Dự kiến chuyển Mobifone về Bộ Công an quản lý? Chuyển Mobifone về Bộ Công an quản lý theo Báo cáo 219 đúng không?
- Dự kiến chuyển Mobifone về Bộ Công an quản lý? Chuyển Mobifone về Bộ Công an quản lý theo Báo cáo 219 đúng không?
- Một số chức năng, nhiệm vụ theo đề xuất Bộ Công an theo Báo cáo 219 ra sao?
- Tên gọi của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ khi sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy theo Báo cáo 219 thế nào?
Dự kiến chuyển Mobifone về Bộ Công an quản lý? Chuyển Mobifone về Bộ Công an quản lý theo Báo cáo 219 đúng không?
Nóng: Đề xuất bỏ Hội đồng nhân dân quận, thành phố
>> Tên gọi của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện khi tinh gọn bộ máy?
Mới đây, Bộ Nội vụ đã có Báo cáo 219/BC-BNV năm 2025 gửi Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW năm 2017, trong đó có đề xuất chuyển chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước một số lĩnh vực của bộ, ngành về Bộ Công an.
Tại Báo cáo 219/BC-BNV năm 2025 có đưa ra nội dung về việc điều chuyển một số chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy như sau:
- Chuyển chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về báo chí từ Bộ Thông tin và Truyền thông sang Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
- Chuyển chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về giảm nghèo từ Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sang Bộ Nông nghiệp và Môi trường.
- Điều chỉnh sửa đổi, chức năng, nhiệm vụ của Viện Nghiên cứu Chiến lược và Chính sách kinh tế - tài chính không bao gồm chức năng, nhiệm vụ của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (do Bộ Chính trị đã quyết định chuyển Viện này về Ban Chính sách, chiến lược Trung ương).
- Kết thúc hoạt động của Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; chuyển 18 tập đoàn, tổng công ty hiện đang giao cho Ủy ban Quản lý vốn nhà nước quản lý về Bộ Tài chính quản lý; chuyển Tổng công ty Viễn thông Mobifone về Bộ Công an quản lý (tổ chức đảng của Tổng công ty chuyển về trực thuộc Đảng ủy Công an Trung ương).
Theo nội dung trên thì dự kiến sẽ chuyển Tổng công ty Viễn thông Mobifone về Bộ Công an quản lý (tổ chức đảng của Tổng công ty chuyển về trực thuộc Đảng ủy Công an Trung ương).
*Tổng công ty Viễn thông MobiFone đang trực thuộc quản lý của Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp
Dự kiến chuyển Mobifone về Bộ Công an quản lý? Chuyển Mobifone về Bộ Công an quản lý theo Báo cáo 219 đúng không? (Hình từ internet)
Một số chức năng, nhiệm vụ theo đề xuất Bộ Công an theo Báo cáo 219 ra sao?
Căn cứ tại tiểu mục 2 Mục II Báo cáo 219/BC-BNV năm 2025 có nêu một số chức năng, nhiệm vụ theo đề xuất của Bộ Công an khi sắp xếp tinh gọn bộ máy của Chính phủ như sau:
- Chuyển 03 nhóm chức năng, nhiệm vụ về Bộ Công an quản lý (không làm tăng đầu mối của Bộ Công an), gồm:
+ Chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy và phòng, chống tệ nạn xã hội (đang giao cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý).
+ Nhiệm vụ quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp và thực hiện dịch vụ công cấp Phiếu lý lịch tư pháp (đang giao cho Bộ Tư pháp quản lý).
+ Nhiệm vụ về sát hạch, cấp Giấy phép lái xe cơ giới đường bộ (đang giao cho Bộ Giao thông vận tải quản lý).
- Đối với 04 nhiệm vụ còn lại (theo đề xuất của Bộ Công an tại Công văn 3838-CV/ĐUCA ngày 18/12/2024), gồm:
+ Nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự ở khu vực biên giới, cửa khẩu;
+ Nhiệm vụ quản lý nhà nước về xuất nhập cảnh;
+ Nhiệm vụ bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng;
+ Nhiệm vụ bảo đảm an ninh hàng không;
Đề nghị Ban Chỉ đạo của Chính phủ cho ý kiến về nội dung này để làm cơ sở hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ của Bộ Công an và các Bộ, ngành có liên quan.
Tên gọi của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ khi sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy theo Báo cáo 219 thế nào?
Tại Mục I Báo cáo 219/BC-BNV năm 2025, có nêu ra nội dung về tên gọi của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ khi sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy như sau:
Tiếp thu ý kiến của Bộ Chính trị về tên gọi sau hợp nhất của một số bộ, cụ thể như sau:
- Giữ nguyên tên Bộ Tài chính sau khi hợp nhất Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính.
- Giữ nguyên tên Bộ Nội vụ sau khi hợp nhất Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Nội vụ.
- Giữ nguyên tên Bộ Xây dựng sau khi hợp nhất Bộ Giao thông vận tải và Bộ Xây dựng.
- Giữ nguyên tên Bộ Khoa học và Công nghệ sau khi hợp nhất Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Khoa học và Công nghệ).
- Giữ nguyên tên Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sau khi tiếp nhận chức năng quản lý nhà nước về báo chí từ Bộ Thông tin và Truyền thông.
- Thành lập Bộ Dân tộc và Tôn giáo trên cơ sở Ủy ban Dân tộc tiếp nhận thêm chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về tôn giáo từ Bộ Nội vụ.
- Các Bộ, ngành khác tiếp tục giữ tên gọi như đề xuất tại Báo cáo 3792-BC/BCSĐCP năm 2024 của Ban cán sự đảng Chính phủ, cụ thể: Bộ Nông nghiệp và Môi trường, Bộ Ngoại giao, Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Bộ Công Thương, Văn phòng Chính phủ, Thanh tra Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Đài Truyền hình hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lỗi chạy quá tốc độ đối với xe máy 2025 phạt bao nhiêu tiền? Vượt xe và nhường đường cho xe xin vượt như thế nào?
- Nhà nước mua trước nhà ở có bồi thường thiệt hại cho các bên đã ký kết hợp đồng mua bán nhà ở không?
- Mẫu Thông báo hàng hóa không phù hợp với hợp đồng mua bán? Trách nhiệm đối với hàng hoá không phù hợp với hợp đồng của bên bán?
- Mẫu Giấy đề nghị thanh toán làm thêm giờ dành cho người lao động? Tiền lương làm thêm giờ ít nhất vào ngày thường là bao nhiêu?
- Tái định cư tại chỗ là gì theo Nghị định 98? Chủ sở hữu căn hộ chung cư không có nhu cầu tái định cư tại chỗ thì thực hiện thế nào?