Hà Nội triển khai thí điểm lập Hồ sơ sức khỏe điện tử, Sổ sức khỏe điện tử trên ứng dụng VNeID?
Hà Nội triển khai thí điểm lập Hồ sơ sức khỏe điện tử, Sổ sức khỏe điện tử trên ứng dụng VNeID?
Ngày 13/11/2023, Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch 269/KH-UBND triển khai thí điểm lập Hồ sơ sức khỏe điện tử, Sổ sức khỏe điện tử trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
Theo đó, tại Mục 1 Chương II Kế hoạch 269/KH-UBND năm 2023, UBND TP. Hà Nội triển khai thí điểm lập hồ sơ sơ sức khỏe điện tử, Sổ sức khỏe điện tử trên địa bàn như sau:
- Triển khai thí điểm lập Hồ sơ sức khỏe điện tử trên ứng dụng VNeID:
+ Triển khai thí điểm phần mềm quản lý Hồ sơ sức khỏe điện tử, Sổ sức khỏe điện tử của người dân trên địa bàn thành phố Hà Nội; đồng bộ, kết nối với Hệ thống dữ liệu ngành Y tế và chia sẻ, kết nối với các Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và các Hệ thống, Cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác theo quy định, trên cơ sở đó hình thành cơ sở dữ liệu về sức khỏe của người dân trên địa bàn Thành phố.
+ Tổ chức khảo sát nhu cầu, yêu cầu về nghiệp vụ chuyên môn trong công tác quản lý sức khỏe y tế tại các cơ sở y tế trên địa bàn Thành phố qua đó xây dựng các chức năng, tính năng của phần mềm quản lý Hồ sơ sức khỏe điện tử đảm bảo phù hợp nhất với yêu cầu thực tế.
+ Tích hợp, liên thông với các dữ liệu sẵn có như: Dữ liệu các đối tượng tham gia tiêm chủng Covid-19; tiêm chủng mở rộng; tích hợp, liên thông dữ liệu khám bệnh, chữa bệnh từ các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn Thành phố; cập nhật các thông tin y tế có sẵn được quản lý tại các trạm y tế xã, phường, thị trấn: phòng, chống suy dinh dưỡng; quản lý sức khoẻ học sinh, sinh viên; quản lý sức khoẻ người cao tuổi; quản lý bệnh không lây nhiễm...
- Tổ chức các lớp tập huấn, hướng dẫn sử dụng phần mềm và bàn giao tài liệu hướng dẫn sử dụng, tài khoản sử dụng cho cán bộ phụ trách nhập liệu, sử dụng phần mềm của 30 Trung tâm y tế quận/huyện/thị xã (54 phòng khám đa khoa và 579 Trạm y tế xã/phường/thị trấn).
- Xây dựng cơ sở dữ liệu và các phương án thực hiện việc tạo lập hồ sơ sức khoẻ người dân từ cơ sở dữ liệu đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế; dữ liệu dân cư trên địa bàn Thành phố để khởi tạo thông tin cơ bản ban đầu của người dân, từ đó hình thành cơ sở dữ liệu Hồ sơ sức khỏe điện tử Thành phố.
- Triển khai thực hiện tích hợp thông tin sức khoẻ người dân vào Hồ sơ sức khoẻ điện tử từ các nguồn như: dữ liệu các đối tượng tham gia tiêm chủng Covid19; tiêm chủng mở rộng; tích hợp, liên thông dữ liệu khám bệnh, chữa bệnh từ các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn Thành phố; cập nhật các thông tin y tế có sẵn được quản lý tại các trạm y tế xã, phường, thị trấn: phòng, chống suy dinh dưỡng; quản lý sức khoẻ học sinh, sinh viên; quản lý sức khoẻ người cao tuổi; quản lý bệnh không lây nhiễm...
- Tổ chức tuyên truyền, vận động nhằm nâng cao nhận thức của người dân về lợi ích của việc thiết lập hồ sơ sức khỏe điện tử; huy động sự tham gia của các cấp chính quyền, ban, ngành, đoàn thể tại các địa phương. Vận động người dân chủ động, tích cực thực hiện việc cung cấp và cập nhật thông tin vào Hồ sơ sức khỏe điện tử.
- Triển khai thí điểm việc hiển thị thông tin sức khoẻ cá nhân trên ứng dụng VneID:
+ Tổ chức kết nối, liên thông giữa Hồ sơ sức khỏe điện tử với ứng dụng VneID do Cục C06 - Bộ Công an được giao quản lý để hiện thị thông tin sức khỏe cá nhân theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế tại Quyết định 4026/QĐ-BYT ngày 31/10/2023.
+ Thông tin sức khỏe cá nhân được hiển thị trên ứng dụng VneID là dữ liệu chính thống, đủ cơ sở pháp lý phục vụ cho việc khám chữa bệnh ban đầu của người dân tại cơ sở y tế trên địa bàn Thành phố (thay cho các giấy tờ truyền thống).
Hà Nội triển khai thí điểm lập Hồ sơ sức khỏe điện tử, Sổ sức khỏe điện tử trên ứng dụng VNeID? (Hình từ internet)
Lộ trình triển khai thí điểm lập Hồ sơ sức khỏe điện tử, Sổ sức khỏe điện tử trên ứng dụng VNeID ra sao?
Căn cứ tại Chương III Kế hoạch 269/KH-UBND năm 2023, UBND TP. Hà Nội đưa ra lộ trình triển khai thí điểm lập Hồ sơ sức khỏe điện tử, Sổ sức khỏe điện tử trên ứng dụng VNeID như sau:
Giai đoạn 1:
- Hoàn thành các văn bản chỉ đạo điều hành, căn cứ triển khai hệ thống phần
mềm Hồ sơ sức khoẻ điện tử.
- Xây dựng và từng bước hoàn thiện phần mềm phục vụ theo yêu cầu nghiệp vụ, chuyên môn, quản lý của Sở Y tế.
- Tập huấn, hướng dẫn sử dụng và cấp tài khoản, phân quyền cho 30 Trung tâm y tế quận huyện thị xã (54 phòng khám đa khoa quận huyện/thị xã và 579 trạm y tế xã/phường/thị trấn).
- Cấp tài khoản cho các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn liên thông dữ liệu khám, chữa bệnh lên phần mềm quản lý Hồ sơ sức khỏe điện tử.
- Tạo lập hồ sơ sức khoẻ người dân từ cơ sở dữ liệu đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế; dữ liệu dân cư của người dân trên địa bàn Thành phố và chuẩn hoá thông tin.
- Tổ chức thông tin, tuyên truyền về phần mềm quản lý Hồ sơ sức khỏe điện tử; Số sức khoẻ điện tử trên ứng dụng VneID cho người dân.
- Thời gian hoàn thành giai đoạn 1 trước ngày 31/12/2023.
Giai đoạn 2:
- Cập nhật kết quả khám, chữa bệnh người dân trên địa bản Thành phố đi khám tại các cơ sở khám, chữa bệnh công lập và ngoài công lập trên địa bản Thành phố lên kho dữ liệu Hồ sơ sức khỏe điện tử của thành phố Hà Nội.
- Cập nhật dữ liệu tiêm chủng của người dân lên phần mềm quản lý Hồ sơ sức khỏe điện tử của thành phố Hà Nội.
- Kết nối dữ liệu Hồ sơ sức khỏe điện tử của thành phố Hà Nội với CSDLQG về dân cư để làm sạch, xác minh thông tin.
- Kết nối, chia sẻ thông tin sức khỏe của người dân trên địa bàn Thành phố lên ứng dụng VneID của Bộ Công an.
- Kết nối dữ liệu Hồ sơ sức khỏe điện tử của thành phố Hà Nội với cơ sở dữ liệu quốc gia về đối tượng tham gia Bảo hiểm y tế của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
- Cập nhật, bổ sung các thông tin khám của người dân có sẵn như kết quả khám sàng lọc bệnh nhân không lây nhiễm, khám sức khỏe định kỳ, khám sức khỏe người cao tuổi, khám học sinh/sinh viên... lên hệ thống.
- Rà soát, làm sạch dữ liệu người dân trên địa bàn Thành phố.
- Đánh giá kết quả triển khai thí điểm
- Thời gian hoàn thành giai đoạn 2 trước ngày 31/3/2024.
Giai đoạn 3:
- Phối hợp với Công an địa bản, các tổ chức đoàn thể (Tổ công nghệ số, Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ...) thường xuyên rà soát thông tin hành chính của người dân biển động (còn thiếu, đã chuyển khỏi địa bản, tử vong...) lên hệ thống.
- Tiếp tục cập nhật lên hệ thống kết quả khám sức khoẻ của người dân.
- Tổ chức kiểm tra, giám sát tiến độ, đánh giá kết quả triển khai áp dụng Hệ thống tại địa bàn của từng UBND các quận/huyện/xã phường để đưa vào tiêu chí đánh giá.
- Thời gian thực hiện giai đoạn 3 từ ngày 01/4/2024.
Ứng dụng VNeID là gì?
Căn cứ tại khoản 12 Điều 3 Nghị định 59/2022/NĐ-CP quy định ứng dụng VNeID là ứng dụng trên thiết bị số; “dinhdanhdientu.gov.vn”, “vneid.gov.vn” là trang thông tin định danh điện tử do Bộ Công an tạo lập, phát triển để phục vụ hoạt động định danh điện tử và xác thực điện tử trong giải quyết thủ tục hành chính, dịch vụ hành chính công và các giao dịch khác trên môi trường điện tử; phát triển các tiện ích để phục vụ cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chủ đầu tư có phải mua bảo hiểm bắt buộc cho người lao động thi công trên công trường hay không?
- Đảng viên phải tự kiểm điểm, đánh giá chất lượng đảng viên trước chi bộ vào cuối năm đúng không?
- Có trở thành công ty đại chúng khi chưa chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng? Phải đăng ký cổ phiếu tập trung tại đâu?
- Khi thấy người tiêu dùng bị ép buộc mua hàng hóa thì cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước xử lý không?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy mới nhất? Hướng dẫn viết bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy chi tiết?