Hướng dẫn chỉnh sửa số điện thoại trên ứng dụng VssID trên Cổng dịch vụ công của Bảo hiểm xã hội Việt Nam?
Hướng dẫn chỉnh sửa số điện thoại trên ứng dụng VssID trên Cổng dịch vụ công của Bảo hiểm xã hội Việt Nam?
Người dân thực hiện chỉnh sửa số điện thoại trên ứng dụng VssID trên cổng dịch vụ công của Bảo hiểm xã hội Việt Nam theo các bước như sau:
Bước 1: Truy cập vào Cổng dịch vụ công của Bảo hiểm xã hội Việt Nam tại địa chỉ https://dichvucong.baohiemxahoi.gov.vn/#/index
Bước 2: Tiến hành nhập Mã số BHXH, mật khẩu và mã xác nhận để đăng nhập
Bước 3: Để chuột vào nút mũi tên ngay bên cạnh tên tài khoản đề chọn “Thông tin tài khoản”
Bước 4: Nhấn vào hình cây bút và điền số điện thoại mới
Bước 5: Nhập mã kiểm tra và bấm “Ghi nhận”
Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc gồm có những ai?
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc gồm có những người sau đây:
(1) Người lao động:
- Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
+ Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
+ Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
+ Cán bộ, công chức, viên chức;
+ Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
+ Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
+ Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;
+ Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
+ Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
+ Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
- Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Chính phủ.
(2) Người sử dụng lao động:
Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm:
- Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân;
- Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác;
- Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam;
- Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.
Trên đây là nội dung hướng dẫn chỉnh sửa số điện thoại trên ứng dụng VssID trên Cổng dịch vụ công của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Hướng dẫn chỉnh sửa số điện thoại trên ứng dụng VssID trên Cổng dịch vụ công của Bảo hiểm xã hội Việt Nam?
Người lao động được hưởng quyền lợi gì khi tham gia Bảo hiểm xã hội?
Căn cứ theo quy định tại Điều 18 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, quy định như sau:
Quyền của người lao động
1. Được tham gia và hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật này.
2. Được cấp và quản lý sổ bảo hiểm xã hội.
3. Nhận lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội đầy đủ, kịp thời, theo một trong các hình thức chi trả sau:
a) Trực tiếp từ cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc tổ chức dịch vụ được cơ quan bảo hiểm xã hội ủy quyền;
b) Thông qua tài khoản tiền gửi của người lao động mở tại ngân hàng;
c) Thông qua người sử dụng lao động.
4. Hưởng bảo hiểm y tế trong các trường hợp sau đây:
a) Đang hưởng lương hưu;
b) Trong thời gian nghỉ việc hưởng trợ cấp thai sản khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi;
c) Nghỉ việc hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng;
d) Đang hưởng trợ cấp ốm đau đối với người lao động mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành.
5. Được chủ động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động nếu thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 45 của Luật này và đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội; được thanh toán phí giám định y khoa nếu đủ điều kiện để hưởng bảo hiểm xã hội.
6. Ủy quyền cho người khác nhận lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội.
7. Định kỳ 06 tháng được người sử dụng lao động cung cấp thông tin về đóng bảo hiểm xã hội; định kỳ hằng năm được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận về việc đóng bảo hiểm xã hội; được yêu cầu người sử dụng lao động và cơ quan bảo hiểm xã hội cung cấp thông tin về việc đóng, hưởng bảo hiểm xã hội.
8. Khiếu nại, tố cáo và khởi kiện về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.
Như vậy, người lao động khi tham gia Bảo hiểm xã hội sẽ được hưởng các quyền lợi nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Kế hoạch kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng? Nguyên tắc kiểm tra giám sát và kỷ luật Đảng?
- Mẫu báo cáo hoạt động cung cấp thông tin xuyên biên giới tại Việt Nam áp dụng từ ngày 25/12/2024 như thế nào?
- Tải mẫu bản cam kết tiếng Anh, bản cam kết song ngữ chuyên nghiệp? Bản cam kết tiếng Anh là gì?
- Lỗi không có bảo hiểm xe ô tô 2025 bị phạt bao nhiêu tiền? Phí mua bảo hiểm xe ô tô 2025 là bao nhiêu?
- Năm 2025, người ngồi sau không đội mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu tiền? Người ngồi sau không đội mũ bảo hiểm phạt ai?