Hệ thống tổ chức công đoàn Việt Nam có bao nhiêu cấp? Tổ chức công đoàn Việt Nam được thành lập vào ngày tháng năm nào?

Hệ thống tổ chức công đoàn Việt Nam có bao nhiêu cấp? Tổ chức công đoàn Việt Nam được thành lập vào ngày tháng năm nào?

Hệ thống tổ chức công đoàn Việt Nam có bao nhiêu cấp?

Tại Điều 7 Điều lệ Công đoàn Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 174/QĐ-TLĐ năm 2020 quy định:

Hệ thống tổ chức công đoàn các cấp
Công đoàn Việt Nam là tổ chức thống nhất, có các cấp sau đây:
1. Cấp Trung ương: Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (sau đây gọi tắt là Tổng Liên đoàn).
2. Cấp tỉnh, ngành trung ương gồm: Liên đoàn lao động tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; công đoàn ngành trung ương và tương đương.
3. Cấp trên trực tiếp cơ sở gồm:
a. Liên đoàn lao động huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là liên đoàn lao động cấp huyện);
b. Công đoàn ngành địa phương;
c. Công đoàn các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao (sau đây gọi chung là công đoàn các khu công nghiệp);
d. Công đoàn tổng công ty;
đ. Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở khác.
4. Cấp cơ sở gồm: Công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở (sau đây gọi chung là công đoàn cơ sở).

Theo đó, hệ thống tổ chức Công đoàn Việt Nam bao gồm 4 cấp:

- Cấp Trung ương.

- Cấp tỉnh, ngành trung ương.

- Cấp trên trực tiếp cơ sở.

- Cấp cơ sở.

Hệ thống tổ chức công đoàn Việt Nam có bao nhiêu cấp?

Hệ thống tổ chức công đoàn Việt Nam có bao nhiêu cấp? (Hình từ Internet)

Tổ chức công đoàn Việt Nam được thành lập vào ngày tháng năm nào?

Tại tiểu mục 1 Mục I Đề cương ban hành kèm theo Hướng dẫn 117-HD/BTGTW năm 2023 có quy định như sau:

I. ĐẠI HỘI ĐÁNH DẤU SỰ RA ĐỜI CỦA TỔ CHỨC CÔNG ĐOÀN VÀ TÊN GỌI CỦA CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM QUA CÁC THỜI KỲ
1. Đại hội thành lập Tổng Công hội đỏ Bắc kỳ
Đại hội do Ban Chấp hành Trung ương lâm thời Đông Dương Cộng sản Đảng triệu tập vào ngày 28/7/1929, tại nhà số 15 phố Hàng Nón, thành phố Hà Nội. Đại hội đã bầu ra Ban Chấp hành lâm thời Tổng Công hội đỏ Bắc kỳ do đồng chí Nguyễn Đức Cảnh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương lâm thời Đông Dương Cộng sản Đảng đứng đầu. Đại hội thông qua Chương trình, Điều lệ của Công hội, quyết định ra Báo Lao động và Tạp chí Công hội đỏ.
Tổng Công hội đỏ Bắc Kỳ ra đời có ý nghĩa to lớn, trở thành tổ chức Công đoàn Việt Nam đầu tiên, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng đối với quá trình đấu tranh, phát triển của phong trào công nhân và giai cấp công nhân Việt Nam.
...

Theo đó, tổ chức công đoàn Việt Nam được thành lập vào ngày 28/7/1929.

Đối tượng nào không được kết nạp vào tổ chức Công đoàn Việt Nam?

Căn cứ theo khoản 3.2 Điều 3 Hướng dẫn 03/HD-TLĐ năm 2020 quy định như sau:

Đối tượng và điều kiện gia nhập Công đoàn Việt Nam theo Điều 1 Điều lệ Công đoàn Việt Nam
...
3.2. Đối tượng không kết nạp vào tổ chức Công đoàn Việt Nam
a. Người nước ngoài lao động tại Việt Nam;
b. Người lao động làm công tác quản lý trong các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước, bao gồm: Chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh, chủ tịch hội đồng thành viên, thành viên hội đồng thành viên, chủ tịch công ty, chủ tịch hội đồng quản trị, thành viên hội đồng quản trị, giám đốc hoặc tổng giám đốc và cá nhân giữ chức danh quản lý khác có thẩm quyền nhân danh công ty ký kết giao dịch của công ty theo quy định tại điều lệ công ty;
c. Hiệu trưởng, viện trưởng; phó hiệu trưởng, phó viện trưởng được ủy quyền quản lý đơn vị hoặc ký hợp đồng lao động trong đơn vị sự nghiệp ngoài khu vực nhà nước.
d. Xã viên trong các hợp tác xã nông nghiệp;
đ. Người đang trong thời gian chấp hành các hình phạt tù theo quyết định của tòa án;
...

Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì các đối tượng không được kết nạp vào tổ chức Công đoàn Việt Nam gồm có:

- Người nước ngoài lao động tại Việt Nam;

- Người lao động làm công tác quản lý trong các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước, bao gồm: Chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh, chủ tịch hội đồng thành viên, thành viên hội đồng thành viên, chủ tịch công ty, chủ tịch hội đồng quản trị, thành viên hội đồng quản trị, giám đốc hoặc tổng giám đốc và cá nhân giữ chức danh quản lý khác có thẩm quyền nhân danh công ty ký kết giao dịch của công ty theo quy định tại điều lệ công ty;

- Hiệu trưởng, viện trưởng; phó hiệu trưởng, phó viện trưởng được ủy quyền quản lý đơn vị hoặc ký hợp đồng lao động trong đơn vị sự nghiệp ngoài khu vực nhà nước.

- Xã viên trong các hợp tác xã nông nghiệp;

- Người đang trong thời gian chấp hành các hình phạt tù theo quyết định của tòa án.

Đoàn viên được hưởng những quyền lợi gì khi tham gia Công đoàn?

Căn cứ theo quy định tại Điều 18 Luật Công đoàn 2012 quy định như sau:

Quyền của đoàn viên công đoàn
1. Yêu cầu Công đoàn đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng khi bị xâm phạm.
2. Được thông tin, thảo luận, đề xuất và biểu quyết công việc của Công đoàn; được thông tin về đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước liên quan đến Công đoàn, người lao động; quy định của Công đoàn.
3. Ứng cử, đề cử, bầu cử cơ quan lãnh đạo công đoàn theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam; chất vấn cán bộ lãnh đạo công đoàn; kiến nghị xử lý kỷ luật cán bộ công đoàn có sai phạm.
4. Được Công đoàn tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý miễn phí pháp luật về lao động, công đoàn.
5. Được Công đoàn hướng dẫn giúp đỡ tìm việc làm, học nghề; thăm hỏi, giúp đỡ lúc ốm đau hoặc khi gặp hoàn cảnh khó khăn.
6. Tham gia hoạt động văn hoá, thể thao, du lịch do Công đoàn tổ chức.
7. Đề xuất với Công đoàn kiến nghị cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp về việc thực hiện chế độ, chính sách, pháp luật đối với người lao động.

Theo đó, đoàn viên khi tham gia Công đoàn được hưởng các quyền lợi sau:

- Yêu cầu Công đoàn đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng khi bị xâm phạm.

- Được thông tin, thảo luận, đề xuất và biểu quyết công việc của Công đoàn; được thông tin về đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước liên quan đến Công đoàn, người lao động; quy định của Công đoàn.

- Ứng cử, đề cử, bầu cử cơ quan lãnh đạo công đoàn theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam; chất vấn cán bộ lãnh đạo công đoàn; kiến nghị xử lý kỷ luật cán bộ công đoàn có sai phạm.

- Được Công đoàn tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý miễn phí pháp luật về lao động, công đoàn.

- Được Công đoàn hướng dẫn giúp đỡ tìm việc làm, học nghề; thăm hỏi, giúp đỡ lúc ốm đau hoặc khi gặp hoàn cảnh khó khăn.

- Tham gia hoạt động văn hoá, thể thao, du lịch do Công đoàn tổ chức.

- Đề xuất với Công đoàn kiến nghị cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp về việc thực hiện chế độ, chính sách, pháp luật đối với người lao động.

Công đoàn Việt Nam
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Đáp án Hội thi Công đoàn TPHCM tiếp nối truyền thống - vững bước phát triển năm 2024?
Pháp luật
Bao nhiêu lượt đoàn viên, NLĐ có hoàn cảnh khó khăn được thăm hỏi, chúc Tết nhân dịp “Tết Sum vầy” trong nhiệm kỳ Công đoàn Việt Nam khóa XII?
Pháp luật
Nhiệm kỳ 2023 2028, Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam đã đề ra bao nhiêu nhóm nhiệm vụ, giải pháp?
Pháp luật
Chỉ tiêu phấn đấu hàng năm có ít nhất bao nhiêu phần trăm công đoàn cơ sở khu vực nhà nước xếp loại hoàn thành tốt nhiệm vụ trong nhiệm kỳ 2023 2028?
Pháp luật
Hệ thống tổ chức công đoàn Việt Nam có bao nhiêu cấp? Tổ chức công đoàn Việt Nam được thành lập vào ngày tháng năm nào?
Pháp luật
Phương châm Đại hội 13 Công đoàn Việt Nam nhiệm kỳ 2023 - 2028 là gì? Mục tiêu của Đại hội 13 Công đoàn Việt Nam trong nhiệm kỳ 2023 - 2028 như thế nào?
Pháp luật
Chỉ tiêu đến hết nhiệm kỳ 2023 - 2028 việc thành lập tổ chức cơ sở ở 100% doanh nghiệp có từ bao nhiêu lao động trở lên?
Pháp luật
Thời gian diễn ra Đại hội lần thứ nhất Công đoàn Việt Nam? Đại hội lần thứ nhất Công đoàn Việt Nam diễn ra ở đâu?
Pháp luật
Đại hội 13 Công đoàn Việt Nam nhiệm kỳ 2023 - 2028 chính thức diễn ra vào thời gian nào? Đại hội 13 Công đoàn Việt Nam có bao nhiêu đại biểu chính thức tham dự?
Pháp luật
Tên gọi của Công đoàn Việt Nam giai đoạn 1946-1961 là gì? Tên gọi của công đoàn Việt Nam qua các thời kỳ như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Công đoàn Việt Nam
123 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Công đoàn Việt Nam
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào