Bộ Tư pháp có trách nhiệm thực hiện thủ tục phục hồi danh dự đối với những đối tượng nào theo quy định?
Bộ Tư pháp có trách nhiệm thực hiện thủ tục phục hồi danh dự đối với những đối tượng nào theo quy định?
Căn cứ khoản 1 Điều 10 Quy chế phối hợp thực hiện công tác bồi thường nhà nước trong Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 44/QĐ-BTP năm 2023 quy định đơn vị thực hiện thủ tục phục hồi danh dự như sau:
Đơn vị thực hiện thủ tục phục hồi danh dự
1. Bộ Tư pháp có trách nhiệm thực hiện thủ tục phục hồi danh dự đối với trường hợp ra quyết định xử lý kỷ luật buộc thôi việc trái pháp luật đối với công chức từ Tổng Cục trưởng và tương đương trở xuống thuộc thẩm quyền của Bộ Tư pháp.
Vụ Tổ chức cán bộ có trách nhiệm tham mưu cho Bộ Tư pháp thực hiện nhiệm vụ này.
2. Tổng cục Thi hành án dân sự có trách nhiệm thực hiện thủ tục phục hồi danh dự đối với trường hợp ra quyết định xử lý kỷ luật buộc thôi việc trái pháp luật đối với công chức thuộc thẩm quyền của mình theo phân cấp quản lý công chức thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự và các cơ quan thi hành á n dân sự của Bộ Tư pháp.
Như vậy, theo quy định, Bộ Tư pháp có trách nhiệm thực hiện thủ tục phục hồi danh dự đối với trường hợp ra quyết định xử lý kỷ luật buộc thôi việc trái pháp luật đối với công chức từ Tổng Cục trưởng và tương đương trở xuống thuộc thẩm quyền của Bộ Tư pháp.
Bộ Tư pháp có trách nhiệm thực hiện thủ tục phục hồi danh dự đối với những đối tượng nào theo quy định? (Hình từ Internet)
Đơn vị nào có trách nhiệm tham mưu cho Lãnh đạo Bộ Tư pháp thực hiện thủ tục phục hồi danh dự?
Căn cứ khoản 1 Điều 11 Quy chế phối hợp thực hiện công tác bồi thường nhà nước trong Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 44/QĐ-BTP năm 2023 quy định trách nhiệm của Vụ Tổ chức cán bộ và Tổng cục Thi hành án dân sự như sau:
Trách nhiệm của Vụ Tổ chức cán bộ và Tổng cục Thi hành án dân sự
1. Vụ Tổ chức cán bộ có trách nhiệm tham mưu cho Lãnh đạo Bộ thực hiện thủ tục phục hồi danh dự đối với trường hợp ra quyết định xử lý kỷ luật buộc thôi việc trái pháp luật đối với công chức từ Tổng Cục trưởng và tương đương trở xuống thuộc thẩm quyền của Bộ Tư pháp theo quy định của pháp luật.
2. Tổng cục Thi hành án dân sự có trách nhiệm chủ động thực hiện phục hồi danh dự đối với các trường hợp ra quyết định xử lý kỷ luật buộc thôi việc trái pháp luật đối với công chức thuộc thẩm quyền của mình theo quy định của pháp luật.
3. Trong quá trình chủ động thực hiện phục hồi danh dự, Vụ Tổ chức cán bộ và Tổng cục Thi hành án dân sự thực hiện số hóa hồ sơ thủ tục phục hồi danh dự và cập nhật vào Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của Bộ Tư pháp để Cục Bồi thường nhà nước cập nhật, theo dõi, giám sát, đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính.
...
Như vậy, theo quy định thì Vụ Tổ chức cán bộ là đơn vị có trách nhiệm tham mưu cho Lãnh đạo Bộ Tư pháp thực hiện thủ tục phục hồi danh dự đối với trường hợp ra quyết định xử lý kỷ luật buộc thôi việc trái pháp luật đối với công chức từ Tổng Cục trưởng và tương đương trở xuống thuộc thẩm quyền của Bộ Tư pháp.
Trong quá trình chủ động thực hiện phục hồi danh dự thì Vụ Tổ chức cán bộ có trách nhiệm gì?
Căn cứ khoản 3 Điều 11 Quy chế phối hợp thực hiện công tác bồi thường nhà nước trong Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 44/QĐ-BTP năm 2023 quy định trách nhiệm của Vụ Tổ chức cán bộ và Tổng cục Thi hành án dân sự như sau:
Trách nhiệm của Vụ Tổ chức cán bộ và Tổng cục Thi hành án dân sự
...
2. Tổng cục Thi hành án dân sự có trách nhiệm chủ động thực hiện phục hồi danh dự đối với các trường hợp ra quyết định xử lý kỷ luật buộc thôi việc trái pháp luật đối với công chức thuộc thẩm quyền của mình theo quy định của pháp luật.
3. Trong quá trình chủ động thực hiện phục hồi danh dự, Vụ Tổ chức cán bộ và Tổng cục Thi hành án dân sự thực hiện số hóa hồ sơ thủ tục phục hồi danh dự và cập nhật vào Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của Bộ Tư pháp để Cục Bồi thường nhà nước cập nhật, theo dõi, giám sát, đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính.
4. Trong quá trình thực hiện phục hồi danh dự cán bộ, công chức được phân công làm đầu mối giải quyết sử dụng tài khoản được phân quyền trên Hệ thống để cập nhật thông tin, tình hình phục hồi danh dự trên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của Bộ Tư pháp.
Sau khi có Tờ báo có nội dung xin lỗi và cải chính công khai, cán bộ, công chức được phân công làm đầu mối giải quyết sử dụng tài khoản được phân quyền để cập nhật văn bản lên Hệ thống, đính kèm văn bản điện tử kết quả giải quyết và gửi lại cho đầu mối tiếp nhận tại Bộ phận Một cửa để đăng tải công khai trên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của Bộ Tư pháp.
5. Lưu trữ hồ sơ thực hiện thủ tục phục hồi danh dự theo quy định của pháp luật.
Như vậy, trong quá trình chủ động thực hiện phục hồi danh dự, Vụ Tổ chức cán bộ có trách nhiệm thực hiện số hóa hồ sơ thủ tục phục hồi danh dự và cập nhật vào Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của Bộ Tư pháp để Cục Bồi thường nhà nước cập nhật, theo dõi, giám sát, đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ethereum là gì? Ethereum có phải là tiền ảo? Ethereum có được xem là phương tiện thanh toán hợp pháp tại Việt Nam không?
- Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về một danh lam thắng cảnh của quê hương đất nước chọn lọc? Nhiệm vụ của học sinh tiểu học là gì?
- Lịch dương tháng 12 2024 đầy đủ, chi tiết? Xem lịch âm dương tháng 12 2024 chi tiết? Tháng 12 2024 có bao nhiêu ngày?
- Mẫu bản tự kiểm điểm của đảng viên dự bị chuyển đảng chính thức mới nhất? Hướng dẫn cách viết?
- Ngày 28 tháng 11 là ngày gì? Ngày 28 tháng 11 dương là ngày bao nhiêu âm 2024? Ngày 28 tháng 11 năm 2024 là thứ mấy?