Thông tin về đăng
kiểm tàu cá; hạn ngạch khai thác thủy sản; giấy phép khai thác thủy sản; cảng
cá, khu neo đậu tránh trú bão; xác nhận nguyên liệu thủy sản khai thác; chứng
nhận nguồn gốc thủy sản khai thác; đào tạo, bồi dưỡng lao động khai thác thủy
sản; cơ sở đóng mới, cải hoán tàu cá; cơ sở đăng kiểm tàu cá, đăng kiểm viên
tàu cá; tàu cá khai thác thủy sản bất hợp pháp; dự báo ngư trường khai thác
thủy sản; chứng nhận an toàn thực phẩm cho tàu cá và cảng cá; giám sát hành
trình tàu cá;”
Điều 7. Sửa đổi, bổ
sung một số điều của Thông tư số 25/2018/TT- BNNPTNT ngày 15/11/2018 của Bộ
trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định trình tự, thủ tục đánh giá
rủi ro, cấp phép nhập khẩu thủy sản sống như sau:
1.
Bổ sung điểm e vào
khoản 2 Điều 5 như sau:
“e) Trường hợp giấy
phép bị mất hoặc bị hỏng hoặc có thay đổi thông tin nhà xuất khẩu, cửa khẩu
nhập, kích cỡ loài thủy sản, địa chỉ của tổ chức, cá nhân nhập khẩu trên Giấy
phép thì tổ chức, cá nhân nộp đơn đề nghị theo Mẫu số 01 Phụ lục ban hành kèm
theo Thông tư này đến Tổng cục Thủy sản theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 5
Thông tư này. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn đề nghị,
Tổng cục Thủy sản cấp lại giấy phép theo Mẫu số 06 Phụ lục ban hành kèm
theo Thông tư này. Trường hợp không cấp lại giấy phép, Tổng cục Thủy sản phải
trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.”
2. Sửa đổi, bổ sung một
số điểm, khoản của Điều 6 như sau:
a)
Sửa đổi, bổ sung
điểm c khoản 1 như sau:
“c) Bản chính Báo cáo
kết quả nhập khẩu, vận chuyển, nuôi giữ thủy sản sống trong 12 tháng tính đến
thời điểm nộp hồ sơ theo Mẫu số 04
Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này; bản sao biên bản kiểm tra của cơ quan
quản lý nhà nước về thủy sản theo Mẫu
số 07 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này (áp dụng đối với trường hợp tổ
chức, cá nhân có hoạt động nhập khẩu bất kỳ thủy sản sống từ lần thứ hai trở
đi).”
b)
Bổ sung điểm c vào
khoản 4 như sau:
“c) Trường hợp giấy
phép bị mất hoặc bị hỏng hoặc có thay đổi thông tin nhà xuất khẩu, cửa khẩu
nhập, kích cỡ loài thủy sản, địa chỉ của tổ chức, cá nhân nhập khẩu trên Giấy
phép thì tổ chức, cá nhân thực hiện theo quy định tại điểm e khoản 2 Điều 5 Thông
tư này.”
3.
Sửa đổi, bổ sung
khoản 3 Điều 9 như sau:
“3. Đánh giá rủi ro dựa
trên: Các nội dung theo quy định tại Điều 8 Thông tư này và quy định pháp lý có
liên quan của Việt Nam; các công trình khoa học có liên quan đến thủy sản sống
nhập khẩu được công bố trên các tạp chí khoa học có uy tín của Việt Nam, nước
ngoài (tài liệu được cấp mã số chuẩn quốc tế cho xuất bản phẩm nhiều kỳ hoặc mã
số tiêu chuẩn quốc tế cho sách, tài liệu công bố chính thức của Tổ chức Nông
lương Liên Hợp quốc hoặc các tài liệu có giá trị tương đương); cảnh báo của cơ
quan có thẩm quyền của quốc gia, tổ chức quốc tế có liên quan đến thủy sản sống
nhập khẩu, hồ sơ do tổ chức, cá nhân đề nghị đánh giá rủi ro cung cấp.”
4.
Sửa đổi, bổ sung
khoản 2 Điều 12 như sau:
“2. Cơ quan kiểm dịch
thủy sản sống nhập khẩu có trách nhiệm:
a) Gửi thông tin về tên
loài, số lượng thủy sản sống nhập khẩu theo từng doanh nghiệp đến Tổng cục Thủy
sản trước ngày 25 hằng tháng;
b) Gửi thông tin về kết
quả kiểm dịch lô hàng đến cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh trong
thời hạn 05 ngày làm việc kể từ thời điểm có kết quả kiểm dịch.”
5.
Thay thế
Mẫu số 01 Phụ lục bằng Mẫu số 01 Phụ lục XIX ban
hành kèm theo Thông tư này; Thay thế Mẫu số 06 Phụ lục bằng Mẫu số 02 Phụ lục XIX ban hành kèm theo Thông tư này; Thay thế Mẫu số 04 Phụ lục bằng Mẫu số 03 Phụ lục XIX ban hành kèm theo Thông tư này; Thay thế Mẫu số 08 Phụ lục bằng Mẫu số 04 Phụ lục XIX ban hành kèm theo Thông tư này; Thay thế
Mẫu số 09 Phụ lục bằng Mẫu số 05 Phụ lục XIX ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 8. Sửa đổi, bổ
sung một số điều của Thông tư số 26/2018/TT- BNNPTNT ngày 15/11/2018 của Bộ
trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về quản lý giống thủy
sản, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản như sau:
1.
Sửa đổi, bổ sung
Điều 7 như sau:
“Điều 7. Kiểm tra chất lượng
giống thủy sản, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản
lưu thông trên thị trường
1. Cơ quan kiểm tra:
Tổng cục Thủy sản, Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh, cơ quan khác
có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
2. Việc kiểm tra chất
lượng giống thủy sản, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng
thủy sản lưu thông trên thị trường thực hiện theo quy định tại Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và văn bản hướng
dẫn, quy định chi tiết về kiểm tra chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị
trường.
3. Sai số cho phép
trong phân tích chất lượng thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi
trồng thủy sản theo quy định tại Phụ
lục III ban hành kèm theo Thông tư này.”
2. Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 10 như sau:
a)
Sửa đổi, bổ sung
điểm a khoản 1 như sau:
“a) Thời hạn sử dụng
tối đa 140 ngày kể từ ngày nhập khẩu đối với tôm bố mẹ nhập khẩu đạt khối lượng
tối thiểu 40 g/con đối với tôm đực, 45 g/con đối với tôm cái;”
b)
Sửa đổi, bổ sung
điểm a khoản 2 như sau:
“a) Thời hạn sử dụng
tối đa 80 ngày kể từ ngày nhập khẩu đối với tôm sú bố mẹ nhập khẩu đạt khối
lượng tối thiểu 100 g/con đối với tôm đực, 120 g/con đối với tôm cái;”
3.
Sửa đổi, bổ sung
khoản 2 và khoản 3 Điều 13 như
sau:
“2. Thông tin thức ăn
thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản nhập khẩu, gồm: Thông
tin về cơ sở sản xuất, địa điểm và điều kiện sản xuất; thông tin tiêu chuẩn
công bố áp dụng theo Phụ lục V
ban hành kèm theo Thông tư này; thông tin công bố hợp quy; nhãn của sản phẩm
(bản sao chụp màu nhãn gốc và nhãn bằng tiếng Việt); Giấy chứng nhận lưu hành
tự do (Certificate of free sale) còn hiệu lực (không áp dụng đối với nguyên
liệu sản xuất thức ăn thuỷ sản); kết quả kiểm tra chất lượng khi nhập khẩu.
3. Sau khi nhận đầy đủ
thông tin theo khoản 1 và khoản 2 Điều này, hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về
thủy sản tự động cấp mã số tiếp nhận cho cơ sở để thể hiện trên nhãn hoặc bao
bì sản phẩm hoặc trên tài liệu kèm theo sản phẩm để phục vụ quản lý và truy
xuất nguồn gốc. Mã số tiếp nhận gồm 2 phần: AA- BBBBBB, trong đó:
a) AA: Mã số để phân
loại thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản: 01 là mã
thức ăn thủy sản; 02 là mã sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản; 03 là
mã sản phẩm sử dụng cả 02 mục đích làm thức ăn thủy sản và xử lý môi trường
nuôi trồng thủy sản;
b) BBBBBB: Số thứ tự
sản phẩm thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản được
cấp theo thứ tự từ 000001 đến 999999.”
4.
Sửa đổi, bổ sung
điểm đ khoản 1 Điều 15 như sau:
“đ) Xây dựng, quản lý,
sử dụng phần mềm quản lý giống thuỷ sản, thức ăn thuỷ sản, sản phẩm xử lý môi
trường nuôi trồng thuỷ sản trên phạm vi toàn quốc; quản lý tài khoản truy cập
và phân quyền sử dụng cho các đơn vị trực thuộc, cơ quan quản lý thuỷ sản cấp
tỉnh theo phân công, phân cấp theo quy định; quản lý tài khoản truy cập của tổ
chức, cá nhân sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu giống thuỷ sản, thức ăn thuỷ sản,
sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thuỷ sản.”
5.
Thay thế
Phụ lục II bằng Phụ lục XX ban hành kèm theo Thông
tư này; thay thế Phụ lục IV
bằng Phụ lục XXI ban
hành kèm theo Thông tư này; thay thế Phụ lục V bằng Phụ lục XXII ban
hành kèm theo Thông tư này.
Điều 9. Sửa đổi, bổ
sung Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 11/2021/TT-BNNPTNT ngày 20/9/2021
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành bảng mã số HS đối
với danh mục hàng hóa thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn và danh mục hàng hóa xuất, nhập khẩu phải kiểm tra chuyên
ngành trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn như sau:
Thay thế Phần A Mục 16 Phụ lục I ban
hành kèm theo Thông tư số 11/2021/TT-BNNPTNT ngày 20 tháng 9 năm 2021 của Bộ
trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành bảng mã số HS đối với
danh mục hàng hóa thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn và danh mục hàng hóa xuất, nhập khẩu phải kiểm tra chuyên ngành
trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn bằng Phụ
lục XXIII ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều
10. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu
lực thi hành từ ngày 04 tháng 3 năm 2022.
2. Thông tư số
13/2020/TT-BNNPTNT ngày 09/11/2020 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số
21/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/11/2018 quy định ghi, nộp báo cáo, nhật ký khai thác
thủy sản; công bố cảng cá chỉ định xác nhận nguồn gốc thủy sản từ khai thác; danh
sách tàu cá khai thác thủy sản bất hợp pháp; xác nhận nguyên liệu, chứng nhận
nguồn gốc thủy sản khai thác hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Thông tư này có
hiệu lực thi hành.
3. Trong quá trình thực
hiện, nếu có vấn đề phát sinh hoặc vướng mắc, các tổ chức, cá nhân kịp thời báo
cáo về Tổng cục Thuỷ sản để tổng hợp, báo cáo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn xem xét, quyết định./.
Nơi nhận:
-
Thủ tướng Chính phủ;
- Các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Tổng kiểm toán nhà nước;
- UBND, Sở NN&PTNT các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Công báo Chính phủ; Cổng thông tin điện tử CP; Cơ sở dữ liệu quốc gia về
văn bản pháp luật;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- Bộ NN&PTNT: Bộ trưởng, các Thứ trưởng, các đơn vị
thuộc Bộ; Cổng thông tin điện tử Bộ;
- Lưu: VT, TCTS.
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Phùng Đức Tiến
|
PHỤ
LỤC I
(Ban
hành kèm theo Thông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Bộ
trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Mẫu số 01: Mẫu dự án
thành lập khu bảo tồn biển.
Mẫu số 02: Mẫu quyết
định thành lập khu bảo tồn biển.
Mẫu số 03: Mẫu báo cáo
thuyết minh dự án điều chỉnh ranh giới, diện tích khu bảo tồn biển.
Mẫu số 04: Mẫu quyết
định điều chỉnh ranh giới, diện tích khu bảo tồn biển.
Mẫu số 01
MẪU DỰ ÁN THÀNH LẬP KHU BẢO TỒN BIỂN
GIỚI
THIỆU CHUNG
1. Đặt vấn đề, giới
thiệu tính cấp thiết phải thành lập khu bảo tồn biển
2. Căn cứ pháp lý
3. Căn cứ khoa học
CHƯƠNG
I
ĐẶC
ĐIỂM ĐỊA LÝ, MÔI TRƯỜNG, TÀI NGUYÊN SINH VẬT
1. Đặc điểm địa lý
2. Đặc điểm khí hậu -
thủy văn
3. Đặc điểm hiện trạng
môi trường
4. Đặc điểm hệ sinh
thái
5. Đặc điểm nguồn lợi
và giá trị đa dạng sinh học
6. Đặc điểm các giá trị
văn hóa - lịch sử liên quan đến khu bảo tồn biển
CHƯƠNG
II
ĐẶC
ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI
1. Dân số, giáo dục và
y tế
2. Các hoạt động kinh
tế của cộng đồng địa phương
3. Vai trò của địa
phương trong công tác bảo tồn
CHƯƠNG
III
CHÍNH
SÁCH VÀ NĂNG LỰC CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG
1. Chính sách, thể chế
của địa phương có liên quan đến bảo tồn
2. Mức độ ưu tiên và cam
kết hỗ trợ khu bảo tồn biển
3. Năng lực cán bộ quản
lý về bảo tồn biển và yêu cầu đào tạo
CHƯƠNG
IV
CÁC
YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KHU BẢO TỒN BIỂN
1. Tác động của các
hoạt động kinh tế của cộng đồng địa phương
2. Các vấn đề ngoại
cảnh tác động đến khu bảo tồn biển
2.1. Các ngành kinh tế
trong khu vực
2.2. Các dự án đang và
sẽ thực hiện
2.3. Các tác động tự
nhiên của vùng ven bờ
3. Các tác động khác
CHƯƠNG
V
MỤC
TIÊU, PHẠM VI , PHÂN KHU CHỨC NĂNG
1. Tên khu bảo tồn biển
2. Kiểu loại khu bảo
tồn biển
3. Mục tiêu bảo tồn đa
dạng sinh học trong khu bảo tồn biển
3.1. Mục tiêu chung
3.2. Mục tiêu cụ thể
4. Phạm vi địa lý: vị
trí địa lý, ranh giới, diện tích khu bảo tồn biển
5. Phân khu chức năng
và vùng đệm trong khu bảo tồn biển
CHƯƠNG
VI
CƠ
CẤU TỔ CHỨC VÀ NHÂN SỰ CỦA KHU BẢO TỒN BIỂN
CHƯƠNG
VII
PHƯƠNG
ÁN PHỤC HỒI HỆ SINH THÁI TỰ NHIÊN VÀ CHUYỂN ĐỔI SINH KẾ
1. Phương án phục hồi
hệ sinh thái tự nhiên
2. Phương án chuyển đổi
sinh kế cho các hộ gia đình, cá nhân có hoạt động khai thác, nuôi trồng thủy
sản liên quan đến khu bảo tồn biển
Chương
VIII
CÁC
CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ
1. Chương trình bảo tồn
2. Chương trình xây
dựng cơ sở hạ tầng
3. Chương trình phát triển
cộng đồng
4. Chương trình giáo
dục môi trường kết hợp với du lịch sinh thái
5. Chương trình nghiên
cứu khoa học
6. Chương trình phục
hồi hệ sinh thái và các loài nguy cấp
7. Chương trình đào tạo
nâng cao năng lực
Chương
IX
ĐÁNH
GIÁ HIỆU QUẢ CỦA KHU BẢO TỒN BIỂN
1. Hiệu quả về bảo tồn
2. Hiệu quả về kinh tế
3. Hiệu quả về xã hội
Chương
X
TÀI
CHÍNH CỦA KHU BẢO TỒN BIỂN
Chương
XI
TỔ
CHỨC THỰC HIỆN
Mẫu số 02
MẪU QUYẾT ĐỊNH THÀNH LẬP KHU BẢO TỒN
BIỂN CẤP TỈNH
ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH/THÀNH PHỐ (1)
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
........../QĐ-..(2)....
|
.....(3)........,
ngày.......tháng.....năm ......
|
QUYẾT
ĐỊNH
Về
việc phê duyệt thành lập Khu bảo tồn biển........(4)............
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN
DÂN TỈNH/THÀNH PHỐ……(1)………
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19
tháng 5 năm 2015;
Căn cứ Luật Đa dạng sinh học ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Luật Thuỷ sản ngày 21 tháng 11 năm 2017;
Căn cứ Nghị định số
65/2010/NĐ-CP ngày 11/6/2010 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành một số điều của
Luật Đa dạng sinh học;
Căn cứ Nghị định số
…./…../NĐ-CP ngày … tháng …. năm của Chính phủ về quy định chi tiết một số điều
và biện pháp thi hành Luật Thủy sản;
Căn cứ Thông tư số
…/2018/TT-BNNPTNT ngày … tháng …. năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn hướng dẫn về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản;
Xét đề nghị của…(5)…
tại Tờ trình số…./TTr-… ngày… tháng… năm …
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thành lập Khu bảo tồn
biển…..(4)….., gồm những nội dung sau:
1. Tên gọi:
- Tên tiếng Việt: Khu
bảo tồn biển....(4)......;
- Tên tiếng Anh: ......;
2. Loại hình khu bảo
tồn:…(6)…..
3. Mục tiêu, đối tượng
bảo tồn.
4. Phạm vi, quy mô khu
bảo tồn:
a) Phạm vi khu bảo tồn:
b) Tọa độ khu bảo tồn:
- Kinh độ:
- Vĩ độ:
c) Tổng diện tích:
d) Các phân khu chức
năng (ghi rõ tọa độ và diện tích):
- Phân khu bảo vệ
nghiêm ngặt;
- Phân khu phục hồi
sinh thái;
- Phân khu dịch vụ -
hành chính;
đ) Vùng đệm (ghi rõ tọa
độ và diện tích).
(Bản đồ kèm theo)
5. Chương trình, dự án
đầu tư
- Dự án đầu tư xây dựng
kết cấu hạ tầng thiết yếu.
- Chương trình, dự án
truyền thông, chuyển đổi sinh kế và phát triển cộng đồng.
- Chương trình, dự án
phục hồi hệ sinh thái.
- Chương trình nghiên
cứu khoa học, giáo dục.
- Chương trình, dự án khác
(nếu có).
6. Cơ cấu tổ chức của
Ban quản lý khu bảo tồn biển.
7. Nội dung khác (nếu
có).
Điều 2. Tổ chức thực hiện
Điều 3. Quyết định này có hiệu
lực kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban
nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Nội vụ, Kế
hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Tài chính, Giao thông vận tải, Văn
hóa, Thể thao và Du lịch; Chỉ huy trưởng: Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy
Bộ đội Biên phòng tỉnh; thủ trưởng các đơn vị có liên quan và Chủ tịch Ủy ban
nhân dân huyện...(7).... và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi
hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
-
Như Điều 4;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ NN&PTNT;
- Các Bộ, ngành có liên quan;
- TT Tỉnh ủy, TT HĐND tỉnh (báo cáo);
- CT, các PCT UBND;
- ...........
- Lưu VT,...(8)…. (9).
|
CHỦ TỊCH
|
Ghi chú:
(1) Tên cơ quan, tổ
chức xây dựng văn bản. Trường hợp có cơ quan cấp trên trực tiếp thì ghi tên cơ
quan cấp trên trực tiếp ở trên tên cơ quan, tổ chức trình văn bản.
(2) Chữ viết tắt tên cơ
quan, tổ chức xây dựng văn bản.
(3) Địa danh.
(4) Tên khu bảo tồn
biển.
(5) Tên cơ quan đề nghị
thành lập khu bảo tồn biển cấp tỉnh.
(6) Loại hình khu bảo
tồn biển: Vườn quốc gia; khu dự trữ thiên nhiên; khu bảo tồn loài - sinh cảnh;
khu bảo vệ cảnh quan.
(7) Tên địa phương cấp
huyện có khu bảo tồn biển.
(8) Chữ viết tắt tên
đơn vị chủ trì lập đề nghị và số lượng bản lưu (nếu cần).
(9) Ký hiệu người đánh
máy, nhân bản và số lượng bản phát hành (nếu cần).
Mẫu số 03
MẪU BÁO CÁO THUYẾT MINH DỰ ÁN ĐIỀU CHỈNH
RANH GIỚI, DIỆN TÍCH KHU BẢO TỒN BIỂN
Phần I. SỰ CẦN THIẾT
I. GIỚI THIỆU TÍNH CẤP
THIẾT PHẢI ĐIỀU CHỈNH RANH GIỚI, DIỆN TÍCH KHU BẢO TỒN BIỂN
II. CĂN CỨ PHÁP LÝ, CĂN
CỨ THỰC TIỄN
1. Căn cứ pháp lý
2. Căn cứ thực tiễn
III. PHÂN TÍCH, ĐÁNH
GIÁ BỔ SUNG ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI, MÔI TRƯỜNG, TÀI NGUYÊN SINH
VẬT
1. Phân tích, đánh giá
bổ sung điều kiện tự nhiên, các nguồn tài nguyên và thực trạng môi trường
2. Phân tích, đánh giá
bổ sung thực trạng phát triển kinh tế - xã hội
IV. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ
KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC MỤC TIÊU CỦA KHU BẢO TỒN BIỂN (TỪ KHI THÀNH LẬP ĐẾN THỜI ĐIỂM
ĐỀ XUẤT ĐIỀU CHỈNH)
1. Phân tích, đánh giá
kết quả thực hiện các mục tiêu bảo tồn trong thời kỳ trước
2. Phân tích, đánh giá
những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân trong thực hiện các mục tiêu bảo tồn
trong thời kỳ trước
3. Bài học kinh nghiệm
trong việc thực hiện mục tiêu bảo tồn trong thời gian tới
PHẦN II. PHƯƠNG ÁN ĐIỀU
CHỈNH RANH GIỚI, DIỆN TÍCH KHU BẢO TỒN BIỂN
I. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU,
NHIỆM VỤ
1. Quan điểm điều chỉnh
2. Mục tiêu điều chỉnh
3. Nhiệm vụ
II. PHƯƠNG ÁN ĐIỀU CHỈNH
RANH GIỚI, DIỆN TÍCH KHU BẢO TỒN BIỂN
1. Về vị trí, tọa độ
địa lý
2. Về diện tích
3. Các phân khu chức
năng
III. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG
CỦA PHƯƠNG ÁN ĐIỀU CHỈNH RANH GIỚI, DIỆN TÍCH KHU BẢO TỒN BIỂN
1. Đánh giá tác động
của phương án điều chỉnh ranh giới, diện tích khu bảo tồn biển đến nguồn tài
nguyên thiên nhiên
2. Đánh giá tác động
của phương án điều chỉnh ranh giới, diện tích khu bảo tồn biển đến kinh tế - xã
hội của địa phương
3. Đánh giá tác động
của phương án điều chỉnh ranh giới, diện tích đến công tác quản lý
IV. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN
NGHỊ./.
Mẫu số 04
MẪU QUYẾT ĐỊNH ĐIỀU CHỈNH RANH GIỚI,
DIỆN TÍCH KHU BẢO TỒN BIỂN
ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH/THÀNH PHỐ (1)
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
........../QĐ-..(2)....
|
.....(3)........,
ngày.......tháng.....năm ......
|
QUYẾT
ĐỊNH
Về
việc phê duyệt điều chỉnh ranh giới, diện tích khu bảo tồn
biển........(4)............
CHỦ
TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH/THÀNH PHỐ……(1)………
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19
tháng 5 năm 2015;
Căn cứ Luật Đa dạng sinh học ngày 20 tháng 11 năm
2018;
Căn cứ Luật Thuỷ sản ngày 21 tháng 11 năm 2017;
Căn cứ Nghị định số
65/2010/NĐ-CP ngày 11/6/2010 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành một số điều của
Luật Đa dạng sinh học;
Căn cứ Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 8 tháng 3 năm 2019 của Chính
phủ về quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản;
Căn cứ Thông tư ……………..
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn về bảo vệ và
phát triển nguồn lợi thủy sản;
Căn cứ……(quyết định thành
lập khu bảo tồn biển…..);
Xét đề nghị của…(5)…
tại Tờ trình số…./TTr-… ngày… tháng… năm …
QUYẾT
ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt điều chỉnh
diện tích, ranh giới khu bảo tồn biển…..(4)….., gồm những nội dung sau:
1. Mục tiêu, nhiệm vụ
của việc điều chỉnh diện tích, ranh giới:
2. Vị trí, tọa độ địa
lý Khu bảo tồn biển……(4)…..sau khi điều chỉnh
a) Vị trí địa lý:
b) Tọa độ khu bảo tồn:
Kinh độ: Vĩ độ:
3. Diện tích Khu bảo
tồn……(4)…….. sau khi điều chỉnh là:……ha.
4. Các phân khu chức
năng như sau:
- Phân khu bảo vệ
nghiêm ngặt:
- Phân khu phục hồi
sinh thái:
- Phân khu dịch vụ -
hành chính:
5. Vùng đệm (ghi rõ tọa
độ và diện tích), (Bản đồ kèm theo)
Điều 2. Tổ chức thực hiện
Điều 3. Quyết định này có hiệu
lực kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban
nhân dân tỉnh, thành phố; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
Nội vụ, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Tài chính, Giao thông vận
tải, Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Chỉ huy trưởng: Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ
Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, thành phố; thủ trưởng các đơn vị có liên quan;
Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện...(6).... và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu
trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
-
Như Điều 4;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ NN&PTNT;
- Các Bộ, ngành có liên quan;
- TT Tỉnh ủy, thành ủy; TT HĐND tỉnh, thành phố (báo cáo);
- CT, các PCT UBND;
- ...........
- Lưu VT,...(7)…. (8).
|
CHỦ TỊCH
|
Ghi chú:
(1) Tên cơ quan, tổ
chức xây dựng văn bản. Trường hợp có cơ quan cấp trên trực tiếp thì ghi tên cơ
quan cấp trên trực tiếp ở trên tên cơ quan, tổ chức trình văn bản.
(2) Chữ viết tắt tên cơ
quan, tổ chức xây dựng văn bản.
(3) Địa danh.
(4) Tên khu bảo tồn
biển.
(5) Tên cơ quan đề nghị
điều chỉnh ranh giới, diện tích khu bảo tồn biển.
(6) Tên địa phương cấp
huyện có khu bảo tồn biển.
(7) Chữ viết tắt tên
đơn vị chủ trì lập đề nghị và số lượng bản lưu (nếu cần).
(8) Ký hiệu người đánh
máy, nhân bản và số lượng bản phát hành (nếu cần).
PHỤ
LỤC II
DANH MỤC NGHỀ, NGƯ CỤ CẤM SỬ DỤNG KHAI THÁC
THỦY SẢN
(Ban
hành kèm theo Thông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Bộ
trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
1. Nghề, ngư cụ cấm sử
dụng khai thác thủy sản
TT
|
Nghề,
ngư cụ cấm
|
Phạm
vi
|
1
|
Nghề lưới kéo (trừ
lưới kéo moi/ruốc)
|
Vùng ven bờ; vùng nội
địa
|
2
|
Nghề lồng xếp (lờ
dây, bát quái, dớn, lừ)
|
Vùng ven bờ; vùng nội
địa
|
3
|
Nghề kết hợp ánh sáng
(trừ nghề câu tay mực)
|
Vùng ven bờ
|
4
|
Các nghề: đáy; xăm;
chấn; xiệp; xịch; te, xẻo kết hợp với tàu có gắn động cơ.
|
Vùng ven bờ; vùng nội
địa
|
5
|
Nghề cào đáy bằng
khung sắt có kết hợp với tàu, máy kéo, bơm thổi (cào lươn, cào nhuyễn thể,
banh lông).
|
Vùng lộng; vùng ven
bờ; vùng nội địa
|
Ghi chú: Nghề lưới kéo
khai thác ở vùng nội địa; Nghề chấn; Nghề te, xẻo kết hợp với tàu có gắn động
cơ khai thác tại vùng ven bờ, vùng nội địa; Nghề cào đáy bằng khung sắt kết hợp
với tàu có gắn động cơ (cào lươn, cào nhuyễn thể, banh lông) khai thác ở vùng
nội địa, vùng ven bờ, vùng lộng cấm hoạt động từ ngày 01/01/2023.
2. Quy định kích thước
mắt lưới tối thiểu tại bộ phận tập trung thủy sản đối với ngư cụ khai thác
nguồn lợi thủy sản ở vùng biển
TT
|
Tên
loại ngư cụ
|
Kích
thước mắt lưới quy định (2a (mm))
|
1
|
Rê trích
|
28
|
2
|
Rê thu ngừ
|
90
|
3
|
Rê mòi
|
60
|
4
|
Vây, vó, mành, rút,
rùng hoạt động ngoài vụ cá cơm
|
20
|
5
|
Nò, sáo, quầng
|
18
|
6
|
Các loại lưới đánh cá
cơm
|
10
|
7
|
Lưới kéo hoạt động
vùng lộng
|
34
|
8
|
Lưới kéo hoạt động
vùng khơi
|
40
|
9
|
Lưới chụp; lồng bẫy ở
vùng lộng, vùng khơi
|
40
|
3. Quy định kích thước
mắt lưới tối thiểu tại bộ phận tập trung thủy sản đối với ngư cụ khai thác
nguồn lợi thủy sản ở vùng nội địa
TT
|
Tên
loại ngư cụ
|
Kích
thước mắt lưới quy định (2a (mm))
|
1
|
Lưới vây
|
18
|
2
|
Đăng, nò, sáo
|
18
|
3
|
Lưới rê (lưới bén
hoặc tên gọi khác tùy theo vùng miền)
|
40
|
4
|
Lưới rê (cá linh)
|
15
|
5
|
Vó, rớ
|
20
|
6
|
Chài các loại
|
15
|