Mẫu Báo cáo kiểm toán trong lĩnh vực an ninh quốc phòng mới nhất là Mẫu nào? Báo cáo kiểm toán có bao nhiêu phần?
Mẫu Báo cáo kiểm toán trong lĩnh vực an ninh quốc phòng mới nhất là Mẫu nào?
Mẫu Báo cáo kiểm toán trong lĩnh vực an ninh quốc phòng mới nhất là Mẫu số 01/BCKT-ĐB Mục lục ban hành kèm theo Quyết định 01/2023/QĐ-KTNN.
Tải Mẫu Báo cáo kiểm toán trong lĩnh vực an ninh quốc phòng mới nhất Tại đây.
Mẫu Báo cáo kiểm toán trong lĩnh vực an ninh quốc phòng mới nhất là Mẫu nào? Báo cáo kiểm toán có bao nhiêu phần? (Hình từ Internet)
Báo cáo kiểm toán trong lĩnh vực an ninh quốc phòng có bao nhiêu phần?
Căn cứ theo nội dung tại Mẫu số 01/BCKT-ĐB Mục lục ban hành kèm theo Quyết định 01/2023/QĐ-KTNN, Báo cáo kiểm toán trong lĩnh vực an ninh quốc phòng bao gồm 02 phần: Tình hình và kết quả kiểm toán; Kiến nghị kiểm toán.
Cụ thể như sau:
PHẦN THỨ NHẤT: TÌNH HÌNH VÀ KẾT QUẢ KIỂM TOÁN
(1) Đặc điểm tình hình
(2) Kết quả kiểm toán
- Xác nhận về tính trung thực hợp lý báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán (số liệu, thông tin tài chính)
+ Kết quả kiểm toán báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán (hoặc số liệu, thông tin tài chính)
+ Ý kiến xác nhận về tính trung thực, hợp lý của báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán (hoặc số liệu, thông tin tài chính)
- Đánh giá, xác nhận vè kết luận về việc tuân thủ pháp luật, chính sách, chế độ kế toán, quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công
+ Đánh giá chung
+ Những hạn chế tồn tại (Công tác lập, phân bổ và giao dự dự toán, Chấp hành dự toán, Công tác thực hiện dự toán ngân sách, Chi đầu tư phát triển, Chi hoạt động/ chi thường xuyên, Chi chương trình mục tiêu, Công tác xử lý chuyển nguồn ngân sách cuối năm, Hoạt động sự nghiệp, sản xuất kinh doanh, dịch vụ, tài chính và hoạt động khác, Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, Quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công, Thực hiện chức năng nhiệm vụ của đơn vị được kiểm toán, Tại các dự án hoặc doanh nghiệp kiểm toán chi tiết.....
(3) Đánh giá và kết luận về tính kinh tế, hiệu lực, hiệu quả
- Đánh giá chung
- Những hạn chế tồn tại
(4) Kiểm toán chuyên đề (nếu có)
- Đánh giá chung
- Những hạn chế tồn tại
PHẦN THỨ HAI: KIẾN NGHỊ KIỂM TOÁN
(1) Đối với đơn vị được kiểm toán
- Kiến nghị điều chỉnh sổ kế toán, báo cáo quyết toán
- Kiến nghị về xử lý tài chính
- Kiến nghị tăng thu ngân sách
- Kiến nghị thu hồi, giảm chi ngân sách
- Kiến nghị giảm lỗ (nếu có)
- Kiến nghị khác (nếu có)
- Kiến nghị chấn chỉnh, rút kinh nghiệm trong công tác quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công
- Kiến nghị kiểm điểm trách nhiệm tập thể, cá nhân và xem xét xử lý theo quy định (có thể lập Phụ lục kèm theo (nếu có))
- Ý kiến tư vấn về các giải pháp để hoàn thiện công tác quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công (nếu có)
(2) Đối với Bộ, ngành có liên quan… (nếu có)
(3) Đối với Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ, Quốc hội… (nếu có)
Như vậy, Báo cáo kiểm toán trong lĩnh vực an ninh quốc phòng được xây dựng với những nội dung nêu trên.
Người làm công tác kiểm toán của Bộ Quốc phòng cần có những tiêu chuẩn nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 1607/QĐ-BQP năm 2022, người làm công tác kiểm toán của Bộ Quốc phòng cần có những tiêu chuẩn sau:
- Có bằng đại học trở lên thuộc các chuyên ngành phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của Kiểm toán Bộ Quốc phòng, có kiến thức đầy đủ và luôn được cập nhật về các lĩnh vực được giao thực hiện kiểm toán nội bộ.
- Đã có thời gian từ 05 năm trở lên làm việc theo chuyên ngành đào tạo hoặc từ 03 năm trở lên làm việc trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán hoặc thanh tra tại các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng.
- Có kiến thức, hiểu biết về pháp luật và hoạt động của Bộ Quốc phòng; có khả năng thu thập, phân tích, đánh giá và tổng hợp thông tin; có kiến thức, kỹ năng về kiểm toán nội bộ.
- Đáp ứng yêu cầu phẩm chất và năng lực theo quy định.
Đối với Kiểm toán trưởng phải đáp ứng các tiêu chuẩn nêu trên, đồng thời phải có kiến thức chuyên sâu, kinh nghiệm thực tiễn về quản lý tài chính, tổ chức kiểm toán và các kỹ năng liên quan khác.
Quyết định 01/2023/QĐ-KTNN sẽ có hiệu lực từ ngày 25/02/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?
- Ai được gặp phạm nhân? Tải về mẫu đơn xin gặp mặt phạm nhân mới nhất hiện nay? Trách nhiệm của người gặp?
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?
- Kế toán chi tiết là gì? Sổ kế toán có bao gồm sổ kế toán chi tiết theo quy định pháp luật về kế toán?
- Hướng dẫn viết báo cáo giám sát đảng viên của chi bộ? Có bao nhiêu hình thức giám sát của Đảng?