Hướng dẫn một số nội dung của Quy chuẩn Việt Nam 06:2022/BXD theo Công văn 98/C07-P4 năm 2023 ra sao?
Hướng dẫn một số nội dung của Quy chuẩn Việt Nam 06:2022/BXD theo Công văn 98/C07-P4 năm 2023 ra sao?
Ngày 30/11/2022 Bộ Xây dựng đã ban hành QCVN 06:2022/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình kèm theo Thông tư 06/2022/TT-BXD có hiệu lực từ ngày 16/01/2023 thay thế QCVN 06:2021/BXD. Quy chuẩn Việt Nam QCVN 06:2022/BXD quy định các yêu cầu chung về an toàn cháy cho gian phòng, khoang cháy, nhà và các công trình xây dựng khi xây dựng mới hoặc trong phạm vi một số thay đổi khi cải tạo, sửa chữa.
Để bảo đảm tính thống nhất khi áp dụng các quy chuẩn, tiêu chuẩn trong công tác PCCC trên toàn quốc, C07 hướng dẫn một số nội dung của Quy chuẩn Việt Nam QCVN 06:2022/BXD như sau:
[1] Quy chuẩn Việt Nam QCVN 06:2022/BXD áp dụng khi xây dựng mới hoặc trong phạm vi cải tạo, sửa chữa đối với các nhà và công trình, cụ thể:
- Nhà ở: chung cư và nhà ở tập thể có chiều cao phòng cháy chữa cháy đến 150 m và không quá 3 tầng hầm; nhà ở riêng lẻ có chiều cao từ 7 tầng trở lên hoặc có nhiều hơn 1 tầng hầm đến 3 tầng hầm; nhà ở riêng lẻ kết hợp sản xuất, kinh doanh với diện tích sàn dành cho mục đích sản xuất, kinh doanh chiếm trên 30% tổng diện tích sàn (Trường hợp chuyển đổi nhà ở riêng lẻ sang mục đích khác thì phải tuân thủ theo quy định của quy chuẩn này và các quy định pháp luật hiện hành có liên quan);
- Các nhà công cộng có chiều cao phòng cháy chữa cháy đến 150 m và không quá 3 tầng hầm (trừ các công trình trực tiếp sử dụng làm nơi thờ cúng, tín ngưỡng; các công trình di tích); các loại sân thể thao ngoài trời có khán đài (sân vận động, sân tập luyện, thi đấu thể thao và tương tự);
- Các nhà sản xuất, nhà kho có chiều cao phòng cháy chữa cháy đến 50 m và không quá 1 tầng hầm;
- Các nhà cung cấp cơ sở, tiện ích hạ tầng kỹ thuật có chiều cao phòng cháy chữa cháy đến 50 m và không quá 1 tầng hầm;
- Các nhà phục vụ giao thông vận tải có chiều cao phòng cháy chữa cháy đến 50 m và không quá 3 tầng hầm;
- Các nhà phục vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn (trừ nhà ươm, nhà kính trồng cây và tương tự).
[2] Phạm vi áp dụng đối với các đối tượng khác như sau:
- Đối với các nhà thuộc nhóm nguy hiểm cháy theo công năng F1.2, F1.3, F4.2, F4.3 và nhà hỗn hợp khi có tối đa 05 tầng hầm trong đó tầng hầm 4, 5 chỉ bố trí gara thì áp dụng quy chuẩn QCVN 06:2022/BXD và QCVN 13:2018/BXD về Gara ô tô để thiết kế, thẩm duyệt;
- Các phần 2, 3, 4, 5 và 6 không áp dụng cho các nhà có công năng đặc biệt và các nhà có đặc điểm tương tự sau:
+ Nhà và công trình thuộc dây chuyền công nghệ của các cơ sở năng lượng: nhà máy thủy điện, nhiệt điện, điện nguyên tử, điện gió, điện mặt trời, điện địa nhiệt, điện thủy triều, điện rác, điện sinh khối, điện khí biogas, điện đồng phát;
+ Tháp kiểm soát không lưu;
+ Nhà sản xuất hoặc bảo quản các chất và vật liệu nổ; các kho chứa dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ, khí đốt tự nhiên, các loại khí dễ cháy, cũng như các chất tự cháy; cửa hàng kinh doanh xăng dầu, chất lỏng dễ cháy, khí đốt; nhà sản xuất hoặc kho hóa chất độc hại;
+ Công trình quốc phòng, an ninh;
+ Phần ngầm của công trình tầu điện ngầm; công trình hầm mỏ.
- Phần 5 cũng không áp dụng cho các đối tượng quy định tại Điều 1.1.6.
Như vậy, các nhà, công trình không thuộc phạm vi áp dụng toàn bộ hoặc một phần của QCVN 06:2022/BXD, chủ đầu tư phải thực hiện các yêu cầu về PCCC của các tài liệu chuẩn để thiết kế và thẩm duyệt về phòng cháy chữa cháy theo nguyên tắc quy định tại Điều 1.1.7 QCVN 06:2022/BXD. Trường hợp sử dụng tiêu chuẩn nước ngoài về hệ thống PCCC phải thực hiện việc chấp thuận theo quy định tại khoản 4 Điều 1 Luật Phòng cháy và chữa cháy 2013; trường hợp sử dụng tiêu chuẩn nước ngoài khác về xây dựng thì thực hiện theo quy định tại Điều 8 Nghị định 15/2021/NĐ-CP ngày 03/3/2021 của Chính phủ. Trong các tài liệu chuẩn hiện hành có liên quan về phòng cháy chữa cháy cho nhà và công trình mà có các quy định, yêu cầu kỹ thuật cụ thể kém an toàn hơn quy định của QCVN 06:2022/BXD thì áp dụng quy chuẩn này.
Hướng dẫn một số nội dung của Quy chuẩn Việt Nam 06:2022/BXD theo Công văn 98/C07-P4 năm 2023 ra sao? (Hình từ Internet)
Chủ thể nào có thẩm quyền thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy?
Căn cứ theo quy định tại khoản 12 Điều 13 Nghị định 136/2020/NĐ-CP thì thẩm quyền thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy như sau:
- Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy đối với:
+ Dự án, công trình không phân biệt nguồn vốn đầu tư đáp ứng tiêu chí phân loại dự án, công trình quan trọng quốc gia, dự án, công trình nhóm A theo quy định của pháp luật về đầu tư công (trừ các dự án, công trình đầu tư xây dựng sử dụng ngân sách nhà nước do cấp tỉnh là chủ đầu tư);
+ Công trình có chiều cao trên 100 m; công trình xây dựng trên địa bàn từ 02 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên; phương tiện đường thủy có chiều dài từ 50 m trở lên vận chuyển hành khách, vận chuyển chất lỏng dễ cháy, khí cháy, vật liệu nổ, hóa chất có nguy hiểm về cháy, nổ;
+ Dự án đầu tư xây dựng công trình do Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh đề nghị, trừ các cơ sở quốc phòng hoạt động phục vụ mục đích quân sự và phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy được các cơ sở quốc phòng chế tạo hoặc hoán cải chuyên dùng cho hoạt động quân sự;
- Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy đối với:
+ Đồ án quy hoạch đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và các khu chức năng khác theo Luật Quy hoạch 2017 trên địa bàn quản lý;
+ Dự án, công trình không thuộc thẩm quyền của Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn quản lý và những trường hợp do Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ ủy quyền;
+ Phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy trên địa bàn quản lý không thuộc thẩm quyền của Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ và những trường hợp do Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ ủy quyền, trừ các cơ sở quốc phòng hoạt động phục vụ mục đích quân sự và phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy được các cơ sở quốc phòng chế tạo hoặc hoán cải chuyên dùng cho hoạt động quân sự.
Đối tượng áp dụng QCVN 06:2022/BXD ra sao?
Tại Mục 1.2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 06:2022/BXD có quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 06:2022/BXD áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động đầu tư xây dựng trên lãnh thổ Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi Nhà nước thu hồi đất, chủ sở hữu cây trồng được tự thu hồi cây trồng, vật nuôi trước khi bàn giao lại đất cho Nhà nước không?
- Nguyên tắc đặt tên giao dịch quốc tế của trường cao đẳng sư phạm? Trường CĐSP phải công khai giải trình thể hiện ở những hoạt động nào?
- 23 nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự? Tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án có bao gồm tranh chấp đất đai?
- Người tham gia đấu giá tài sản có quyền khiếu nại đối với quyết định của Hội đồng đấu giá tài sản khi nào?
- Khi đấu giá theo phương thức đặt giá xuống mà chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá thì cuộc đấu giá thực hiện như nào?