3 phù hợp 3 lợi ích khi triển khai thí điểm Sổ sức khỏe điện tử và cấp Phiếu lý lịch tư pháp qua VNeID?
- 3 phù hợp 3 lợi ích khi triển khai thí điểm Sổ sức khỏe điện tử và cấp Phiếu lý lịch tư pháp qua VNeID?
- Đến năm 2025: 100% cơ sở y tế sử dụng Sổ sức khỏe điện tử, 100% người dân có thể đăng ký cấp Phiếu lý lịch tư pháp qua VNeID?
- Các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm đối với các Bộ, ngành, địa phương: Để việc triển khai Sổ sức khỏe điện tử, Phiếu lý lịch tư pháp trên VNeID một cách hiệu quả?
3 phù hợp 3 lợi ích khi triển khai thí điểm Sổ sức khỏe điện tử và cấp Phiếu lý lịch tư pháp qua VNeID?
Theo Mục I Phần A Thông báo 487/TB-VPCP năm 2024 Kết luận Hội nghị trực tuyến triển khai mở rộng thí điểm Sổ sức khỏe điện tử và cấp Phiếu lý lịch tư pháp qua VNeID trên toàn quốc do Văn phòng Chính phủ ban hành:
Việc triển khai thí điểm 02 ứng dụng Sổ sức khỏe điện tử và cấp Phiếu lý lịch tư pháp qua VNeID thể hiện 03 phù hợp và mang lại 03 lợi ích lớn:
(1) 03 phù hợp, gồm:
- Phù hợp chủ trương, đường lối, cơ chế, chính sách của Đảng, Nhà nước, Chính phủ về chuyển đổi số quốc gia, lấy người dân làm trung tâm, làm chủ thể;
- Phù hợp lợi ích, nguyện vọng của người dân, doanh nghiệp;
- Phù hợp với điều kiện thực tiễn.
(2) 03 lợi ích lớn, gồm:
- Cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính (TTHC), giảm chi phí, thời gian tuân thủ cho người dân, doanh nghiệp; tạo thuận lợi cho người dân trong các hoạt động kinh tế, xã hội;
- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước;
- Khẳng định một cách mạnh mẽ về những thành quả của chuyển đổi số mang lại; tiếp tục khẳng định cam kết của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương về đẩy mạnh chuyển đổi số và tiếp thêm niềm tin, động lực cho những thành công trong hoạt động chuyển đổi số thời gian tới.
Trong đó:
- Kết quả triển khai Sổ sức khỏe điện tử: Đã tạo lập được 32,1 triệu Sổ sức khỏe cho người dân, trong đó 14,6 triệu công dân đã tích hợp Sổ sức khỏe điện tử qua VNeID.
- Kết quả triển khai cấp Phiếu lý lịch tư pháp: trong hơn 04 tháng triển khai thí điểm tại Hà Nội và Thừa Thiên Huế đã tiếp nhận hơn 50 nghìn hồ sơ cấp Phiếu lý lịch tư pháp qua VNeID, chiếm hơn 70% tổng số hồ sơ yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp của 02 địa phương.
Thủ tướng Chính phủ biểu dương sự nỗ lực, quyết liệt của Bộ Công an, Văn phòng Chính phủ, Bộ Y tế, Bộ Tư pháp, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian ngắn đã tập trung hoàn thiện các điều kiện, thí điểm thành công Sổ sức khỏe điện tử, cấp Phiếu lý lịch tư pháp qua VNeID.
3 phù hợp 3 lợi ích khi triển khai thí điểm Sổ sức khỏe điện tử và cấp Phiếu lý lịch tư pháp qua VNeID? (Hình từ Internet)
Đến năm 2025: 100% cơ sở y tế sử dụng Sổ sức khỏe điện tử, 100% người dân có thể đăng ký cấp Phiếu lý lịch tư pháp qua VNeID?
Tại Mục II Phần B Thông báo 487/TB-VPCP năm 2024 Kết luận Hội nghị trực tuyến triển khai mở rộng thí điểm Sổ sức khỏe điện tử và cấp Phiếu lý lịch tư pháp qua VNeID trên toàn quốc do Văn phòng Chính phủ ban hành thì:
Mục tiêu thời gian tới như sau:
- Đến năm 2025, 100% cơ sở y tế (bao gồm cả công lập và tư nhân) và có 40 triệu lượt người dân sử dụng Sổ sức khỏe điện tử.
Sau năm 2025, mỗi người dân Việt Nam, kể cả những người chưa có thẻ Bảo hiểm y tế đều sở hữu một Sổ sức khỏe điện từ trên ứng dụng VNeID và 30% người dân khi đi khám chữa bệnh có bệnh án điện tử.
- Đến năm 2025, 100% người dân có nhu cầu có thể đăng ký cấp Phiếu lý lịch tư pháp qua VNeID.
Các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm đối với các Bộ, ngành, địa phương: Để việc triển khai Sổ sức khỏe điện tử, Phiếu lý lịch tư pháp trên VNeID một cách hiệu quả?
Tại Mục III Phần B Thông báo 487/TB-VPCP năm 2024 Kết luận Hội nghị trực tuyến triển khai mở rộng thí điểm Sổ sức khỏe điện tử và cấp Phiếu lý lịch tư pháp qua VNeID trên toàn quốc do Văn phòng Chính phủ ban hành thì:
Để thực hiện chuyển đổi số quốc gia nói chung, việc triển khai 02 tiện ích (Sổ sức khỏe điện tử, Phiếu lý lịch tư pháp) và các tiện ích khác trên VNeID nói riêng một cách hiệu quả, thực chất, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu:
Các Bộ, ngành, địa phương:
(1) Tập trung thực hiện “5 đẩy mạnh”:
(i) Đẩy mạnh chuyển đổi số mạnh mẽ về cả tư duy và hành động;
(ii) Đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là TTHC gắn với chuyển đổi số, phát triển Chính phủ số; nâng cao năng lực quản lý nhà nước theo hướng hiện đại, công khai, minh bạch, hiệu lực, hiệu quả, tránh tiêu cực, tránh cơ chế “xin - cho”;
(iii) Đẩy mạnh phát triển cơ sở dữ liệu quốc gia, chuyên ngành theo hướng tăng cường kết nối, liên thông, tích hợp, chia sẻ dữ liệu;
(iv) Đẩy mạnh triển khai các tiện ích trên nền tảng VNeID để người dân, doanh nghiệp sử dụng và hưởng thụ thật;
(v) Đẩy mạnh thông tin truyền thông, tạo đồng thuận xã hội.
Việc thực hiện cần gắn với “5 bảo đảm”:
(i) Bảo đảm sự tham gia đồng bộ của tất cả các bộ, ngành, địa phương trong quá trình triển khai;
(ii) Bảo đảm hạ tầng số, nền tảng số hoạt động ổn định, thông suốt (không được lõm sóng, thiếu điện);
(iii) Bảo đảm nhân lực để triển khai các ứng dụng, tiện ích, nền tảng số (đủ năng lực, đủ tâm, đủ tầm, có trách nhiệm);
(iv) Bảo đảm 100% người dân, doanh nghiệp có nhu cầu được tiếp cận dễ dàng, an toàn, tiện lợi, chi phí thấp và thu hút người dân tham gia góp ý trong quá trình thiết kế, sáng tạo; hướng đến cá nhân hóa các dịch vụ công trực tuyến được cung cấp;
(v) Bảo đảm an ninh mạng, an toàn thông tin, tính riêng tư của thông tin, dữ liệu.
(2) Chủ động nghiên cứu, phối hợp với Bộ Công an đề xuất triển khai, tích hợp tiếp những loại giấy tờ đang quản lý và cung cấp các tiện ích mới trên ứng dụng VNeID (như xác nhận tình trạng hôn nhân, thông báo thi hành án dân sự, thông tin giáo dục, đào tạo...).
(3) Tiếp tục quan tâm, đầu tư phát triển hạ tầng số, nâng cấp, hoàn thiện Hệ thống thông tin giải quyết TTHC cấp bộ, tỉnh kết nối thông suốt với Cổng Dịch vụ công quốc gia, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, các phần mềm nghiệp vụ của Bộ Tư pháp, Bộ Y tế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam hoàn thành trong năm 2024.
(4) Các bộ, cơ quan tập trung sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền, hoặc đề xuất, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, sửa đổi các quy định, TTHC liên quan đến Phiếu lý lịch tư pháp để cắt giảm yêu cầu nộp Phiếu lý lịch tư pháp thuộc phạm vi quản lý.
(5) Các địa phương bảo đảm nguồn nhân lực, hạ tầng kỹ thuật và các điều kiện cần thiết để thực hiện cấp Phiếu lý lịch tư pháp, Sổ sức khỏe điện tử qua VNeID hoàn thành trong năm 2024 và thúc đẩy triển khai Bệnh án điện tử trên địa bàn. Rà soát, chuẩn hóa thông tin lý lịch tư pháp trong Cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp, bảo đảm kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; rút ngắn thời gian cấp Phiếu lý lịch tư pháp, hoàn thành trong năm 2024.
(6) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ thực hiện dịch vụ công trực tuyến cho người dân, doanh nghiệp. Phát huy vai trò của Tổ công nghệ số cộng đồng, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa, nơi điều kiện tiếp cận công nghệ còn hạn chế. Quan tâm tuyên truyền, truyền thông các kỹ năng quan trọng cho người dân như chống thiên tai, bão lũ, phòng cháy, chữa cháy trên các nền tảng số.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?
- Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?