Giải đáp thắc mắc trong cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh chuyên khoa lần đầu theo Công văn 880/KCB-QLHN năm 2022?
Hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh chữa bệnh chuyên khoa lần đầu như thế nào?
Căn cứ vào Mục 1 Công văn 6797/BYT-KCB năm 2021 đã có nội dung hướng dẫn như sau:
“1. Đối với trường hợp đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề KBCB chuyên khoa lần đầu:
a) Đối với người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề KBCB chuyên khoa lần đầu (trừ chuyên khoa nội, ngoại, sản, nhi) có văn bằng chuyên môn gồm: bằng tốt nghiệp bác sỹ đa khoa hoặc bác sỹ y khoa (sau đây viết tắt là bác sỹ y khoa) và có thêm chứng chỉ định hướng chuyên khoa, chứng chỉ chuyên khoa định hướng, chứng chỉ chuyên khoa sơ bộ, chứng chỉ sơ bộ chuyên khoa (sau đây viết tắt là chứng chỉ định hướng chuyên khoa), chứng chỉ đào tạo liên tục định hướng chuyên khoa được tuyển sinh và đào tạo trước ngày 09 tháng 7 năm 2019[1] với thời gian từ 6 tháng trở lên tùy theo từng chuyên khoa, sau đó thực hành và được cấp giấy xác nhận thời gian thực hành đủ 18 tháng theo chuyên khoa định hướng đó: được cấp chứng chỉ hành nghề với phạm vi hoạt động chuyên môn KBCB chuyên khoa phù hợp với chứng chỉ định hướng chuyên khoa.
Việc cấp chứng chỉ hành nghề với phạm vi hoạt động chuyên môn KBCB chuyên khoa lần đầu như trên chỉ áp dụng đối với đối tượng bác sỹ y khoa tốt nghiệp trước ngày 15 tháng 01 năm 2021[2]. Bác sỹ y khoa tốt nghiệp sau ngày 15 tháng 01 năm 2021 sẽ cấp theo hướng dẫn của Thông tư số 21/2020/TT-BYT ngày 30/11/2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế về hướng dẫn thực hành để cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh đa khoa đối với bác sỹ y khoa (Thông tư số 21/2020/TT-BYT).
b) Trường hợp bác sỹ y khoa muốn cấp chứng chỉ hành nghề với phạm vi hoạt động chuyên môn là: nội khoa, ngoại khoa, sản phụ khoa hoặc chuyên khoa nhi thì đăng ký thực hành tương ứng theo một trong bốn chuyên khoa nội, ngoại, sản, nhi với thời gian là 18 tháng theo quy định tại khoản 2 Điều 14 Thông tư số 21/2020/TT-BYT.”
Theo đó, việc chứng chỉ hành nghề khám bệnh chữa bệnh chuyên khoa lần đầu được thực hiện theo hướng dẫn như trên.
Giải đáp thắc mắc trong cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh chuyên khoa lần đầu theo Công văn 880/KCB-QLHN năm 2022?
Những chứng chỉ nào được sử dụng để bổ sung phạm vi hoạt động chuyên môn khám bệnh chữa bệnh?
Căn cứ vào Mục 2 Công văn 6797/BYT-KCB năm 2021 đã có nội dung hướng dẫn như sau:
“2. Các chứng nhận, chứng chỉ đào tạo được sử dụng để bổ sung phạm vi hoạt động chuyên môn theo hướng dẫn tại mục 2 Công văn số 787/BYT-KCB ngày 02 tháng 02 năm 2021 của Bộ Y tế là: chứng chỉ định hướng chuyên khoa được tuyển sinh trước ngày 09 tháng 7 năm 2019 với thời gian từ 6 tháng trở lên tùy theo từng chuyên khoa (không áp dụng đối với các khóa đào tạo được thực hiện theo quy định của Thông tư số 22/2013/TT-BYT ngày 09 tháng 8 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế về hướng dẫn việc đào tạo liên tục cho cán bộ y tế đã được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 26/2020/TT-BYT).”
Theo đó, các chứng nhận, chứng chỉ đào tạo được sử dụng để bổ sung phạm vi hoạt động chuyên môn khám chữa bệnh là chứng chỉ định hướng chuyên khoa được tuyển sinh trước ngày 09 tháng 7 năm 2019 với thời gian từ 6 tháng trở lên.
Giải đáp thắc mắc trong cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh chuyên khoa lần đầu?
Căn cứ vào Công văn 880/KCB-QLHN năm 2022 đã có hướng dẫn như sau:
“Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Cục QLKCB) nhận được Đơn phản ánh của bà Văn Thị Hoàng Anh về việc cấp phạm vi hoạt động chuyên môn (PVHĐCM) chuyên khoa chẩn đoán hình ảnh trong chứng chỉ hành nghề (CCHN) khám bệnh, chữa bệnh cấp lần đầu. Sau khi xem xét nội dung, Cục QLKCB có ý kiến như sau:
1. Hiện nay, việc cấp PVHĐCM (ngoại trừ chuyên khoa Nội, Ngoại, Sản, Nhi và đa khoa) trong CCHN được thực hiện theo hướng dẫn của Công văn số 6797/BYT-KCB ngày 19/08/2021 của Bộ Y tế hướng dẫn hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề KCB chuyên khoa lần đầu. Trường hợp của bà được hướng dẫn cụ thể tại Điểm a, Khoản 1, Công văn số 6979/BYT-KCB như sau: “Đối với người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề KBCB chuyên khoa lần đầu (trừ chuyên khoa nội, ngoại, sản, nhi) có văn bằng chuyên môn gồm: bằng tốt nghiệp bác sỹ đa khoa hoặc bác sỹ y khoa (sau đây viết tắt là bác sỹ y khoa) và có thêm chứng chỉ định hướng chuyên khoa, chứng chỉ chuyên khoa định hướng, chứng chỉ chuyên khoa sơ bộ, chứng chỉ sơ bộ chuyên khoa (sau đây viết tắt là chứng chỉ định hướng chuyên khoa), chứng chỉ đào tạo liên tục định hướng chuyên khoa được tuyển sinh và đào tạo trước ngày 09 tháng 7 năm 2019 với thời gian từ 6 tháng trở lên tùy theo từng chuyên khoa, sau đó thực hành và được cấp giấy xác nhận thời gian thực hành đủ 18 tháng theo chuyên khoa định hướng đó: được cấp chứng chỉ hành nghề với phạm vi hoạt động chuyên môn KBCB chuyên khoa phù hợp với chứng chỉ định hướng chuyên khoa”.
2. Về đề xuất của Bà, Bộ Y tế sẽ căn cứ vào chương trình đào tạo và quá trình thực hành để có văn bản hướng dẫn phù hợp trong thời gian tới.”
Theo đó, việc cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh chữa bệnh chuyên khoa lần đầu được thực hiện theo hướng dẫn trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ai được gặp phạm nhân? Tải về mẫu đơn xin gặp mặt phạm nhân mới nhất hiện nay? Trách nhiệm của người gặp?
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?
- Kế toán chi tiết là gì? Sổ kế toán có bao gồm sổ kế toán chi tiết theo quy định pháp luật về kế toán?
- Hướng dẫn viết báo cáo giám sát đảng viên của chi bộ? Có bao nhiêu hình thức giám sát của Đảng?
- Máy móc, thiết bị thuê, mượn để gia công trong hợp đồng gia công cho nước ngoài tại Việt Nam được xử lý bằng hình thức nào?