Khi tiến hành thẩm định nguồn vốn, khả năng cân đối nguồn vốn đầu tư công có cần phải căn cứ vào tổng số vốn đầu tư công trung hạn hay không?
- Mốc thời gian lập kế hoạch đầu tư công trung hạn tại Luật Đầu tư công được quy định như thế nào?
- Trách nhiệm của người đứng đầu bộ, cơ quan trung ương khi hướng dẫn cụ thể trình tự, thủ tục Điều chỉnh kế hoạch đầu tư công hằng năm vốn ngân sách trung ương?
- Thẩm định nguồn vốn, khả năng cân đối nguồn vốn đầu tư công phải căn cứ vào tổng số vốn đầu tư công trung hạn?
Mốc thời gian lập kế hoạch đầu tư công trung hạn tại Luật Đầu tư công được quy định như thế nào?
Căn cứ theo hướng dẫn tại Mục 16 Công văn 5015/CV-TCT năm 2022 hướng dẫn về mốc thời gian lập kế hoạch đầu tư công trung hạn tại Luật Đầu tư công như sau:
“16. Điều 55 Luật Đầu tư công Quy định mốc thời gian lập kế hoạch đầu tư công trung hạn quá chi tiết dẫn tới thiệu chủ động.
Trả lời:
Việc quy định mốc thời gian lập, thẩm định kế hoạch đầu tư công trung hạn là nhằm bảo đảm thực hiện thông nhất trên phạm vi cả nước, bảo đảm các bộ, cơ quan trung ương và địa phương hoàn chỉnh báo cáo kế hoạch đầu tư công trung hạn để các cơ quan của Chính phủ tổng hợp, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội theo quy định. Đồng thời, theo quy định tại Điều 55 Luật Đầu tư công, các mốc thời gian có khoảng cách hợp lý, đủ cho các bộ, cơ quan trung ương và địa phương thực hiện các công việc lập, thẩm định, báo cáo người đứng đầu, Hội đồng nhân dân cho ý kiến trước khi gửi các cơ quan tổng hợp.”
Theo đó, việc quy định mốc thời gian lập, thẩm định kế hoạch đầu tư công trung hạn là nhằm bảo đảm thực hiện thông nhất trên phạm vi cả nước, bảo đảm các bộ, cơ quan trung ương và địa phương hoàn chỉnh báo cáo kế hoạch đầu tư công trung hạn để các cơ quan của Chính phủ tổng hợp, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội theo quy định.
Trách nhiệm của người đứng đầu bộ, cơ quan trung ương khi hướng dẫn cụ thể trình tự, thủ tục Điều chỉnh kế hoạch đầu tư công hằng năm vốn ngân sách trung ương?
Căn cứ theo hướng dẫn tại Mục 17 Công văn 5015/CV-TCT năm 2022 hướng dẫn về trách nhiệm của người đứng đầu bộ, cơ quan trung ương như sau:
"17. Đề nghị Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài Chính hướng dẫn cụ thể trình tự, thủ tục Điều chỉnh kế hoạch đầu tư công hằng năm vốn ngân sách trung ương cho các Bộ, cơ quan trung ương tại các văn bản giao/hướng dẫn triển khai thực hiện kế hoạch đầu tư công hằng năm vốn ngân sách trung ương (thẩm quyền, trách nhiệm nhập đề xuất, phê duyệt điều chỉnh, kế hoạch đầu tư công hằng năm vốn ngân sách trung ương trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư công và Hệ thống Tabmis, gửi báo cáo ...)
Trả lời:
Theo quy định tại khoản 5 Điều 67 Luật Đầu tư công, người đứng đầu bộ, cơ quan trung ương có thẩm quyền và trách nhiệm:
a) Điều chỉnh kế hoạch đầu tư công hằng năm vốn ngân sách trung ương giữa các dự án thuộc danh mục đã được cấp có thẩm quyền quyết định nhưng không vượt quá tổng mức vốn đã được cấp có thẩm quyền giao kế hoạch;
b) Gửi báo cáo cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để tổng hợp, theo dõi đối với vốn ngân sách trung ương.
Đồng thời, trình tự, thủ tục điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm đã được quy định tại Điều 46 Nghị định số 40/2020/NĐ-CP. Sau khi ban hành Quyết định điều chỉnh kế hoạch, bộ, cơ quan trung ương và địa phương gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư (nhập điều chỉnh kế hoạch trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư công) và Bộ Tài chính (nhập trên Hệ thống Tabmis) theo quy định .”
Theo đó, người đứng đầu bộ, cơ quan trung ương có thẩm quyền và trách nhiệm:
- Điều chỉnh kế hoạch đầu tư công hằng năm vốn ngân sách trung ương giữa các dự án thuộc danh mục đã được cấp có thẩm quyền quyết định nhưng không vượt quá tổng mức vốn đã được cấp có thẩm quyền giao kế hoạch;
- Gửi báo cáo cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để tổng hợp, theo dõi đối với vốn ngân sách trung ương.
Khi tiến hành thẩm định nguồn vốn, khả năng cân đối nguồn vốn đầu tư công có cần phải căn cứ vào tổng số vốn đầu tư công trung hạn hay không? (Hình từ internet)
Thẩm định nguồn vốn, khả năng cân đối nguồn vốn đầu tư công phải căn cứ vào tổng số vốn đầu tư công trung hạn?
Căn cứ theo hướng dẫn tại Mục 18 Công văn 5015/CV-TCT năm 2022 hướng dẫn về hoạt động thẩm định chủ trương đầu tư cho các dự án khởi công mới như sau:
“18. Khi thẩm định chủ trương đầu tư cho các các dự án khởi công mới trong giai đoạn trung hạn, việc thẩm định nguồn vốn, khả năng cân đối nguồn vốn đầu tư công phải căn cứ vào tổng số vốn đầu tư công trung hạn được Thủ tướng Chính phủ thông báo cho các Bộ, cơ quan trung ương để đảm bảo tính khả thi của dự án. Trên thực tế, thời gian từ khi ban hành văn bản thông báo của Thủ tướng Chính phủ về tổng số vốn đầu tư công trung hạn của các Bộ, cơ quan trung ương đến thời hạn gửi phương án phân bổ kế hoạch đầu tư công trung hạn để Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính tổng hợp thường quá ngắn (từ 02/4 đến trước 30/4).
Đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Thủ tướng Chính phủ bảo cáo UBTV Quốc Hội và Quốc hội điều chỉnh thời gian giao số thông báo để các Bộ, cơ quan trung ương đủ thời gian thẩm định nguồn vốn, khả năng cân đối nguồn vốn đầu tư cho từng dự án và tổng hợp kế hoạch toàn ngành trong phạm vi tổng số vốn đầu tư công trung hạn được Thủ tướng Chính phủ thông báo.
Trả lời:
Theo quy định tại khoản 2 Điều 55 Luật Đầu tư công, Trước ngày 31 tháng 7 năm thứ tư của kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn trước, Thủ tướng Chính phủ ban hành chỉ thị về việc lập kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn sau với tổng mức vốn đầu tư công dự kiến bằng tổng mức vốn đầu tư công của kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn trước, thông báo tổng mức vốn đầu tư công dự kiến của các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương để làm căn cứ quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án giai đoạn sau.
Đồng thời, khoản 8 Điều 55 Luật Đầu tư công quy định: Từ ngày 01 tháng 02 đến ngày 30 tháng 4 năm thứ năm của kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn trước, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì thẩm định kế hoạch và phương án phân bổ vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương của các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương.
Như vậy, theo quy định của Luật Đầu tư công, khoảng thời gian từ khi Thủ tướng Chính phủ thông báo vốn (trước ngày 31/7 năm thứ 4 của kế hoạch đầu tư công trung hạn) đến khi Bộ Kế hoạch và Đầu tự tổng hợp thẩm định (từ ngày 02 đến ngày 30/4 năm thứ năm của kế hoạch đầu tư trung hạn) là 09 tháng nên các bộ, cơ quan trung ương và địa phương có đủ thời gian để hoàn thiện thủ tục đầu tư các dự án dự kiến bố trí kế hoạch đầu tư công trung hạn.
Tuy nhiên, thực tế giai đoạn 2021-2025, việc thông báo vốn chậm là do nguyên nhân khách quan như thời điểm giao thời giữa Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13 và Luật số 39/2014/QH14 (có hiệu lực thi hành năm 2020) và do ảnh hưởng của đại dịch Covid -19 nên việc xác định nguồn thu và khả năng bố trí vốn NSNN cho đầu tư công trong 5 năm 2021-2025 gặp nhiều khó khăn, mất nhiều thời gian trước khi có thể thông báo cho các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương. Đây là khó khăn đặc thù riêng cho việc xây dựng kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2021-2025.”
Như vậy, khi thẩm định chủ trương đầu tư cho các các dự án khởi công mới trong giai đoạn trung hạn, việc thẩm định nguồn vốn, khả năng cân đối nguồn vốn đầu tư công phải căn cứ vào tổng số vốn đầu tư công trung hạn được Thủ tướng Chính phủ thông báo cho các Bộ, cơ quan trung ương để đảm bảo tính khả thi của dự án.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lập thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở được thực hiện với công trình nào theo quy định?
- Hóa đơn điện tử bị sai nội dung hàng hóa chưa gửi cho người mua thì xử lý như thế nào? Các bên sử dụng thông tin hóa đơn điện tử?
- Đi tù về có được vay vốn ngân hàng theo Quyết định 22 hay không? Thời hạn cho vay là bao nhiêu lâu?
- Cách viết đơn xin giao đất mới nhất theo Nghị định 102? Diện tích đất tính tiền sử dụng đất được quy định thế nào?
- Mẫu Báo cáo định kỳ hằng năm của DN sử dụng vật liệu nổ công nghiệp mới nhất theo quy định hiện nay?