Mẫu biên bản lấy mẫu hàng hóa thử nghiệm phục vụ kiểm tra chất lượng hàng hóa có dạng thể nào? Trình tự lấy mẫu hàng hóa ra sao?

Mẫu biên bản lấy mẫu hàng hóa thử nghiệm phục vụ kiểm tra chất lượng hàng hóa có dạng thể nào? Trình tự lấy mẫu hàng hóa ra sao? - Câu hỏi của anh T ở Bình Định.

Mẫu biên bản lấy mẫu hàng hóa thử nghiệm phục vụ kiểm tra chất lượng hàng hóa có dạng thể nào?

Ngày 18/01/2024, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Thông tư 01/2024/TT-BKHCN về quy định kiểm tra Nhà nước về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường.

Cụ thể tại Mẫu 5. BBLM Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 01/2024/TT-BKHCN nêu rõ biên bản lấy mẫu có dạng như sau:

Tải mẫu biên bản lấy mẫu: Tại đây

Mẫu biên bản lấy mẫu hàng hóa thử nghiệm phục vụ kiểm tra chất lượng hàng hóa có dạng thể nào? Trình tự lấy mẫu hàng hóa ra sao?

Mẫu biên bản lấy mẫu hàng hóa thử nghiệm phục vụ kiểm tra chất lượng hàng hóa có dạng thể nào? Trình tự lấy mẫu hàng hóa ra sao? (Hình từ Internet)

Trong quá trình kiểm tra nếu hàng hóa có dấu hiệu không chất lượng thì xử lý như thế nào?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 8 Thông tư 01/2024/TT-BKHCN nêu rõ nếu Trong quá trình kiểm tra, trường hợp hàng hóa có dấu hiệu không bảo đảm chất lượng thì Trưởng Đoàn kiểm tra xử lý như sau:

- Lấy mẫu hàng hóa và lập biên bản theo Mẫu 5. BBLM Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 01/2024/TT-BKHCN; Tại đây

- Yêu cầu người bán hàng cung cấp hóa đơn, chứng từ, tài liệu liên quan đến hàng hóa được lấy mẫu để dùng làm căn cứ xác định lượng hàng hóa vi phạm đã tiêu thụ trong trường hợp hàng hóa vi phạm về chất lượng.

- Cùng đại diện cơ sở được kiểm tra xác định số lượng của lô hàng hóa được lấy mẫu tại thời điểm nhập hàng gần nhất trước thời điểm lấy mẫu kiểm tra và tại thời điểm lấy mẫu kiểm tra.

Mẫu hàng hóa được lấy ngẫu nhiên đại diện cho lô hàng hóa được kiểm tra. Số lượng của mỗi đơn vị mẫu bảo đảm đủ để thử nghiệm các chỉ tiêu cần kiểm tra theo yêu cầu quản lý và phương pháp thử quy định. Một (01) đơn vị mẫu được Đoàn kiểm tra gửi đi thử nghiệm, cơ sở được kiểm tra có quyền không lưu hoặc lưu không quá ba (03) đơn vị mẫu dùng làm căn cứ đối chứng với đơn vị mẫu gửi thử nghiệm.

Trường hợp hàng hóa không đủ số lượng để lấy mẫu kiểm tra hoặc không xác định được lô hàng thì Đoàn kiểm tra thực hiện lấy mẫu khảo sát chất lượng hàng hóa theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Thông tư 01/2024/TT-BKHCN.

Trình tự lấy mẫu hàng hóa để kiểm tra chất lượng hàng hóa được thực hiện như thế nào?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 8 Thông tư 01/2024/TT-BKHCN quy định trình tự lấy mẫu hàng hóa để kiểm tra chất lượng hàng hóa được thực hiện như sau:

- Thứ nhất, lập biên bản lấy mẫu hàng hóa theo Mẫu 5. BBLM của Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 01/2024/TT-BKHCN; Tại đây

- Thứ hai, mẫu hàng hóa sau khi lấy phải được niêm phong theo Mẫu 8. TNPM của Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 01/2024/TT-BKHCN và tem niêm phong có chữ ký của người lấy mẫu, người bán hàng. Tại đây

Trường hợp người bán hàng không ký biên bản lấy mẫu, tem niêm phong mẫu thì biên bản lấy mẫu, tem niêm phong mẫu phải có chữ ký của đại diện chính quyền cấp xã hoặc của ít nhất một người chứng kiến xác nhận việc người bán hàng không ký vào biên bản, tem niêm phong; trường hợp biên bản lấy mẫu, tem niêm phong mẫu không có chữ ký của đại diện chính quyền cấp xã hoặc của người chứng kiến, thì phải ghi rõ lý do vào biên bản. Biên bản lấy mẫu, tem niêm phong mẫu có chữ ký của người lấy mẫu, Trưởng Đoàn kiểm tra và các thành viên Đoàn kiểm tra vẫn có giá trị pháp lý.

Kiểm tra hàng hóa lưu thông trên thị trường theo Thông tư 01/2024/TT-BKHCN được thực hiện theo trình tự thế nào?

Căn cứ theo Điều 7 Thông tư 01/2024/TT-BKHCN việc kiểm tra hàng hóa lưu thông trên thị trường được thực hiện theo trình tự như sau:

(1) Đối với Đoàn kiểm tra tiến hành kiểm tra theo các bước sau:

Bước 1: Công bố Quyết định kiểm tra trước khi tiến hành kiểm tra. Quyết định kiểm tra được lập theo Mẫu 1. QĐ/ĐKT của Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 01/2024/TT-BKHCN Tại đây

Bước 2: Tiến hành kiểm tra các nội dung quy định tại Điều 6 Thông tư 01/2024/TT-BKHCN;

Bước 3: Lập biên bản kiểm tra theo Mẫu 3. BB/ĐKT của Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 01/2024/TT-BKHCN. Biên bản kiểm tra có chữ ký của người bán hàng, Trưởng Đoàn kiểm tra. Tại đây

+ Trường hợp người bán hàng không ký biên bản thì biên bản phải có chữ ký của đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là chính quyền cấp xã) hoặc của ít nhất một người chứng kiến xác nhận việc người bán hàng không ký vào biên bản.

+ Trường hợp biên bản không có chữ ký của đại diện chính quyền cấp xã hoặc của người chứng kiến thì Đoàn kiểm tra phải ghi rõ lý do vào biến bản, báo cáo cơ quan kiểm tra bằng văn bản. Biên bản có chữ ký của Trưởng Đoàn kiểm tra và các thành viên Đoàn kiểm tra vẫn có giá trị pháp lý.

+ Trường hợp Đoàn kiểm tra có lấy mẫu hàng hóa thì thực hiện theo quy định tại Điều 8 Thông tư 01/2024/TT-BKHCN;

Bước 4: Xử lý, kiến nghị theo quy định tại Điều 10 Thông tư 01/2024/TT-BKHCN

Bước 5: Báo cáo cơ quan kiểm tra về kết quả kiểm tra.

(2) Đối với Kiểm soát viên chất lượng tiến hành kiểm tra độc lập, đột xuất theo các bước sau đây:

Bước 1: Công bố Quyết định kiểm tra được người có thẩm quyền ban hành, xuất trình thẻ kiểm soát viên chất lượng trước khi kiểm tra. Quyết định kiểm tra được lập theo Mẫu 2. QĐ/KSV của Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 01/2024/TT-BKHCN; Tại đây

Bước 2: Tiến hành kiểm tra các nội dung quy định tại Điều 6 Thông tư 01/2024/TT-BKHCN;

Bước 3: Lập biên bản kiểm tra theo Mẫu 4. BB/KSV của Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 01/2024/TT-BKHCN. Biên bản kiểm tra có chữ ký của người bán hàng, kiểm soát viên chất lượng. Tại đây

+ Trường hợp người bán hàng không ký biên bản thì biên bản phải có chữ ký của đại diện chính quyền cấp xã hoặc của ít nhất một người chứng kiến xác nhận việc người bán hàng không ký vào biên bản.

+ Trường hợp biên bản không có chữ ký của đại diện chính quyền cấp xã hoặc của người chứng kiến, thì kiểm soát viên chất lượng phải ghi rõ lý do vào biên bản, báo cáo cơ quan kiểm tra bằng văn bản. Biên bản có chữ ký của kiểm soát viên chất lượng vẫn có giá trị pháp lý;

Bước 4: Xử lý, kiến nghị theo quy định tại Điều 10 Thông tư 01/2024/TT-BKHCN;

Bước 5: Báo cáo cơ quan kiểm tra về kết quả kiểm tra.

(3) Trường hợp kiểm tra chất lượng hàng hoá trong hoạt động thương mại điện tử, cơ quan chủ trị kiểm tra xác định hoặc xác minh (tên, địa chỉ) người bán hàng trước khi kiểm tra.

Trình tự kiểm tra thực hiện theo các khoản 1 và 2 Điều 7 Thông tư 01/2024/TT-BKHCN.

Thông tư 01/2024/TT-BKHCN có hiệu lực thi hành kể từ ngày 03 tháng 3 năm 2024.

Chất lượng hàng hóa
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Chất lượng hàng hóa trong hợp đồng mua bán hàng hóa được quy định cụ thể như thế nào?
Pháp luật
Điều kiện bảo đảm chất lượng hàng hóa xuất khẩu là gì? Biện pháp xử lý hàng hóa xuất khẩu không bảo đảm điều kiện xuất khẩu?
Pháp luật
Lô hàng hóa được hiểu như thế nào? Có thực hiện kiểm tra chất lượng hàng hóa tất cả sản phẩm trong lô hàng hóa hay không?
Pháp luật
Hàng hóa lưu thông trên thị trường là những hàng hóa như thế nào? Căn cứ vào đâu để kiểm tra chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường?
Pháp luật
Bên mua phát hiện chất lượng hàng hóa hoàn toàn khác với thỏa thuận thì có quyền từ chối nhận hàng hay không?
Pháp luật
Mẫu biên bản lấy mẫu hàng hóa thử nghiệm phục vụ kiểm tra chất lượng hàng hóa có dạng thể nào? Trình tự lấy mẫu hàng hóa ra sao?
Pháp luật
Quy trình kiểm tra về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường theo Thông tư 01/2024/TT-BKHCN áp dụng cho đối tượng nào?
Pháp luật
Quy trình kiểm tra về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường từ ngày 3/3/2024 như thế nào?
Pháp luật
Mẫu thông báo hàng hóa được tiếp tục lưu thông trên thị trường có dạng thế nào? Điều kiện để hàng hóa được lưu thông trên thị trường ra sao?
Pháp luật
Đối với các sản phẩm hàng hóa được quản lý bởi Bộ Công thương thì phải tuân thủ các yêu cầu gì về quản lý chất lượng?
Pháp luật
Các thiệt hại nào do vi phạm chất lượng hàng hóa mà người sản xuất, bán hàng phải có trách nhiệm bồi thường?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chất lượng hàng hóa
4,564 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chất lượng hàng hóa

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Chất lượng hàng hóa

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào