Loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại là gì? Quy định về việc kiểm soát việc nuôi trồng loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại?
Loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại là gì?
Căn cứ khoản 18 và khoản 19 Điều 3 Luật Đa dạng sinh học 2008 có quy định về loài ngoại lai và loài ngoại lai xâm hại như sau:
Loài ngoại lai là loài sinh vật xuất hiện và phát triển ở khu vực vốn không phải là môi trường sống tự nhiên của chúng.
Loài ngoại lai xâm hại là loài ngoại lai lấn chiếm nơi sinh sống hoặc gây hại đối với các loài sinh vật bản địa, làm mất cân bằng sinh thái tại nơi chúng xuất hiện và phát triển.
Đồng thời, khoản 1 Điều 50 Luật Đa dạng sinh học 2008 có quy định:
Loài ngoại lai xâm hại bao gồm loài ngoại lai xâm hại đã biết và loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại.
Như vậy, tuy hiện nay không có định nghĩa chính xác về loại ngoài lại có nguy cơ xâm hại. Nhưng có thể hiểu đây là nhóm sinh vật sinh sống ở nơi khác đến sinh sống ở một vùng và có nguy cơ làm mất cân bằng sinh thái vùng đó.
Hiện nay, tiêu chí xác định loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại được quy định như sau, căn cứ khoản 1 và khoản 3 Điều 1 Thông tư 35/2018/TT-BTNMT:
Tiêu chí xác định loài ngoại lai xâm hại và loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại
1. Nội dung đánh giá nguy cơ xâm hại của loài ngoại lai bao gồm:
a) Thông tin về loài: tên tiếng Việt, tên khoa học, tên tiếng Anh, mô tả đặc điểm hình thái của loài;
b) Đặc điểm khí hậu nơi phát sinh nguồn gốc hoặc nơi loài đã thiết lập quần thể;
c) Lịch sử xâm hại của loài trên thế giới và ở Việt Nam;
d) Các đặc điểm của loài có nguy cơ ảnh hưởng bất lợi đến môi trường, đa dạng sinh học và sức khỏe con người;
đ) Đặc điểm sinh sản, cơ chế phát tán và các đặc tính về khả năng chống chịu của loài với các điều kiện môi trường.
...
3. Tiêu chí xác định loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại:
Loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại là loài ngoại lai đáp ứng một trong các tiêu chí sau:
a) Có khả năng phát triển và lan rộng nhanh, có biểu hiện cạnh tranh thức ăn, môi trường sống và có khả năng gây hại đến các loài sinh vật bản địa của Việt Nam;
b) Được ghi nhận là xâm hại tại khu vực có khí hậu tương đồng với Việt Nam;
c) Được đánh giá là có nguy cơ xâm hại cao đối với đa dạng sinh học của Việt Nam.
Đồng thời, Danh mục loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại hiện nay đang được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 35/2018/TT-BTNMT.
Loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại là gì? Quy định về việc kiểm soát việc nuôi trồng loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại? (Hình từ Internet)
Quy định về việc kiểm soát việc nuôi trồng loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại?
Căn cứ Điều 52 Luật Đa dạng sinh học 2008 có quy định như sau:
Kiểm soát việc nuôi trồng loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại
1. Việc nuôi trồng loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại chỉ được tiến hành sau khi có kết quả khảo nghiệm loài ngoại lai đó không có nguy cơ xâm hại đối với đa dạng sinh học và được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp phép.
2. Việc nuôi trồng, phát triển loài ngoại lai trong khu bảo tồn chỉ được tiến hành sau khi có kết quả khảo nghiệm loài ngoại lai đó không có nguy cơ xâm hại đối với đa dạng sinh học của khu bảo tồn và phải được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp phép.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan quy định việc khảo nghiệm và việc cấp phép nuôi trồng, phát triển loài ngoại lai.
Theo đó, hiện nay việc kiểm soát loài ngoại lai cũng đã được thực hiện một cách chặt chẽ. Nhằm tránh nguy cơ phát tán những loài này ra môi trường và hạn chế được hậu quả có thể xảy ra đối với việc nuôi trồng những loài này.
Nuôi loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại bị xử phạt hành chính như thế nào?
Như đã đề cập đến bên trên, loài ngoại lai xâm hại bao gồm loài ngoại lai xâm hại đã biết và loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại.
Do đó, căn cứ Điều 51 Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định tùy vào tính chất và mức độ của hành vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 1 triệu đồng đến mức cao nhất là 1 tỷ đồng. Cụ thể:
Vi phạm các quy định về kiểm soát loài ngoại lai xâm hại
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi nuôi, lưu giữ, vận chuyển, trồng, cấy loài ngoại lai xâm hại ngoài phạm vi khu bảo tồn không vì mục đích thương mại, trong trường hợp kiểm soát được sự phát triển, lây lan của chúng và chưa gây ra thiệt hại.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi nuôi, lưu giữ, vận chuyển, trồng, cấy loài ngoại lai xâm hại ngoài phạm vi khu bảo tồn vì mục đích thương mại, trong trường hợp kiểm soát được sự phát triển, lây lan của chúng và chưa gây ra thiệt hại.
3. Hành vi nuôi, lưu giữ, vận chuyển, trồng, cấy loài ngoại lai xâm hại ngoài phạm vi khu bảo tồn bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại trị giá đến dưới 10.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại trị giá từ 20.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 160.000.000 đồng đến 240.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại trị giá từ 40.000.000 đồng đến dưới 60.000.000 đồng;
đ) Phạt tiền từ 240.000.000 đồng đến 320.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại trị giá từ 60.000.000 đồng đến dưới 80.000.000 đồng;
e) Phạt tiền từ 320.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại trị giá từ 80.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
g) Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 480.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 120.000.000 đồng;
h) Phạt tiền từ 480.000.000 đồng đến 560.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại trị giá từ 120.000.000 đồng đến dưới 140.000.000 đồng;
i) Phạt tiền từ 560.000.000 đồng đến 640.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại trị giá từ 140.000.000 đồng đến dưới 150.000.000 đồng.
4. Hành vi nuôi, lưu giữ, vận chuyển, trồng, cấy loài ngoại lai xâm hại trong phạm vi khu bảo tồn, trong trường hợp kiểm soát được sự phát triển, lây lan của chúng bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với vi phạm xảy ra ngoài phân khu bảo vệ nghiêm ngặt;
b) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với vi phạm xảy ra trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt.
5. Hành vi nuôi, lưu giữ, vận chuyển, trồng, cấy các loài ngoại lai xâm hại trong phạm vi khu bảo tồn, trong trường hợp không kiểm soát được sự phát triển, lây lan của chúng bị xử phạt như sau:
a) Phạt tăng thêm từ 20% đến 30% của mức tiền phạt quy định tại khoản 4 Điều này đối với vi phạm thực hiện ở ngoài phân khu bảo vệ nghiêm ngặt;
b) Phạt tăng thêm từ 40% đến 50% của mức tiền phạt quy định tại khoản 4 Điều này đối với vi phạm thực hiện ở trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt.
Mức tiền phạt tối đa đối với mỗi hành vi vi phạm quy định tại khoản này không vượt quá 1.000.000.000 đồng.
...
8. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với trường hợp vi phạm quy định tại Điều này.
9. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tiêu hủy toàn bộ loài ngoại lai xâm hại; buộc khôi phục lại trạng thái ban đầu đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này;
b) Buộc tái xuất toàn bộ loài ngoại lai xâm hại nhập khẩu trái phép ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 6, 7 Điều này. Trường hợp không thể tái xuất được thì buộc tiêu hủy toàn bộ loài ngoại lai xâm hại nhập khẩu trái phép.
Mức phạt này được áp dụng đối với cá nhân, trường hợp tổ chức vi phạm mức phạt này là gấp đôi, căn cứ khoản 2 Điều 6 Nghị định 45/2022/NĐ-CP.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Địa điểm bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Nghệ An? Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Nghệ An như thế nào?
- Công an nhân dân đặt dưới sự lãnh đạo của ai? Vị trí của Công an nhân dân như thế nào? Chức năng của Công an nhân dân?
- Ngân hàng thương mại có được vay Ngân hàng Nhà nước dưới hình thức tái cấp vốn theo quy định không?
- Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Kiên Giang thế nào? Điểm bắn pháo hoa dịp Tết Nguyên đán 2025 tại Kiên Giang?
- Định giá xây dựng là gì? Lĩnh vực cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng có bao gồm lĩnh vực định giá xây dựng?