Thủ tục cấp lại chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh đối với người nước ngoài bị thu hồi chứng chỉ do không hành nghề trong 02 năm liên tục ra sao?
- Thủ tục cấp lại chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh đối với người nước ngoài bị thu hồi chứng chỉ hành nghề do không hành nghề trong thời hạn 02 năm liên tục?
- Hồ sơ cấp lại chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh đối với người nước ngoài bị thu hồi chứng chỉ hành nghề do không hành nghề trong thời hạn 02 năm liên tục gồm những gì?
- Điều kiện để cấp chứng chỉ hành nghề tại Việt Nam đối với người nước ngoài là gì?
Thủ tục cấp lại chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh đối với người nước ngoài bị thu hồi chứng chỉ hành nghề do không hành nghề trong thời hạn 02 năm liên tục?
Căn cứ theo quy định tại Mục 2 Phần 2 Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 2855/QĐ-BYT năm 2023 quy định thủ tục cấp lại chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh đối với người nước ngoài bị thu hồi chứng chỉ hành nghề do không hành nghề trong thời hạn 02 năm liên tục như sau:
Bước 1: Người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề gửi hồ sơ về Bộ Y tế;
Bước 2: Bộ Y tế tiếp nhận và gửi Phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người đề nghị
Bước 3: Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ Bộ Y tế sẽ xem xét và thẩm định hồ sơ để cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh, cụ thể:
- Trường hợp hồ sơ hợp lệ, thì trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày có biên bản thẩm định, cơ quan tiếp nhận hồ sơ cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề.
- Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có biên bản thẩm định, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải có văn bản thông báo cho người đề nghị cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề để hoàn chỉnh hồ sơ. Văn bản thông báo phải ghi cụ thể những tài liệu cần bổ sung, nội dung cần sửa đổi.
- Trường hợp không đủ điều kiện để cấp chứng chỉ hành nghề, Bộ Y tế sẽ có văn bản trả lời và nêu lý do.
Bước 4: Trả chứng chỉ hành nghề cho người đề nghị
Cách thức thực hiện: Gửi hồ sơ qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Bộ Y tế
Thủ tục cấp lại chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh đối với người nước ngoài bị thu hồi chứng chỉ hành nghề do không hành nghề trong thời hạn 02 năm liên tục? (Hình từ Internet)
Hồ sơ cấp lại chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh đối với người nước ngoài bị thu hồi chứng chỉ hành nghề do không hành nghề trong thời hạn 02 năm liên tục gồm những gì?
Căn cứ theo quy định tại Mục 2 Phần 2 Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 2855/QĐ-BYT năm 2023 quy định hồ sơ cấp lại chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh đối với người nước ngoài bị thu hồi chứng chỉ hành nghề do không hành nghề trong thời hạn 02 năm liên tục bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp lại chứng chỉ hành nghề theo Mẫu 10 Phụ lục I đối với người nước ngoài ban hành kèm theo Nghị định 109/2016/NĐ-CP ;
- Giấy chứng nhận đã cập nhật kiến thức y khoa liên tục theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;
- Bản sao có chứng thực văn bằng chuyên môn;
- Giấy xác nhận quá trình thực hành;
- Bản sao có chứng thực giấy chứng nhận biết tiếng Việt thành thạo do tổ chức nước ngoài cấp phải được hợp pháp hóa lãnh sự và dịch ra tiếng Việt, bản dịch phải được chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- Giấy chứng nhận đủ sức khỏe để hành nghề khám bệnh, chữa bệnh do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng yêu cầu theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế cấp hoặc giấy chứng nhận đủ sức khỏe do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nước ngoài cấp mà thời điểm cấp giấy chứng nhận sức khỏe tính đến ngày nộp hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề không quá 12 tháng.
- Lý lịch tư pháp (áp dụng đối với trường hợp không thuộc diện cấp giấy phép lao động).
- Hai ảnh màu 04 cm x 06 cm được chụp trên nền trắng trong thời gian không quá 06 tháng, tính đến ngày nộp đơn.
Điều kiện để cấp chứng chỉ hành nghề tại Việt Nam đối với người nước ngoài là gì?
Căn cứ theo quy định tại Mục 2 Phần 2 Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 2855/QĐ-BYT năm 2023 quy định điều kiện để cấp chứng chỉ hành nghề tại Việt Nam đối với người nước ngoài như sau:
- Có một trong các văn bằng, giấy chứng nhận sau đây phù hợp với hình thức hành nghề khám bệnh, chữa bệnh:
+ Văn bằng chuyên môn liên quan đến y tế được cấp hoặc công nhận tại Việt Nam;
+ Giấy chứng nhận là lương y;
+ Giấy chứng nhận là người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền.
- Có văn bản xác nhận quá trình thực hành, trừ trường hợp là lương y, người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền.
- Có giấy chứng nhận đủ sức khỏe để hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.
- Không thuộc trường hợp đang trong thời gian bị cấm hành nghề, cấm làm công việc liên quan đến chuyên môn y, dược theo bản án, quyết định của Tòa án; đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang trong thời gian chấp hành bản án hình sự, quyết định hình sự của tòa án hoặc quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh; đang trong thời gian bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên có liên quan đến chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh; mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.
- Đáp ứng yêu cầu về sử dụng ngôn ngữ trong khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Điều 23 của Luật khám bệnh, chữa bệnh 2009
- Có lý lịch tư pháp được cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại xác nhận.
- Có giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền về lao động của Việt Nam cấp theo quy định của pháp luật về lao động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chủ đầu tư có phải mua bảo hiểm bắt buộc cho người lao động thi công trên công trường hay không?
- Đảng viên phải tự kiểm điểm, đánh giá chất lượng đảng viên trước chi bộ vào cuối năm đúng không?
- Có trở thành công ty đại chúng khi chưa chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng? Phải đăng ký cổ phiếu tập trung tại đâu?
- Khi thấy người tiêu dùng bị ép buộc mua hàng hóa thì cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước xử lý không?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy mới nhất? Hướng dẫn viết bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy chi tiết?