Đưa thông tin sai sự thật về sáp nhập 63 tỉnh thành còn 31 tỉnh thành bị phạt như thế nào?
Thực hư về thông tin sáp nhập 63 tỉnh thành còn 31 tỉnh thành?
Gần đây, trên mạng xã hội lan truyền thông tin 63 tỉnh thành còn 31 tỉnh thành, khiến nhiều người dân hoang mang về việc sáp nhập tỉnh thành.
Tuy nhiên, đến hiện tại vẫn chưa có bất kỳ thông tin nào từ cơ quan chức năng rằng sẽ sáp nhập 63 tỉnh thành còn 31 tỉnh thành.
Do đó, thông tin 63 tỉnh thành còn 31 tỉnh thành là tin đồn không có cơ sở và không chính xác.
*Lưu ý: Người dân cần lựa chọn thông tin để tham khảo trên các trang báo, trang thông tin chính thống của cơ quan nhà nước để xem chính xác để tránh hiểu nhầm và tung các tinh đồn không chính xác.
Đưa thông tin sai sự thật về sáp nhập 63 tỉnh thành còn 31 tỉnh thành bị phạt như thế nào? (Hình từ internet)
Đưa thông tin sai sự thật về sáp nhập 63 tỉnh thành còn 31 tỉnh thành bị phạt như thế nào?
Theo đó, thông tin sáp nhập 63 tỉnh thành còn 31 tỉnh thành là thông tin không có cơ cở, không chính xác. Do đó, việc đưa thông tin sai sự thật lên mang có thể bị xử phạt như sau:
(1) Xử phạt hành chính:
Căn cứ tại khoản 1 Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Điều 1 Nghị định 14/2022/NĐ-CP quy định như sau::
Vi phạm các quy định về trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội; trang thông tin điện tử được thiết lập thông qua mạng xã hội
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện một trong các hành vi sau:
a) Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân;
b) Cung cấp, chia sẻ thông tin cổ súy các hủ tục, mê tín, dị đoan, dâm ô, đồi trụy, không phù hợp với thuần phong, mỹ tục của dân tộc;
c) Cung cấp, chia sẻ thông tin miêu tả tỉ mỉ hành động chém, giết, tai nạn, kinh dị, rùng rợn;
d) Cung cấp, chia sẻ thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong Nhân dân, kích động bạo lực, tội ác, tệ nạn xã hội, đánh bạc hoặc phục vụ đánh bạc;
...
...
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn hoặc thông tin vi phạm pháp luật do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này.
Đồng thời, tại khoản 3 Điều 4 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định:
Quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
...
3. Mức phạt tiền quy định từ Chương II đến Chương VII tại Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức, trừ quy định tại Điều 106 Nghị định này. Trường hợp cá nhân có hành vi vi phạm như của tổ chức thì mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.
...
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì cá nhân có hành vi đưa thông tin sai sự thật về sáp nhập 63 tỉnh thành còn 31 tỉnh thành có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Đối với tổ chức vi phạm có thể phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Ngoài ra, tại khoản 3 Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP, chủ thể thực hiện hành vi đưa thông tin sai sự thật về sáp nhập 63 tỉnh thành còn 31 tỉnh thành còn có thể bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc gỡ bỏ thông tin theo quy định.
(2) Xử lý hình sự:
Tùy theo hành vi vi phạm đủ yếu tố cấu thành tội phạm mà hành vi trên có thể bị xử lý hình sự về các tội khác nhau.
Dưới đây là một số tội danh có thể bị xử lý nếu hành vi trên đủ yếu tổ cấu thành tội phạm:
- Tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo Điều 117 Bộ luật Hình sự 2015
- Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông theo Điều 288 Bộ luật Hình sự 2015.
Định hướng sáp nhập tỉnh theo Kết luận 126/KL-TW?
Tại tiểu mục 3.4 Mục 3 Kết luận 126-KL/TW năm 2025, Bộ Chính trị, Ban Bí thư nêu rõ định hướng nghiên cứu sáp nhập một số tỉnh thành trong hiện sắp xếp, hoàn thiện tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị thực năm 2025 và nhiệm kỳ 2025 - 2030 như sau:
Tiếp tục thực hiện sắp xếp, hoàn thiện tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị trong năm 2025 và nhiệm kỳ 2025 - 2030
...
3.2. Giao Đảng uỷ Chính phủ:
...
- Chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương, Đảng uỷ Quốc hội, các cấp uỷ, tổ chức đảng có liên quan nghiên cứu định hướng tiếp tục sắp xếp bỏ cấp hành chính trung gian (cấp huyện); xây dựng phương án tiếp tục sắp xếp cấp xã phù hợp với mô hình tổ chức mới, đề xuất tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của cấp xã; định hướng sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh; đề xuất chủ trương sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật, quy định của Đảng có liên quan, báo cáo Bộ Chính trị trong quý III/2025.
Như vậy, Đảng uỷ Chính phủ sẽ chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương, Đảng uỷ Quốc hội, các cấp ủy, tổ chức đảng có liên quan nghiên cứu định hướng tiếp tục sắp xếp bỏ cấp hành chính trung gian (cấp huyện) và định hướng sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh trong thời gian tới.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lộ trình sáp nhập các tỉnh thành Việt Nam theo Nghị quyết 1211? Kinh phí xây dựng đề án sáp nhập các tỉnh thành?
- Ngày 3 tháng 3 là ngày mấy âm lịch, thứ mấy? Ngày 3 tháng 3 cung gì? Ngày 3 tháng 3 là ngày gì? Có phải ngày lễ lớn không?
- Top mẫu bài văn nghị luận học đi đôi với hành lớp 8 điểm cao? Viết được bài văn nghị luận hoàn chỉnh là yêu cầu cần đạt đối với học sinh lớp 8?
- Hướng dẫn vào thi Https tuyenquang dcs vn thitructuyen Tuần 2? Cuộc thi Tự hào vững bước dưới cờ Đảng đợt 2 tỉnh Tuyên Quang?
- Danh sách 21 tỉnh miền núi vùng cao có bao nhiêu tỉnh không đạt tiêu chuẩn đơn vị hành chính cấp tỉnh theo Nghị quyết 1211?