Mẫu Biên bản kiểm toán mới nhất được áp dụng tại các đơn vị dự toán thuộc bộ, ngành, địa phương là mẫu nào?
- Quy định về việc lập Biên bản kiểm toán tại các đơn vị dự toán thuộc bộ, ngành, địa phương ra sao?
- Mẫu Biên bản kiểm toán mới nhất được áp dụng tại các đơn vị dự toán thuộc bộ, ngành, địa phương là mẫu nào?
- Khi lập Biên bản kiểm toán mới nhất được áp dụng tại các đơn vị dự toán cần thực hiện theo nguyên tắc gì?
Quy định về việc lập Biên bản kiểm toán tại các đơn vị dự toán thuộc bộ, ngành, địa phương ra sao?
Căn cứ theo quy định tai khoản 1 Điều 17 Quy trình kiểm toán ban hành kèm theo Quyết định 02/2020/QĐ-KTNN, việc lập Biên bản kiểm toán tại các đơn vị dự toán thuộc bộ, ngành, địa phương được thực hiện như sau:
- Khi kết thúc kiểm toán tại đơn vị, Tổ trưởng có trách nhiệm tổng hợp các kết quả kiểm toán trong các biên bản xác nhận số liệu và tình hình kiểm toán của kiểm toán viên.
Các biên bản kiểm toán tại các đơn vị được chọn mẫu kiểm toán chi tiết, các biên bản kiểm tra đối chiếu với bên thứ ba và các bằng chứng kiểm toán có liên quan để lập dự thảo biên bản kiểm toán của Tổ kiểm toán tại đơn vị kiểm toán chi tiết.
- Tổ chức thảo luận trong Tổ kiểm toán về dự thảo biên bản kiểm toán của Tổ kiểm toán tại đơn vị kiểm toán chi tiết;
Trường hợp có ý kiến khác với ý kiến kết luận của Tổ trưởng, thì Kiểm toán viên có quyền bảo lưu ý kiến theo Quy chế tổ chức và hoạt động của Đoàn kiểm toán nhà nước.
- Tổ trưởng hoàn thiện dự thảo biên bản kiểm toán của Tổ kiểm toán tại đơn vị kiểm toán chi tiết sau khi thảo luận trong Tổ kiểm toán.
- Tổ trưởng trình Trưởng đoàn dự thảo biên bản kiểm toán của Tổ kiểm toán tại đơn vị kiểm toán chi tiết đã hoàn thiện để phê duyệt và gửi Kiểm toán trưởng để cho ý kiến chỉ đạo trước khi tổ chức thông qua đơn vị.
Mẫu Biên bản kiểm toán mới nhất được áp dụng tại các đơn vị dự toán thuộc bộ, ngành, địa phương là mẫu nào?
Mẫu Biên bản kiểm toán mới nhất được áp dụng tại các đơn vị dự toán thuộc bộ, ngành, địa phương là mẫu nào?
Căn cứ Quyết định 01/2023/QĐ-KTNN ngày 10/01/2023 của Tổng Kiểm toán nhà nước về việc ban hành Hệ thống mẫu biểu hồ sơ kiểm toán của Kiểm toán nhà nước.
Mẫu Biên bản kiểm toán được áp dụng tại các đơn vị dự toán thuộc bộ, ngành, địa phương mới nhất hiện nay là Mẫu số 01/BBKT-NS Mục lục ban hành kèm theo Quyết định 01/2023/QĐ-KTNN.
Tải Mẫu Biên bản kiểm toán tại các đơn vị dự toán thuộc bộ, ngành, địa phương mới nhất: Tại đây.
Khi lập Biên bản kiểm toán mới nhất được áp dụng tại các đơn vị dự toán cần thực hiện theo nguyên tắc gì?
Dựa vào nội dung được ghi chú tại Mẫu số 01/BBKT-NS Mục lục ban hành kèm theo Quyết định 01/2023/QĐ-KTNN.
Khi lập Biên bản kiểm toán mới nhất được áp dụng tại các đơn vị dự toán cần thực hiện theo nguyên tắc sau:
- Biên bản kiểm toán được lập khi thực hiện kiểm toán các nội dung kiểm toán tại các đơn vị dự toán thuộc bộ, ngành, địa phương có trong quyết định kiểm toán.
+ Trường hợp Đoàn kiểm toán thành lập các Tổ kiểm toán: Mỗi Tổ kiểm toán thực hiện kiểm toán một số nội dung công việc tại cùng một đơn vị hoặc mỗi Tổ kiểm toán thực hiện tại các đơn vị khác nhau thì tại mỗi đơn vị mỗi Tổ kiểm toán lập 01 Biên bản kiểm toán về các nội dung công việc được giao.
+ Trường hợp Đoàn kiểm toán không lập Tổ kiểm toán thì lập Biên bản kiểm toán của Đoàn kiểm toán (khi đó thay các cụm từ “Tổ kiểm toán” thành “Đoàn kiểm toán” và thành phần ký Biên bản kiểm toán là Trưởng đoàn kiểm toán và Đại diện đơn vị được kiểm toán).
- Biên bản kiểm toán phải được lập khi kết thúc kiểm toán tại đơn vị, phải được thông qua đơn vị được kiểm toán, hoàn thiện và phát hành trước khi lập Báo cáo kiểm toán.
- Trưởng đoàn kiểm toán ký và chịu trách nhiệm về tính chính xác của Biên bản kiểm toán. Kiểm toán trưởng có trách nhiệm soát xét, chỉ đạo về nội dung của Biên bản kiểm toán.
- Đoàn kiểm toán gửi dự thảo Biên bản kiểm toán cho Tổ Kiểm soát chất lượng kiểm toán trước khi gửi cho đơn vị để lấy ý kiến hoặc tổ chức thông qua dự thảo Biên bản kiểm toán.
- Biên bản kiểm toán được lập trên cơ sở tổng hợp các Biên bản xác nhận số liệu và tình hình kiểm toán của tất cả các KTV trong Tổ kiểm toán. Biên bản này không thay thế cho các Biên bản xác nhận của từng KTV.
- Tổ kiểm toán phải phản ánh đầy đủ kết quả kiểm toán.
+ Các ý kiến xác nhận, đánh giá của Tổ kiểm toán phải thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán, KTV lập Biên bản xác nhận số liệu và tình hình kiểm toán với đơn vị để lưu trữ trong hồ sơ kiểm toán.
+ Trường hợp Biên bản kiểm toán của Tổ kiểm toán có những nội dung khác với hoặc chưa có trong Biên bản xác nhận số liệu và tình hình kiểm toán của các kiểm toán viên thì Tổ kiểm toán phải thu thập bằng chứng có liên quan để lưu đầy đủ cùng Biên bản kiểm toán này trong hồ sơ kiểm toán.
- Người ký Biên bản kiểm toán bên KTNN là: Tổ trưởng Tổ kiểm toán và Trưởng đoàn kiểm toán.
Quyết định 01/2023/QĐ-KTNN chính thức có hiệu lực từ ngày 25/02/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ai có quyền yêu cầu người có thông tin liên quan đến hành vi trốn thuế cung cấp thông tin theo quy định?
- Người có trách nhiệm chăm sóc lại ép buộc trẻ em xem phim 18+ trình diễn khiêu dâm bị phạt mấy năm tù?
- Tên quốc tế của thành phần của hàng hóa trên nhãn hàng hóa được phép ghi bằng ngôn ngữ khác không phải tiếng Việt khi nào?
- Kinh doanh các loại pháo bao gồm những gì? Cơ sở kinh doanh các loại pháo cần phải có phương án bảo đảm an ninh trật tự không?
- Bấm biển số xe máy trên VNeID được không? Lệ phí bấm biển số xe máy trên VNeID là bao nhiêu?