Hồ sơ thi tuyển quyền sử dụng tần số vô tuyến điện để cấp giấy phép sử dụng băng tần gồm những giấy tờ nào?
- Hồ sơ thi tuyển quyền sử dụng tần số vô tuyến điện để cấp giấy phép sử dụng băng tần gồm những giấy tờ nào?
- Tổ chức thi tuyển quyền sử dụng tần số vô tuyến điện để cấp giấy phép sử dụng băng tần nộp hồ sơ thi tuyển trong thời hạn bao lâu?
- Trình tự mở hồ sơ thi tuyển quyền sử dụng tần số vô tuyến điện để cấp giấy phép sử dụng băng tần ra sao?
Hồ sơ thi tuyển quyền sử dụng tần số vô tuyến điện để cấp giấy phép sử dụng băng tần gồm những giấy tờ nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 26 Nghị định 63/2023/NĐ-CP quy định hồ sơ thi tuyển quyền sử dụng tần số vô tuyến điện để cấp giấy phép sử dụng băng tần gồm:
(1) Đối với tổ chức đã được cấp phép kinh doanh dịch vụ viễn thông sử dụng băng tần
- Đơn đăng ký tham gia thi tuyển
- Hồ sơ đề nghị cấp mới giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông sử dụng băng tần được cấp phép thông qua thi tuyển theo quy định của pháp luật về viễn thông; hoặc hồ sơ sửa đổi, bổ sung giấy phép thiết lập mạng viễn thông công cộng, giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông sử dụng băng tần do thay đổi nhu cầu sử dụng tài nguyên viễn thông đã được cấp phép gồm:
+ Đơn đề nghị sửa đổi, bổ sung giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông theo quy định của pháp luật về viễn thông;
+ Báo cáo tình hình thực hiện giấy phép kể từ ngày được cấp giấy phép đến ngày nộp hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung giấy phép theo quy định của pháp luật về viễn thông;
+ Kế hoạch kinh doanh và kế hoạch kỹ thuật sửa đổi, bổ sung phù hợp với tài nguyên viễn thông thay đổi theo quy định của pháp luật về viễn thông;
- Bản cam kết triển khai mạng viễn thông sau khi trúng tuyển theo mẫu tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này;
- Cam kết đáp ứng điều kiện quy định tại điểm a khoản 1 Điều 18a Luật Tần số vô tuyến điện 2009 được bổ sung tại khoản 6 Điều 1 Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện 2022
- Tài liệu khác theo yêu cầu của phương án tổ chức thi tuyển.
(2) Đối với tổ chức không thuộc trường hợp (1) hồ sơ gồm:
- Đơn đăng ký tham gia thi tuyển theo Mẫu 04 quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này;
- Hồ sơ đề nghị cấp hoặc cấp mới giấy phép thiết lập mạng viễn thông công cộng, giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông sử dụng băng tần theo quy định của pháp luật về viễn thông;
- Bản cam kết triển khai mạng viễn thông sau khi trúng tuyển theo mẫu tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này;
- Cam kết đáp ứng điều kiện quy định tại điểm a khoản 1 Điều 18a Luật Tần số vô tuyến điện 2009 được bổ sung tại khoản 6 Điều 1 Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện 2022
- Tài liệu khác theo yêu cầu của phương án tổ chức thi tuyển.
Hồ sơ thi tuyển quyền sử dụng tần số vô tuyến điện để cấp giấy phép sử dụng băng tần gồm những giấy tờ nào? (Hình từ Internet)
Tổ chức thi tuyển quyền sử dụng tần số vô tuyến điện để cấp giấy phép sử dụng băng tần nộp hồ sơ thi tuyển trong thời hạn bao lâu?
Căn cứ theo quy định tại Điều 26 Nghị định 63/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Hồ sơ thi tuyển
1. Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày Bộ Thông tin và Truyền thông thông báo công khai phương án tổ chức thi tuyển, tổ chức phải nộp hồ sơ thi tuyển tới Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Viễn thông) qua đường bưu chính hoặc nộp trực tiếp. Các hồ sơ nộp không đúng thời hạn trên sẽ không được tiếp nhận và giải quyết.
Theo như quy định trên, tổ chức thi tuyển quyền sử dụng tần số vô tuyến điện để cấp giấy phép sử dụng băng tần nộp hồ sơ thi tuyển trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày Bộ Thông tin và Truyền thông thông báo công khai phương án tổ chức thi tuyển tới Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Viễn thông) qua đường bưu chính hoặc nộp trực tiếp.
Trình tự mở hồ sơ thi tuyển quyền sử dụng tần số vô tuyến điện để cấp giấy phép sử dụng băng tần ra sao?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 27 Nghị định 63/2023/NĐ-CP quy định trình tự mở hồ sơ thi tuyển quyền sử dụng tần số vô tuyến điện để cấp giấy phép sử dụng băng tần như sau:
- Thông báo thành phần tham dự;
- Thông báo số lượng hồ sơ thi tuyển và tên các tổ chức tham gia thi tuyển;
- Kiểm tra niêm phong của hồ sơ thi tuyển;
- Mở lần lượt các bộ hồ sơ và ghi vào biên bản mở hồ sơ thi tuyển các thông tin về: tên doanh nghiệp, số lượng bộ hồ sơ gốc và bản lưu bằng phương tiện điện tử;
- Thông qua biên bản mở hồ sơ thi tuyển;
- Đại diện của từng tổ chức và đại diện Bộ Thông tin và Truyền thông ký xác nhận vào biên bản mở hồ sơ thi tuyển. Bản sao của biên bản mở hồ sơ thi tuyển được gửi cho tất cả các tổ chức tham gia thi tuyển;
- Sau khi mở hồ sơ thi tuyển, đại diện Bộ Thông tin và Truyền thông ký xác nhận vào bản gốc của tất cả các hồ sơ thi tuyển và niêm phong 01 bộ hồ sơ bản gốc. Trên giấy niêm phong có chữ ký của đại diện Bộ Thông tin và Truyền thông và đại diện của tổ chức tham gia thi tuyển có mặt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Việc quản lý, sử dụng kinh phí trong đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án PPP theo Thông tư 95/2024 ra sao?
- Thờ cúng tổ tiên là gì? Thờ cúng tổ tiên bắt nguồn từ đâu? Thờ cúng tổ tiên có phải là hoạt động tín ngưỡng?
- Thỏa thuận cấp bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 như thế nào? Phí bảo lãnh được quy định ra sao?
- Việc xác định tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân huyện được thực hiện theo nguyên tắc gì theo quy định?
- Điều kiện đối với thành viên sáng lập của ngân hàng liên doanh theo Nghị định 162/2024 như thế nào?