Mẫu giấy khám sức khỏe của người lái xe mới nhất hiện nay là mẫu nào? Trách nhiệm cơ sở khám chữa bệnh khi khám sức khỏe cho người lái xe là gì?
- Mẫu giấy khám sức khỏe của người lái xe mới nhất hiện nay là mẫu nào?
- Trách nhiệm của nhân viên y tế và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong việc thực hiện khám sức khỏe cho người lái xe như thế nào?
- Người điều khiển xe máy chuyên dùng khi tham gia giao thông phải mang theo giấy tờ gì?
- Ai có thẩm quyền phân loại và điều chỉnh các hệ thống đường bộ?
Mẫu giấy khám sức khỏe của người lái xe mới nhất hiện nay là mẫu nào?
Mẫu giấy khám sức khỏe của người lái xe được quy định tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT. Dưới đây là hình ảnh Mẫu giấy khám sức khỏe của người lái xe:
Tải Mẫu giấy khám sức khỏe của người lái xe: Tại đây.
Mẫu giấy khám sức khỏe của người lái xe mới nhất hiện nay là mẫu nào? Trách nhiệm cơ sở khám chữa bệnh khi khám sức khỏe cho người lái xe là gì? (Hình từ Internet)
Trách nhiệm của nhân viên y tế và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong việc thực hiện khám sức khỏe cho người lái xe như thế nào?
Căn cứ tại Điều 9 Thông tư liên tịch 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT quy định trách nhiệm của nhân viên y tế và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong việc thực hiện khám sức khỏe cho người lái xe như sau:
- Đối với nhân viên y tế:
+ Đầu tiên, thực hiện đúng nhiệm vụ được người có thẩm quyền phân công.
+ Thứ hai, kiểm tra đối chiếu ảnh trong Giấy khám sức khỏe trước khi thực hiện khám sức khỏe đối với người lái xe.
+ Thứ ba, thực hiện đúng các quy trình, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ để khám sức khỏe, bảo đảm kết quả khám trung thực, chính xác và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết luận của mình.
+ Cuối cùng, những trường hợp khó kết luận, bác sỹ khám sức khỏe đề nghị hội chẩn chuyên môn theo quy định.
- Đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh:
+ Đầu tiên, thực hiện theo đúng quy định tại Thông tư này và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả khám sức khỏe cho người lái xe do cơ sở mình thực hiện.
+ Tiếp theo, lưu trữ hồ sơ khám sức khỏe cho người lái xe, chịu trách nhiệm báo cáo về hoạt động khám sức khỏe cho người lái xe và tổng hợp vào báo cáo chung về hoạt động chuyên môn của cơ sở theo quy định của pháp luật về thống kê, báo cáo.
Người điều khiển xe máy chuyên dùng khi tham gia giao thông phải mang theo giấy tờ gì?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 62 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định như sau:
Điều kiện của người điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông
1. Người điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khỏe phù hợp với ngành nghề lao động và có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, bằng hoặc chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng do cơ sở đào tạo người điều khiển xe máy chuyên dùng cấp.
2. Người điều khiển xe máy chuyên dùng khi tham gia giao thông phải mang theo các giấy tờ sau đây:
a) Đăng ký xe;
b) Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, bằng hoặc chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng;
c) Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe máy chuyên dùng quy định tại Điều 57 của Luật này.
Như vậy theo quy định trên người điều khiển xe máy chuyên dùng khi tham gia giao thông phải mang theo giấy tờ sau đây:
- Đăng ký xe.
- Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, bằng hoặc chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng.
- Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe máy chuyên dùng quy định tại Điều 57 Luật Giao thông đường bộ 2008.
Ai có thẩm quyền phân loại và điều chỉnh các hệ thống đường bộ?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 39 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định như sau:
Phân loại đường bộ
1. Mạng lưới đường bộ được chia thành sáu hệ thống, gồm quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện, đường xã, đường đô thị và đường chuyên dùng, quy định như sau:
a) Quốc lộ là đường nối liền Thủ đô Hà Nội với trung tâm hành chính cấp tỉnh; đường nối liền trung tâm hành chính cấp tỉnh từ ba địa phương trở lên; đường nối liền từ cảng biển quốc tế, cảng hàng không quốc tế đến các cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính trên đường bộ; đường có vị trí đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng, khu vực;
b) Đường tỉnh là đường nối trung tâm hành chính của tỉnh với trung tâm hành chính của huyện hoặc trung tâm hành chính của tỉnh lân cận; đường có vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh;
c) Đường huyện là đường nối trung tâm hành chính của huyện với trung tâm hành chính của xã, cụm xã hoặc trung tâm hành chính của huyện lân cận; đường có vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện;
d) Đường xã là đường nối trung tâm hành chính của xã với các thôn, làng, ấp, bản và đơn vị tương đương hoặc đường nối với các xã lân cận; đường có vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của xã;
đ) Đường đô thị là đường trong phạm vi địa giới hành chính nội thành, nội thị;
e) Đường chuyên dùng là đường chuyên phục vụ cho việc vận chuyển, đi lại của một hoặc một số cơ quan, tổ chức, cá nhân.
2. Thẩm quyền phân loại và điều chỉnh các hệ thống đường bộ quy định như sau:
a) Hệ thống quốc lộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định;
b) Hệ thống đường tỉnh, đường đô thị do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định sau khi thỏa thuận với Bộ Giao thông vận tải (đối với đường tỉnh) và thỏa thuận với Bộ Giao thông vận tải và Bộ Xây dựng (đối với đường đô thị);
c) Hệ thống đường huyện, đường xã do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định sau khi được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đồng ý;
d) Hệ thống đường chuyên dùng do cơ quan, tổ chức, cá nhân có đường chuyên dùng quyết định sau khi có ý kiến chấp thuận bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải đối với đường chuyên dùng đấu nối vào quốc lộ; ý kiến chấp thuận bằng văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với đường chuyên dùng đấu nối vào đường tỉnh, đường đô thị, đường huyện; ý kiến chấp thuận bằng văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện đối với đường chuyên dùng đấu nối vào đường xã.
Như vậy theo quy định trên thẩm quyền phân loại và điều chỉnh các hệ thống đường bộ như sau:
- Đối với hệ thống quốc lộ: Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định.
- Đối với hệ thống đường tỉnh, đường đô thị: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định sau khi thỏa thuận với Bộ Giao thông vận tải (đối với đường tỉnh) và thỏa thuận với Bộ Giao thông vận tải và Bộ Xây dựng (đối với đường đô thị).
- Đối với hệ thống đường huyện, đường xã: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định sau khi được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đồng ý.
- Đối với hệ thống đường chuyên dùng: cơ quan, tổ chức, cá nhân có đường chuyên dùng quyết định sau khi có:
+ Ý kiến chấp thuận bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải đối với đường chuyên dùng đấu nối vào quốc lộ.
+ Ý kiến chấp thuận bằng văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với đường chuyên dùng đấu nối vào đường tỉnh, đường đô thị, đường huyện.
+ Ý kiến chấp thuận bằng văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện đối với đường chuyên dùng đấu nối vào đường xã.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là gì? Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đúng không?
- Công ty đại chúng có phải công bố thông tin định kỳ về báo cáo tình hình quản trị công ty hay không?
- Mục tiêu của giáo dục đại học là gì? Phát triển giáo dục đại học nhằm mục đích gì theo quy định?
- Viết bài văn tả con vật trên tivi lớp 4? Tả con vật em đã được quan sát trên ti vi lớp 4 hay nhất?
- Phạm vi hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân được quy định như thế nào? Bộ máy giúp việc của Quỹ Hỗ trợ nông dân gồm có ai?