Mẫu Thông báo mua lại cổ phiếu của công ty đại chúng mua lại cổ phiếu của chính mình theo yêu cầu cổ đông mới nhất?
- Mẫu Thông báo mua lại cổ phiếu của công ty đại chúng mua lại cổ phiếu của chính mình theo yêu cầu cổ đông mới nhất?
- Hồ sơ báo cáo đến Ủy ban Chứng khoán Nhà nước khi công ty đại chúng mua lại cổ phiếu của chính mình theo yêu cầu cổ đông?
- Công ty đại chúng mua lại cổ phiếu của chính mình theo yêu cầu cổ đông có cần đáp ứng điều kiện mua lại cổ phiếu không?
- Việc mua lại cổ phần theo yêu của cổ đông được thực hiện ra sao?
- Công ty đại chúng là gì?
Mẫu Thông báo mua lại cổ phiếu của công ty đại chúng mua lại cổ phiếu của chính mình theo yêu cầu cổ đông mới nhất?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Thông tư 118/2020/TT-BTC trường hợp công ty đại chúng mua lại cổ phiếu của chính mình theo yêu cầu của cổ đông theo quy định của pháp luật doanh nghiệp sẽ phải gửi tài liệu báo cáo là bản công bố thông tin về việc mua lại cổ phiếu theo Mẫu Thông báo mua lại cổ phiếu tại Phụ lục số 36 ban hành kèm theo Thông tư 118/2020/TT-BTC đến Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trước khi mua lại cổ phiếu.
Theo đó, Mẫu Thông báo mua lại cổ phiếu của công ty đại chúng mua lại cổ phiếu của chính mình theo yêu cầu cổ đông hiện nay thực hiện thống nhất theo Mẫu tại Phụ lục số 36 ban hành kèm theo Thông tư 118/2020/TT-BTC.
Tải về Thông báo mua lại cổ phiếu của công ty đại chúng
Mẫu Thông báo mua lại cổ phiếu của công ty đại chúng mua lại cổ phiếu của chính mình theo yêu cầu cổ đông mới nhất?
Hồ sơ báo cáo đến Ủy ban Chứng khoán Nhà nước khi công ty đại chúng mua lại cổ phiếu của chính mình theo yêu cầu cổ đông?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Thông tư 118/2020/TT-BTC khi công ty đại chúng mua lại cổ phiếu của chính mình theo yêu cầu cổ đông theo quy định của pháp luật doanh nghiệp cần phải phải gửi tài liệu báo cáo đến Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trước khi mua lại cổ phiếu bao gồm:
(1) Công bố thông tin về việc mua lại cổ phiếu theo Mẫu tại Phụ lục số 36 ban hành kèm theo Thông tư 118/2020/TT-BTC;
(2) Quyết định của Hội đồng quản trị hoặc Tổng giám đốc (Giám đốc) triển khai phương án mua lại cổ phiếu.
Công ty đại chúng mua lại cổ phiếu của chính mình theo yêu cầu cổ đông có cần đáp ứng điều kiện mua lại cổ phiếu không?
Căn cứ theo Điều 36 Luật Chứng khoán 2019 có quy định:
Công ty đại chúng mua lại cổ phiếu của chính mình
1. Công ty đại chúng mua lại cổ phiếu của chính mình phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Có quyết định của Đại hội đồng cổ đông thông qua việc mua lại cổ phiếu để giảm vốn điều lệ, phương án mua lại, trong đó nêu rõ số lượng, thời gian thực hiện, nguyên tắc xác định giá mua lại;
b) Có đủ nguồn để mua lại cổ phiếu từ các nguồn sau đây: thặng dư vốn cổ phần, quỹ đầu tư phát triển, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu được sử dụng để bổ sung vốn điều lệ theo quy định của pháp luật;
c) Có công ty chứng khoán được chỉ định thực hiện giao dịch, trừ trường hợp công ty chứng khoán là thành viên của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam mua lại cổ phiếu của chính mình;
d) Đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật trong trường hợp công ty đại chúng thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện;
đ) Không thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
2. Việc mua lại cổ phiếu được miễn trừ điều kiện quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này trong các trường hợp sau đây:
a) Mua lại cổ phiếu theo yêu cầu của cổ đông theo quy định của Luật Doanh nghiệp;
b) Mua lại cổ phiếu của người lao động theo quy chế phát hành cổ phiếu cho người lao động của công ty, mua lại cổ phiếu lẻ theo phương án phát hành cổ phiếu để trả cổ tức, phát hành cổ phiếu từ nguồn vốn chủ sở hữu;
c) Công ty chứng khoán mua lại cổ phiếu của chính mình để sửa lỗi giao dịch hoặc mua lại cổ phiếu lô lẻ.
...
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì công ty đại chúng mua lại cổ phiếu theo yêu cầu của cổ đông theo quy định của pháp luật doanh nghiệp sẽ được miễn các điều kiện mua lại cổ phiếu tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 36 Luật Chứng khoán 2019.
Việc mua lại cổ phần theo yêu của cổ đông được thực hiện ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Điều 132 Luật Doanh nghiệp 2020 thì mua lại cổ phần theo yêu của cổ đông được thực hiện như sau:
- Cổ đông đã biểu quyết không thông qua nghị quyết về việc tổ chức lại công ty hoặc thay đổi quyền, nghĩa vụ của cổ đông quy định tại Điều lệ công ty có quyền yêu cầu công ty mua lại cổ phần của mình.
Yêu cầu phải bằng văn bản, trong đó nêu rõ tên, địa chỉ của cổ đông, số lượng cổ phần từng loại, giá dự định bán, lý do yêu cầu công ty mua lại. Yêu cầu phải được gửi đến công ty trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày Đại hội đồng cổ đông thông qua nghị quyết về các vấn đề quy định tại khoản này.
- Công ty phải mua lại cổ phần theo yêu cầu của cổ đông quy định trên với giá thị trường hoặc giá được tính theo nguyên tắc quy định tại Điều lệ công ty trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu.
Trường hợp không thỏa thuận được về giá thì các bên có thể yêu cầu một tổ chức thẩm định giá định giá. Công ty giới thiệu ít nhất 03 tổ chức thẩm định giá để cổ đông lựa chọn và lựa chọn đó là quyết định cuối cùng.
Công ty đại chúng là gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 32 Luật Chứng khoán 2019 thì công ty đại chúng là công ty cổ phần thuộc một trong hai trường hợp sau đây:
(1) Công ty cổ phần có vốn điều lệ đã góp từ 30 tỷ đồng trở lên và có tối thiểu là 10% số cổ phiếu có quyền biểu quyết do ít nhất 100 nhà đầu tư không phải là cổ đông lớn nắm giữ;
(2) Công ty cổ phần đã thực hiện chào bán thành công cổ phiếu lần đầu ra công chúng thông qua đăng ký với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Luật Chứng khoán 2019.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 3 đã quyết nghị lấy ngày 3 2 làm ngày kỷ niệm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam?
- Mừng thọ 70 tuổi gọi là gì? Cách tổ chức lễ mừng thọ 70 tuổi theo Thông tư 06 chi tiết, cụ thể?
- Mẫu Đơn đề nghị hoàn tiền trúng đấu giá biển số xe mới nhất hiện nay? Trường hợp nào hoàn tiền trúng đấu giá biển số xe?
- Mẫu Quy chế làm việc của chi ủy chi bộ cơ sở mới nhất là mẫu nào? Chi ủy, chi bộ cơ sở họp thường lệ mấy tháng một lần?
- Mẫu sơ yếu lý lịch cá nhân của sáng lập viên thành lập quỹ từ thiện, quỹ xã hội? Điều kiện đối với sáng lập viên thành lập quỹ?