Tiêu chuẩn xét thăng hạng lên chức danh nghề nghiệp quay phim hạng hai cần phải đáp ứng những điều kiện nào?
- Tiêu chuẩn xét thăng hạng lên chức danh nghề nghiệp quay phim hạng hai cần phải đáp ứng những điều kiện nào?
- Nhiệm vụ của người đang giữ chức danh nghề nghiệp quay phim hạng ba là gì?
- Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo bồi dưỡng và năng lực chuyên môn của người đang giữ chức danh nghề nghiệp quay phim hạng ba là gì?
Tiêu chuẩn xét thăng hạng lên chức danh nghề nghiệp quay phim hạng hai cần phải đáp ứng những điều kiện nào?
Căn cứ theo khoản 16 Điều 3 Thông tư 12/2024/TT-BTTTT quy định như sau:
Tiêu chuẩn, điều kiện cụ thể xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành Thông tin và Truyền thông
...
15. Xét thăng hạng lên chức danh nghề nghiệp quay phim hạng I, Mã số: V11.12.35:
a) Đang giữ chức danh nghề nghiệp quay phim hạng II, Mã số: V11.12.36
b) Có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp quay phim hạng II (hoặc tương đương) ít nhất là đủ 06 năm. Trường hợp có thời gian tương đương với chức danh nghề nghiệp quay phim hạng II thì phải có ít nhất đủ 01 năm (đủ 12 tháng) giữ chức danh nghề nghiệp quay phim hạng II tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự xét thăng hạng (nếu thời gian giữ chức danh nghề nghiệp quay phim hạng II không liên tục thì được cộng dồn);
c) Trong thời gian giữ chức danh nghề nghiệp quay phim hạng II (hoặc tương đương) đã chủ trì hoặc tham gia quay phim ít nhất 02 (hai) tác phẩm đạt giải thưởng cấp bộ, ban, ngành, tỉnh; hoặc chủ trì ít nhất 02 (hai) đề tài, chương trình nghiên cứu khoa học chuyên ngành cấp bộ, cấp tỉnh trở lên mà cơ quan, đơn vị quản lý, sử dụng viên chức được giao chủ trì nghiên cứu, xây dựng đã được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc nghiệm thu.
d) Trong thời gian giữ chức danh nghề nghiệp quay phim hạng II (hoặc tương đương) được tặng bằng khen hoặc đạt danh hiệu chiến sỹ thi đua cấp bộ, ban, ngành, tỉnh trở lên do có thành tích trong hoạt động nghề nghiệp.
16. Xét thăng hạng lên chức danh nghề nghiệp quay phim hạng II, Mã số: V11.12.36:
a) Đang giữ chức danh nghề nghiệp quay phim hạng III, Mã số: V11.12.37.
b) Có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp quay phim hạng III (hoặc tương đương) ít nhất là đủ 09 năm (không kể thời gian tập sự, thử việc). Trường hợp có thời gian tương đương với chức danh nghề nghiệp quay phim hạng III thì phải có ít nhất đủ 01 năm (đủ 12 tháng) giữ chức danh nghề nghiệp quay phim hạng III tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự xét thăng hạng (nếu thời gian giữ chức danh nghề nghiệp quay phim hạng III không liên tục thì được cộng dồn);
c) Trong thời gian giữ chức danh nghề nghiệp quay phim hạng III (hoặc tương đương) đã chủ trì hoặc tham gia quay phim ít nhất 01 (một) tác phẩm đạt giải thưởng cấp bộ, ban, ngành, tỉnh hoặc tham gia viết chuyên đề trong ít nhất 01 (một) đề tài, chương trình nghiên cứu khoa học chuyên ngành từ cấp cơ sở trở lên mà cơ quan, đơn vị quản lý, sử dụng viên chức được giao chủ trì nghiên cứu, xây dựng đã được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc nghiệm thu.
d) Trong thời gian giữ chức danh nghề nghiệp quay phim hạng III (hoặc tương đương) được tặng bằng khen hoặc đạt danh hiệu chiến sỹ thi đua cấp bộ, ban, ngành, tỉnh hoặc 02 lần đạt danh hiệu chiến sỹ thi đua cơ sở trở lên do có thành tích trong hoạt động nghề nghiệp.
...
Theo đó, tiêu chuẩn xét thăng hạng lên chức danh nghề nghiệp quay phim hạng hai, Mã số: V11.12.36 cần phải đáp ứng những điều kiện sau:
- Đang giữ chức danh nghề nghiệp quay phim hạng III, Mã số: V11.12.37.
- Có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp quay phim hạng III (hoặc tương đương) ít nhất là đủ 09 năm (không kể thời gian tập sự, thử việc). Trường hợp có thời gian tương đương với chức danh nghề nghiệp quay phim hạng III thì phải có ít nhất đủ 01 năm (đủ 12 tháng) giữ chức danh nghề nghiệp quay phim hạng III tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự xét thăng hạng (nếu thời gian giữ chức danh nghề nghiệp quay phim hạng III không liên tục thì được cộng dồn);
- Trong thời gian giữ chức danh nghề nghiệp quay phim hạng III (hoặc tương đương) đã chủ trì hoặc tham gia quay phim ít nhất 01 (một) tác phẩm đạt giải thưởng cấp bộ, ban, ngành, tỉnh hoặc tham gia viết chuyên đề trong ít nhất 01 (một) đề tài, chương trình nghiên cứu khoa học chuyên ngành từ cấp cơ sở trở lên mà cơ quan, đơn vị quản lý, sử dụng viên chức được giao chủ trì nghiên cứu, xây dựng đã được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc nghiệm thu.
- Trong thời gian giữ chức danh nghề nghiệp quay phim hạng III (hoặc tương đương) được tặng bằng khen hoặc đạt danh hiệu chiến sỹ thi đua cấp bộ, ban, ngành, tỉnh hoặc 02 lần đạt danh hiệu chiến sỹ thi đua cơ sở trở lên do có thành tích trong hoạt động nghề nghiệp.
Tiêu chuẩn xét thăng hạng lên chức danh nghề nghiệp quay phim hạng hai cần phải đáp ứng những điều kiện nào? (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ của người đang giữ chức danh nghề nghiệp quay phim hạng ba là gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 17 Thông tư 46/2017/TT-BTTTT có quy định như sau:
Theo đó, người đang giữ chức danh nghề nghiệp quay phim hạng ba có nhiệm vụ như sau:
- Thành thạo kỹ năng quay phim đối với các thể loại phim có nội dung không phức tạp hoặc quay theo từng cảnh, từng phân đoạn của một bộ phim dài đạt chất lượng kỹ thuật;
- Tham gia, phối hợp với đạo diễn, biên tập viên đánh giá, phân tích, xử lý kịch bản, giải pháp kỹ thuật, ý đồ nghệ thuật, sáng tạo trong quá trình xây dựng tác phẩm;
- Đáp ứng quy định, quy trình cơ bản về hình ảnh, quay theo đúng kịch bản phân cảnh;
- Bảo quản phim, băng hình và dữ liệu lưu trữ theo quy chế, quy định; bàn giao tư liệu với những chỉ dẫn cần thiết và đề xuất điều chỉnh trong kỹ thuật quay phim, lưu trữ nguồn phim với người có trách nhiệm;
- Thực hiện nghiêm chỉnh nội quy, quy chế, nguyên tắc hoạt động công tác quay phim của đơn vị;
- Tham gia chuẩn bị nội dung các hội thảo nghiệp vụ chuyên ngành ở trong và ngoài nước;
- Hướng dẫn nghiệp vụ cho viên chức quay phim hạng dưới.
Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo bồi dưỡng và năng lực chuyên môn của người đang giữ chức danh nghề nghiệp quay phim hạng ba là gì?
Căn cứ theo khoản 2 và khoản 3 Điều 17 Thông tư 46/2017/TT-BTTTT được sửa đổi bởi khoản 15 Điều 1 Thông tư 07/2022/TT-BTTTT có quy định như sau:
Theo đó, tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng và năng lực chuyên môn đối với người đang giữ chức danh nghề nghiệp quay phim hạng ba bao gồm:
- Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:
+ Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành quay phim;
+ Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành quay phim.
- Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
+ Nắm được đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về văn hóa văn nghệ; các sự kiện chính trị, xã hội quan trọng; các thành tựu về văn hóa, văn nghệ ở trong nước và thế giới;
+ Nắm được nghiệp vụ chuyên ngành; về các loại hình văn hóa nghệ thuật; đặc trưng và đặc điểm của môn nghệ thuật kết hợp, các môn khoa học kỹ thuật có liên quan; về xã hội học và vận dụng có hiệu quả vào việc xây dựng hình tượng nghệ thuật;
+ Nắm được các quy định của pháp luật về bảo hộ lao động, kỹ thuật an toàn trong luyện tập, biểu diễn và các quy định của pháp luật khác có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tố tụng hình sự là gì? Ai ban hành Bộ luật Tố tụng Hình sự? 27 nguyên tắc cơ bản trong Bộ luật Tố tụng Hình sự?
- Tốc độ tối đa của xe buýt từ 2025 theo Thông tư 38/2024 là bao nhiêu? Có những loại xe cơ giới nào?
- Thời điểm bổ nhiệm tổ trưởng tổ chuyên môn trường trung học cơ sở? Tổ chuyên môn có tham gia đánh giá, xếp loại giáo viên không?
- Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến hay, chọn lọc? Năm học 2024 2025, học sinh các cấp sẽ học theo chương trình mới đúng không?
- Trầm cảm là gì? Dấu hiệu trầm cảm là gì? Biến chứng nguy hiểm nhất của trầm cảm là gì theo Bộ Y tế?