Mẫu Thông báo việc tổ chức thực hiện phục hồi danh dự mới nhất hiện nay là mẫu nào? Phục hồi danh dự trong trường hợp người bị thiệt hại chết như thế nào?
Mẫu Thông báo việc tổ chức thực hiện phục hồi danh dự mới nhất hiện nay là mẫu nào?
Mẫu Thông báo việc tổ chức thực hiện phục hồi danh dự là Mẫu 19/BTNN ban hành kèm theo Quyết định 304/QĐ-VKSTC. Dưới đây là hình ảnh Mẫu Thông báo việc tổ chức thực hiện phục hồi danh dự:
Tải Mẫu Thông báo việc tổ chức thực hiện phục hồi danh dự: Tại đây.
Mẫu Thông báo việc tổ chức thực hiện phục hồi danh dự mới nhất hiện nay là mẫu nào? Phục hồi danh dự trong trường hợp người bị thiệt hại chết như thế nào? (Hình từ Internet)
Trình tự, thủ tục phục hồi danh dự bằng hình thức trực tiếp xin lỗi và cải chính công khai được thực hiện như thế nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 10 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 304/QĐ-VKSTC năm 2018 quy định như sau:
Tổ chức thực hiện phục hồi danh dự
1. Trình tự, thủ tục phục hồi danh dự bằng hình thức trực tiếp xin lỗi và cải chính công khai được thực hiện như sau:
a) Kiểm sát viên Viện kiểm sát giải quyết bồi thường tuyên bố lý do, giới thiệu thành phần tham gia và thông qua chương trình buổi trực tiếp xin lỗi và cải chính công khai;
b) Đại diện Lãnh đạo Viện kiểm sát giải quyết bồi thường trình bày văn bản xin lỗi và cải chính công khai;
c) Đại diện Lãnh đạo cơ quan tiến hành tố tụng có liên quan trong trường hợp có nhiều người thi hành công vụ thuộc nhiều cơ quan tiến hành tố tụng khác nhau cùng gây thiệt hại phát biểu;
d) Người bị thiệt hại, người đại diện theo pháp luật của người bị thiệt hại thuộc trường hợp phải có người đại diện theo pháp luật theo quy định của Bộ luật Dân sự phát biểu về lời xin lỗi và cải chính công khai;
đ) Các thành phần khác tham gia buổi trực tiếp xin lỗi và cải chính công khai phát biểu.
e) Đại diện Lãnh đạo Viện kiểm sát giải quyết bồi thường phát biểu kết thúc.
2. Trình tự, thủ tục phục hồi danh dự bằng hình thức đăng báo xin lỗi và cải chính công khai được thực hiện theo quy định tại Điều 24 và Điều 25 Nghị định số 68.
Như vậy theo quy định trên trình tự, thủ tục phục hồi danh dự bằng hình thức trực tiếp xin lỗi và cải chính công khai được thực hiện như sau:
Bước 1: Kiểm sát viên Viện kiểm sát giải quyết bồi thường tuyên bố lý do, giới thiệu thành phần tham gia và thông qua chương trình buổi trực tiếp xin lỗi và cải chính công khai.
Bước 2: Đại diện Lãnh đạo Viện kiểm sát giải quyết bồi thường trình bày văn bản xin lỗi và cải chính công khai.
Bước 3: Đại diện Lãnh đạo cơ quan tiến hành tố tụng có liên quan trong trường hợp có nhiều người thi hành công vụ thuộc nhiều cơ quan tiến hành tố tụng khác nhau cùng gây thiệt hại phát biểu.
Bước 4: Người bị thiệt hại, người đại diện theo pháp luật của người bị thiệt hại thuộc trường hợp phải có người đại diện theo pháp luật theo quy định của Bộ luật Dân sự phát biểu về lời xin lỗi và cải chính công khai.
Bước 5: Các thành phần khác tham gia buổi trực tiếp xin lỗi và cải chính công khai phát biểu.
Bước 6: Đại diện Lãnh đạo Viện kiểm sát giải quyết bồi thường phát biểu kết thúc.
Phục hồi danh dự trong trường hợp người bị thiệt hại chết như thế nào?
Căn cứ tại khoản 6 Điều 9 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 304/QĐ-VKSTC năm 2018 quy định như sau:
Phục hồi danh dự theo yêu cầu
1. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày thụ lý hồ sơ yêu cầu bồi thường trong đó có yêu cầu phục hồi danh dự cho người bị thiệt hại, Viện kiểm sát giải quyết bồi thường trao đổi, thống nhất với người bị thiệt hại hoặc người yêu cầu bồi thường về việc tổ chức phục hồi danh dự theo các nội dung sau:
a) Hình thức phục hồi danh dự theo khoản 1 Điều 56 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước;
b) Địa điểm, thời gian, thành phần tham dự buổi trực tiếp xin lỗi và cải chính công khai;
c) Việc đăng báo xin lỗi và cải chính công khai;
d) Các vấn đề liên quan khác (nếu có).
2. Trường hợp người bị thiệt hại hoặc người yêu cầu bồi thường rút yêu cầu phục hồi danh dự thì người giải quyết yêu cầu bồi thường phải giải thích cho họ về hậu quả pháp lý của việc rút yêu cầu phục hồi danh dự; đồng thời lập biên bản, ghi rõ việc rút yêu cầu phục hồi danh dự. Biên bản được lập theo Mẫu số 20 ban hành kèm theo Quy định này.
3. Trường hợp người bị thiệt hại hoặc người yêu cầu bồi thường đề nghị chưa thực hiện phục hồi danh dự thì người giải quyết yêu cầu bồi thường phải lập biên bản và thông báo cho họ biết việc phục hồi danh dự sẽ chỉ được thực hiện khi họ có yêu cầu bằng văn bản. Biên bản được lập theo Mẫu số 20 ban hành kèm theo Quy định này.
4. Trường hợp không gặp được người bị thiệt hại hoặc người yêu cầu bồi thường để trao đổi, thống nhất những nội dung quy định tại khoản 1 Điều này thì Viện kiểm sát giải quyết bồi thường phải thông báo bằng văn bản cho người bị thiệt hại hoặc người yêu cầu bồi thường về việc tổ chức thực hiện phục hồi danh dự theo Điều 8 Quy định này.
5. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thống nhất được các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, Viện kiểm sát giải quyết bồi thường tổ chức phục hồi danh dự cho người bị thiệt hại.
6. Trường hợp người bị thiệt hại chết, Viện kiểm sát giải quyết bồi thường trao đổi, thống nhất với người yêu cầu bồi thường về việc phục hồi danh dự cho người bị thiệt hại bằng hình thức đăng báo xin lỗi và cải chính công khai theo quy định tại Điều 59 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước và Điều 25 Nghị định số 68/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (sau đây viết tắt là Nghị định số 68).
Như vậy theo quy định trên trường hợp người bị thiệt hại chết, Viện kiểm sát giải quyết bồi thường trao đổi, thống nhất với người yêu cầu bồi thường về việc phục hồi danh dự cho người bị thiệt hại bằng hình thức đăng báo xin lỗi và cải chính công khai.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Điểm đáng chú ý trong dự thảo quy chế tuyển sinh đại học 2025? Tải dự thảo Quy chế tuyển sinh đại học 2025 ở đâu?
- Ngày thứ 6 đen tối 2024 ngày nào, thứ mấy? Ngày thứ 6 đen tối còn có tên gọi khác là gì? Ngày Thứ Sáu đen có nghĩa là gì?
- Ethereum là gì? Ethereum có phải là tiền ảo? Ethereum có được xem là phương tiện thanh toán hợp pháp tại Việt Nam không?
- Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về một danh lam thắng cảnh của quê hương đất nước chọn lọc? Nhiệm vụ của học sinh tiểu học là gì?
- Lịch dương tháng 12 2024 đầy đủ, chi tiết? Xem lịch âm dương tháng 12 2024 chi tiết? Tháng 12 2024 có bao nhiêu ngày?