Mẫu Danh sách viên chức đủ tiêu chuẩn, điều kiện dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp hiện nay như thế nào?
- Mẫu Danh sách viên chức đủ tiêu chuẩn, điều kiện dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp hiện nay như thế nào?
- Cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tổ chức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức có những nhiệm vụ, quyền hạn gì?
- Quy định về Hội đồng thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức như thế nào?
Mẫu Danh sách viên chức đủ tiêu chuẩn, điều kiện dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp hiện nay như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 37 Nghị định 115/2020/NĐ-CP về Đề án tổ chức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp như sau:
Tổ chức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp
1. Khi tổ chức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp, cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tổ chức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp phải xây dựng Đề án tổ chức thi hoặc xét thăng hạng. Nội dung của Đề án gồm:
a) Số lượng, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp hiện có của đơn vị sự nghiệp công lập; số lượng viên chức ứng với chức danh nghề nghiệp dự thi hoặc xét thăng hạng còn thiếu theo yêu cầu của vị trí việc làm và đề xuất chỉ tiêu thăng hạng chức danh nghề nghiệp (theo Mẫu số 05 ban hành kèm theo Nghị định này);
b) Danh sách viên chức đủ tiêu chuẩn, điều kiện được cử dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp (theo Mẫu số 06 ban hành kèm theo Nghị định này);
c) Dự kiến thành viên tham gia Hội đồng thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp;
d) Tiêu chuẩn, điều kiện, nội dung, hình thức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp;
đ) Dự kiến thời gian, địa điểm và các nội dung khác để tổ chức kỳ thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp.
Theo quy định trên thì Danh sách viên chức đủ tiêu chuẩn, điều kiện dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp hiện nay được lập theo Mẫu số 06 ban hành kèm theo Nghị định 115/2020/NĐ-CP.
Tải Mẫu Danh sách viên chức đủ tiêu chuẩn, điều kiện dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp Tại đây.
Mẫu Danh sách viên chức đủ tiêu chuẩn, điều kiện dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp hiện nay? (Hình từ Internet)
Cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tổ chức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức có những nhiệm vụ, quyền hạn gì?
Căn cứ theo Điều 34 Nghị định 115/2020/NĐ-CP, khi tổ chức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp cao hơn liền kề trong cùng lĩnh vực sự nghiệp, người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tổ chức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Xây dựng Đề án tổ chức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp;
- Tổng hợp nhu cầu chỉ tiêu thăng hạng chức danh nghề nghiệp và danh sách viên chức có đủ tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp;
- Thành lập Hội đồng thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp;
- Quyết định tổ chức kỳ thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp;
- Công nhận kết quả kỳ thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp;
- Kiểm tra, giám sát việc tổ chức thi hoặc xét của Hội đồng thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp.
Quy định về Hội đồng thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 38 Nghị định 115/2020/NĐ-CP, Hội đồng thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp có 05 hoặc 07 thành viên.
Trong đó, bao gồm:
- Chủ tịch Hội đồng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tổ chức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp;
- Phó Chủ tịch Hội đồng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu bộ phận tham mưu về tổ chức cán bộ của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tổ chức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp;
- Các ủy viên Hội đồng là người có chuyên môn, nghiệp vụ liên quan đến việc tổ chức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp do người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tổ chức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp quyết định, trong đó có 01 ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng.
Về nguyên tắc làm việc, khoản 2 Điều 38 Nghị định 115/2020/NĐ-CP xác định Hội đồng thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp làm việc theo nguyên tắc tập thể, quyết định theo đa số; trường hợp biểu quyết ngang nhau thì thực hiện theo ý kiến mà Chủ tịch Hội đồng đã biểu quyết.
Về các nhiệm vụ, quyền hạn, Hội đồng thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
- Thông báo kế hoạch, thời gian, nội quy, hình thức, nội dung và địa điểm thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp;
- Thành lập các bộ phận giúp việc: Ban đề thi, Ban coi thi, Ban phách, Ban chấm thi, Ban chấm phúc khảo (nếu có) khi tổ chức thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp hoặc Ban thẩm định hồ sơ, Ban kiểm tra, sát hạch khi tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp. Trường hợp cần thiết, Chủ tịch Hội đồng thành lập Tổ thư ký giúp việc;
- Tổ chức thu phí dự thi hoặc xét thăng hạng và sử dụng theo quy định;
- Tổ chức thi, chấm thi, chấm phúc khảo hoặc tổ chức xét hồ sơ, kiểm tra, sát hạch theo quy chế;
- Báo cáo người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tổ chức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp công nhận kết quả kỳ thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp;
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quá trình tổ chức kỳ thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp;
- Hội đồng thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ủy ban kiểm tra công đoàn cơ sở có được sử dụng con dấu của ban chấp hành công đoàn cùng cấp không?
- Có được quảng cáo trên bìa của một tạp chí không? Cơ quan báo chí quảng cáo trên bìa của một tạp chí bị phạt bao nhiêu?
- Chỉ được áp dụng biện pháp chống bán phá giá, biện pháp chống trợ cấp và biện pháp tự vệ khi nào?
- Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam với thời hạn tối đa là bao lâu? Có được xin gia hạn hay không?
- Một người vừa làm người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp vừa làm người đại diện theo ủy quyền trong vụ án hành chính được không?