Công ty đại chúng có thể đặt mua lại cổ phiếu của chính mình với khối lượng tối thiểu mỗi ngày là bao nhiêu?
Công ty đại chúng đang có nợ phải trả quá hạn sẽ không được phép mua lại cổ phiếu của chính mình đúng không?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 36 Luật Chứng khoán 2019 quy định về công ty đại chúng mua lại cổ phiếu của chính mình cụ thể như sau:
Công ty đại chúng mua lại cổ phiếu của chính mình
...
3. Công ty đại chúng không được mua lại cổ phiếu của chính mình trong các trường hợp sau đây:
a) Đang có nợ phải trả quá hạn căn cứ vào báo cáo tài chính năm gần nhất được kiểm toán; trường hợp thời điểm dự kiến mua lại cổ phiếu quá 06 tháng kể từ thời điểm kết thúc năm tài chính, việc xác định nợ quá hạn được căn cứ vào báo cáo tài chính 06 tháng gần nhất được kiểm toán hoặc soát xét; trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 2 Điều này;
b) Đang trong quá trình chào bán, phát hành cổ phiếu để huy động thêm vốn, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 2 Điều này;
...
Như vậy, theo quy định nêu trên, nếu công ty đại chúng đang có nợ phải trả quá hạn căn cứ vào báo cáo tài chính năm gần nhất được kiểm toán thì không được phép mua lại cổ phiếu của chính mình.
Trường hợp thời điểm dự kiến mua lại cổ phiếu quá 06 tháng kể từ thời điểm kết thúc năm tài chính, việc xác định nợ quá hạn được căn cứ vào báo cáo tài chính 06 tháng gần nhất được kiểm toán hoặc soát xét, trừ trường hợp mua lại cổ phiếu của chính mình để sửa lỗi giao dịch hoặc mua lại cổ phiếu lô lẻ.
Công ty đại chúng có thể đặt mua lại cổ phiếu của chính mình với khối lượng tối thiểu mỗi ngày là bao nhiêu? (Hình từ Internet).
Công ty đại chúng có thể đặt mua lại cổ phiếu của chính mình với khối lượng tối thiểu mỗi ngày là bao nhiêu?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Thông tư 120/2020/TT-BTC quy định về về khối lượng đặt mua lại cổ phiếu của chính mình đối với công ty đại chúng như sau:
Công ty đại chúng giao dịch cổ phiếu của chính mình
1. Công ty đại chúng mua lại cổ phiếu của chính mình trên hệ thống giao dịch chứng khoán phải tuân thủ các quy định sau đây:
a) Công ty đại chúng phải thực hiện giao dịch mua lại cổ phiếu của chính mình theo đúng nội dung đã công bố thông tin theo quy định tại khoản 4 Điều 37 Luật Chứng khoán.
b) Nguyên tắc xác định giá đặt mua lại cổ phiếu của chính mình của công ty đại chúng theo phương thức khớp lệnh hoặc thỏa thuận được quy định như sau:
- Giá đặt mua ≤ Giá tham chiếu + (Giá tham chiếu x 50% Biên độ dao động giá cổ phiếu).
- Khối lượng đặt mua: Trong mỗi ngày giao dịch, tổng khối lượng đặt mua tối thiểu là 3% và tối đa là 10% khối lượng giao dịch đã đăng ký với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (khối lượng đặt mua không bao gồm khối lượng hủy lệnh và quy định này được miễn trừ khi khối lượng mua còn lại ít hơn 3%).
Quy định này áp dụng cho tới khi công ty đại chúng hoàn tất giao dịch mua lại cổ phiếu của chính mình với khối lượng đã đăng ký với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
...
Từ quy định trên thì trong mỗi ngày giao dịch, công ty đại chúng có thể đặt mua tối thiểu số cổ phiếu của phiếu của chính mình là 3% khối lượng giao dịch đã đăng ký với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Khối lượng đặt mua không bao gồm khối lượng hủy lệnh và quy định này được miễn trừ khi khối lượng mua còn lại ít hơn 3%.
Áp dụng cho tới khi công ty đại chúng hoàn tất giao dịch mua lại cổ phiếu của chính mình với khối lượng đã đăng ký với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Báo cáo về việc mua lại cổ phiếu của công ty đại chúng gồm có những nội dung nào?
Căn cứ theo Điều 37 Luật Chứng khoán 2019 có quy định về báo cáo mua lại cổ phiếu, công bố thông tin và thực hiện việc mua lại cổ phiếu như sau:
Báo cáo mua lại cổ phiếu, công bố thông tin và thực hiện việc mua lại cổ phiếu
1. Công ty đại chúng theo quy định tại khoản 1 Điều 36 của Luật này trước khi mua lại cổ phiếu của chính mình phải gửi tài liệu báo cáo đến Ủy ban Chứng khoán Nhà nước bao gồm:
a) Báo cáo về việc mua lại cổ phiếu;
b) Quyết định của Đại hội đồng cổ đông thông qua việc mua lại cổ phiếu, phương án mua lại;
c) Văn bản xác nhận việc chỉ định thực hiện giao dịch của công ty chứng khoán, trừ trường hợp công ty chứng khoán là thành viên của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam mua lại cổ phiếu của chính mình;
d) Quyết định của Hội đồng quản trị thông qua phương án triển khai mua lại cổ phiếu;
đ) Báo cáo tài chính gần nhất được kiểm toán;
e) Tài liệu chứng minh công ty có đủ nguồn để mua lại cổ phiếu;
g) Tài liệu chứng minh đáp ứng các điều kiện để được mua lại cổ phiếu của chính mình theo quy định của pháp luật trong trường hợp công ty đại chúng thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.
2. Báo cáo về việc mua lại cổ phiếu bao gồm các nội dung sau đây:
a) Mục đích mua lại;
b) Tổng số lượng cổ phiếu đăng ký mua lại;
c) Nguồn vốn thực hiện mua lại;
d) Phương thức giao dịch;
đ) Thời gian dự kiến thực hiện;
e) Nguyên tắc xác định giá (khoảng giá).
Theo như quy định trên thì báo cáo về việc mua lại cổ phiếu của công ty đại chúng phải gồm có những nội dung như sau:
- Mục đích mua lại;
- Tổng số lượng cổ phiếu đăng ký mua lại;
- Nguồn vốn thực hiện mua lại;
- Phương thức giao dịch;
- Thời gian dự kiến thực hiện;
- Nguyên tắc xác định giá (khoảng giá).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi xảy ra tai nạn trong phạm vi giới hạn trách nhiệm bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có phải bồi thường thiệt hại không?
- Ngân hàng là gì? Ngân hàng có những loại hình nào? Hình thức pháp lý của ngân hàng là gì theo quy định?
- Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được xây dựng bao nhiêu năm?
- Phân loại hàng hóa trong hải quan được giải thích thế nào? Quy định về việc phân loại hàng hóa?
- Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp nào? Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP ra sao?