Hướng dẫn ghi nhãn và mẫu bảng biểu mẫu nhãn điển hình về PCCC. Phân nhóm nguy cơ cháy và cường độ phun dung dịch chất phụ gia chữa cháy theo TCVN 13457-1:2022?
Yêu cầu chung đối với phương tiện chữa cháy và yêu cầu đối với thiết bị cung cấp?
Theo Mục 10 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13457-1:2022 về Phòng cháy chữa cháy - Chất chữa cháy gốc nước quy định yêu cầu đối với phương tiện chữa cháy như sau:
Yêu cầu đối với phương tiện chữa cháy
- Yêu cầu chung
+ Chất phụ gia chữa cháy tuân thủ theo tiêu chuẩn này được phép sử dụng với các phương tiện chữa cháy thông thường, được thiết kế chủ yếu để sử dụng nước hoặc bọt để dập tắt đám cháy.
- Yêu cầu đối với thiết bị cung cấp
+ Bể chứa: Nhà sản xuất phải ghi rõ “được phép chứa dung dịch chất phụ gia chữa cháy đã pha trộn để sẵn sàng sử dụng”.
+ Trang thiết bị riêng biệt; Trong trường hợp các bể chứa di động không phải là một phần trong hệ thống thiết bị, hoặc trong trường hợp chất phụ gia chữa cháy được chứa đựng riêng biệt để sử dụng với nước từ các bể di động hoặc với nước từ các nguồn cung cấp khác, thì bể chứa được kết nối với thiết bị định lượng trên hệ thống chữa cháy, được lắp đặt theo NFPA 1901.
+ Sử dụng trong các hệ thống chữa cháy
+ Các nhóm nguy cơ cháy được phân loại theo quy định của TCVN 3890. Tiêu chuẩn này bổ sung thêm một số nhóm nguy cơ cháy và cường độ phun dung dịch chất phụ gia chữa cháy, được liệt kê trong Bảng 6
+ Tính toán lượng chất phụ gia chữa cháy
+ Nguyên tắc tính toán lượng chất phụ gia chữa cháy sử dụng cho hệ thống phun cố định được căn cứ theo một hoặc một nhóm các phương thức chữa cháy, được nhà sản xuất công bố và được cơ quan có thẩm quyền chấp nhận.
+ Khối lượng chất phụ gia chữa cháy được tính toán phải đảm bảo dập tắt đám cháy và triệt tiêu các nguy cơ gây cháy lại theo hệ số an toàn theo quy định của TCVN 7336 từ 1,5 đến 2,5 lần khối lượng chất phụ gia chữa cháy cần có để dập tắt đám cháy, tùy theo nguy cơ cháy.
+ Trong trường hợp chất phụ gia chữa cháy được yêu cầu sử dụng kết hợp nhiều phương thức chữa cháy khác nhau, khối lượng chất phụ gia chữa cháy được sử dụng là khối lượng tính toán tương ứng với phương pháp chữa cháy mang lại hiệu quả lại cao nhất.
+ Cách tính toán lượng chất phụ gia chữa cháy khi sử dụng chữa cháy theo cơ chế tạo bọt được quy định tương tự như với chất tạo bọt theo TCVN 7336.
Như vậy, quy định yêu cầu đối với phương tiện chữa cháy được quy định như trên.
Bảng 6 - Phân nhóm nguy cơ cháy và cường độ phun dung dịch chất phụ gia chữa cháy
+ Cách tính toán lượng chất phụ gia chữa cháy dùng để trung hoà nhiên liệu được quy định như sau:
+ Khối lượng nhiên liệu chất chứa trong không gian đủ điều kiện cháy được tính toán như sau:
Trong đó:
Mc: Khối lượng nhiên liệu chứa trong không gian đủ điều kiện cháy
Mf : Khối lượng nhiên liệu chứa trong kho chứa theo thiết kế
Mtc: Khối lượng nhiên liệu bị tiêu hao do cháy (tạo hơi và cháy)
Mk: Khối lượng nhiên liệu chứa trong khu vực kín không đủ điều kiện cháy
Mth: Khối lượng nhiên liệu được thu hồi vào hầm chứa an toàn trong trường hợp cháy.
Tùy thuộc vào thiết kế và thực trạng các thông số đầu vào khác nhau nên người thiết kế phải thực hiện phân tích để tính toán chính xác Mc. Tuy nhiên, công việc này không dễ dàng bởi các kịch bản dùng trong thiết kế xây dựng chưa lường hết được các tình huống có thể xảy ra. Chính vì vậy tùy thuộc vào cấp độ nguy hiểm, người thiết kế có thể tính toán dựa trên tỷ lệ % của Mf. Trong một số trường hợp được tính bằng 100% Mf.
+ Lượng chất phụ gia cần thiết
Lượng chất phụ gia cần thiết được xác định từ công thức trung hoà nhiên liệu và tỷ lệ trộn.
VÍ DỤ:
Từ công thức trung hoà: Chất phụ gia chữa cháy/ nhiên liệu/ nước = 1/ 8/ 40, ta tính ra tỷ lệ chất phụ gia cần thiết là 2,5% và tính được lượng chất phụ gia chữa cháy cần thiết. (3)
Để dập cháy với đám cháy B, tỷ lệ trộn cần sử dụng là 3% (4)
Từ (3) và (4) sẽ tính được lượng dung dịch 3% cần thiết để trung hoà toàn bộ nhiên liệu (5)
+ Cường độ phun
Tra cứu Bảng 6 bên trên để xác định cường độ phun quy định theo tiêu chuẩn này.
Tra cứu TCVN 7336 để xác định cường độ phun.
Lựa chọn cường độ phun có giá trị cao nhất.
Trong một số trường hợp cần tính toán cường độ phun dựa trên kết quả thực nghiệm. Nếu kết quả chỉ ra cường độ phun thấp hơn quy định tại TCVN 7336 thì lựa chọn giá trị theo quy định tại TCVN 7336, nếu cao hơn thì sử dụng kết quả thực nghiệm.
+ Lưu lượng
Lưu lượng được tính toán, tương tự như thiết kế hệ thống chữa cháy bằng nước sao cho trong vòng 10 min phải phun hết lượng dung dịch chất phụ gia chữa cháy cần thiết để chữa cháy và trung hoà toàn bộ lượng nhiên liệu chứa trong không gian đủ điều kiện cháy.
+ Áp suất hoạt động
Áp suất hoạt động tính toán tương tự cho hệ thống nước sau khi loại trừ tổn thất áp suất sau bộ trộn.
+ Dự trữ chất phụ gia chữa cháy tối thiểu
Hệ số an toàn là 2,5
Dự trữ chất phụ gia chữa cháy = 2,5 x lượng chất phụ gia tính tại (3) (6)
Dự trữ nước tối thiểu:
Dự trữ nước tối thiểu phải bằng lượng nước cần thiết để hoà trộn toàn bộ dự trữ chất phụ gia chữa cháy tối thiểu (6)
Trong trường hợp lượng dự trữ nước tính toán thấp hơn lượng nước quy định theo TCVN 7336 thì người thiết kế có thể lựa chọn theo TCVN 7336.
+ Các hệ thống chữa cháy cố định.
Các hệ thống chữa cháy cố định được sử dụng được kiểm định, thử nghiệm, và bảo trì theo quy định.
+ Hàng năm, các chất phụ gia chữa cháy được bảo quản trong hệ thống cố định được lấy mẫu và gửi tới nhà sản xuất hoặc phòng thí nghiệm đủ năng lực để kiểm tra, đánh giá tình trạng chất lượng.
Đóng gói, ghi nhãn và hướng dẫn sử dụng như thế nào?
Theo Mục 11 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13457-1:2022 về Phòng cháy chữa cháy - Chất chữa cháy gốc nước quy định đóng gói, ghi nhãn và hướng dẫn sử dụng như sau:
Tổng quan:
- Việc đóng gói chất phụ gia chữa cháy được tuân theo các quy định về vận chuyển vật liệu qua đường bộ và đường hàng không.
- Thiết bị chứa
+ Thiết bị chứa phải tuân theo các yêu cầu của UL162, Mục 5.2.1, các bình chứa phi kim loại phải tuân thủ theo thử nghiệm bảo quản nhanh của UL 162, Mục 22.3.
- Bảo quản:
+ Chất phụ gia chữa cháy đậm đặc và dung dịch chất phụ gia chữa cháy được bảo quản theo khuyến nghị của nhà sản xuất.
+ Chất phụ gia chữa cháy không được bảo quản ở nhiệt độ dưới 0°C hoặc trên 49°C.
+ Trường hợp chất phụ gia chữa cháy có thể trộn trước với nước trong quá trình bảo quản, nhà sản xuất phải ghi rõ trên bao bì và điều kiện bảo quản, thời hạn bảo quản tương ứng.
Hướng dẫn ghi nhãn và mẫu bảng biểu mẫu nhãn điển hình về PCCC. Phân nhóm nguy cơ cháy và cường độ phun dung dịch chất phụ gia chữa cháy theo TCVN 13457-1:2022?
Ghi nhãn và mẫu bảng biểu mẫu nhãn điển hình hướng dẫn sử dụng về Phòng cháy chữa cháy - Chất chữa cháy gốc nước như thế nào?
Theo Mục 11 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13457-1:2022 về Phòng cháy chữa cháy - Chất chữa cháy gốc nước như sau:
- Ghi nhãn: Nhà sản xuất phải cung cấp các thông tin theo yêu cầu tại tiêu chuẩn này, TCVN 13457-1. Những thông tin sau ghi trên nhãn mác, được gắn cố định vào bình chứa chất phụ gia chữa cháy:
+ Tên và địa chỉ của nhà sản xuất;
+ Tên sản phẩm, số lô, và ngày sản xuất;
+ Mục đích sử dụng và thông số kỹ thuật khi sử dụng dưới dạng biểu đồ phù hợp với Bảng 7, tất cả các bình chứa phải có thông tin phù hợp. Nếu một vài ứng dụng của sản phẩm chưa được chứng nhận thì nhãn mác phải ghi rõ điều này;
+ Tỷ lệ trộn khuyến nghị của nhà sản xuất đối với mỗi ứng dụng được chứng nhận;
+ Cường độ phun với mỗi ứng dụng được chứng nhận;
+ Nhiệt độ bảo quản tối thiểu và tối đa được khuyến nghị;
+ Hướng dẫn cấp cứu và sơ cứu;
+ Thể tích chất phụ gia chữa cháy trong bình chứa;
+ Tổ chức kiểm định.
Như vậy, Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13457-1:2022 về Phòng cháy chữa cháy - Chất chữa cháy gốc nước được quy định như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kiểm tra hải quan là gì? Ai có thẩm quyền quyết định kiểm tra hải quan theo quy định pháp luật?
- Mẫu bản kiểm điểm của Bí thư đảng ủy là mẫu nào? Nội dung bản kiểm của Bí thư đảng ủy phải đảm bảo gì?
- Việc lập danh sách người sở hữu chứng khoán tại ngày đăng ký cuối cùng sẽ do tổ chức nào thực hiện?
- Mẫu Báo cáo số hóa hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Mức tiền hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi là bao nhiêu? Có được hỗ trợ vay vốn tín dụng khi bị thu hồi không?