Doanh nghiệp có bắt buộc phải xây dựng thang bảng lương? Doanh nghiệp không xây dựng thang bảng lương có bị phạt?

Cho hỏi doanh nghiệp có bắt buộc phải xây dựng thang bảng lương? Doanh nghiệp không xây dựng thang bảng lương có bị phạt? Câu hỏi của anh Phú đến từ TP. Hồ Chí Minh.

Doanh nghiệp có bắt buộc phải xây dựng thang bảng lương?

Căn cứ theo quy định tại Điều 93 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:

Xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động
1. Người sử dụng lao động phải xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động làm cơ sở để tuyển dụng, sử dụng lao động, thỏa thuận mức lương theo công việc hoặc chức danh ghi trong hợp đồng lao động và trả lương cho người lao động.
2. Mức lao động phải là mức trung bình bảo đảm số đông người lao động thực hiện được mà không phải kéo dài thời giờ làm việc bình thường và phải được áp dụng thử trước khi ban hành chính thức.
3. Người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở khi xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động.
Thang lương, bảng lương và mức lao động phải được công bố công khai tại nơi làm việc trước khi thực hiện.

Theo như quy định trên thì người sử dụng lao động phải xây dựng thang bảng lương, định mức công việc để tuyển dụng lao động và thỏa thuận lương theo công việc với người lao động.

Do đó, doanh nghiệp bắt buộc phải xây dựng thang bảng lương.

Doanh nghiệp có bắt buộc phải xây dựng thang bảng lương? Doanh nghiệp không xây dựng thanh bảng lương có bị phạt?

Doanh nghiệp có bắt buộc phải xây dựng thang bảng lương? Doanh nghiệp không xây dựng thang bảng lương có bị phạt?

Doanh nghiệp không xây dựng thang bảng lương có bị phạt không?

Căn cứ vào khoản 1 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định như sau:

Vi phạm quy định về tiền lương
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không công bố công khai tại nơi làm việc trước khi thực hiện: thang lương, bảng lương; mức lao động; quy chế thưởng;
b) Không xây dựng thang lương, bảng lương hoặc định mức lao động; không áp dụng thử mức lao động trước khi ban hành chính thức;
c) Không tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở khi xây dựng thang lương, bảng lương; định mức lao động; quy chế thưởng;
d) Không thông báo bảng kê trả lương hoặc có thông báo bảng kê trả lương cho người lao động nhưng không đúng theo quy định;
đ) Không trả lương bình đẳng hoặc phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau.

Theo đó, người sử dụng không xây dựng thang bảng lương sẽ bị xử phạt hành chính từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng.

Bên cạnh đó, trường hợp người sử dụng lao động thực hiện thang bảng lương nhưng không công bố công khai tại nơi làm việc trước khi thực hiện cũng sẽ bị xử phạt hành chính từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng.

Chú ý, mức xử phạt hành chính theo quy định trên chỉ áp dụng đối với cá nhân, nếu tổ chức vi phạm thì mức xử phạt hành chính bằng 2 lần so với cá nhân.

Do đó, doanh nghiệp không xây dựng thang bảng lương sẽ bị xử phạt hành chính từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng.

Xây dựng thang bảng lương có bắt buộc có sự tham gia của Công đoàn?

Căn cứ theo quy định tại Điều 41 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định như sau:

Tổ chức đối thoại khi có vụ việc
1. Đối với vụ việc người sử dụng lao động phải tham khảo, trao đổi ý kiến với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở về quy chế đánh giá mức độ hoàn thành công việc theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 36; cho thôi việc đối với người lao động theo quy định tại Điều 42; phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 44; thang lương, bảng lương và định mức lao động theo quy định tại Điều 93; quy chế thưởng theo quy định tại Điều 104 và nội quy lao động theo quy định tại Điều 118 của Bộ luật Lao động được thực hiện như sau:
a) Người sử dụng lao động có trách nhiệm gửi văn bản kèm theo nội dung cần tham khảo, trao đổi ý kiến đến các thành viên đại diện tham gia đối thoại của bên người lao động;
b) Các thành viên đại diện tham gia đối thoại của bên người lao động có trách nhiệm tổ chức lấy ý kiến người lao động do mình đại diện và tổng hợp thành văn bản của từng tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, nhóm đại diện đối thoại của người lao động để gửi tới người sử dụng lao động; trường hợp nội dung đối thoại liên quan đến quyền, lợi ích của lao động nữ thì cần bảo đảm lấy ý kiến của họ;
c) Căn cứ ý kiến của các tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, nhóm đại diện đối thoại của người lao động, người sử dụng lao động tổ chức đối thoại để thảo luận, trao đổi ý kiến, tham vấn, chia sẻ thông tin về những nội dung người sử dụng lao động đưa ra;
d) Số lượng, thành phần tham gia, thời gian, địa điểm tổ chức đối thoại do hai bên xác định theo quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc;
đ) Diễn biến đối thoại phải được ghi thành biên bản và có chữ ký của đại diện các bên tham gia đối thoại theo quy định tại khoản 4 Điều 39 Nghị định này;
e) Chậm nhất 03 ngày làm việc kể từ khi kết thúc đối thoại, người sử dụng lao động có trách nhiệm công bố công khai tại nơi làm việc những nội dung chính của đối thoại; tổ chức đại diện người lao động (nếu có), nhóm đại diện đối thoại của người lao động (nếu có) phổ biến những nội dung chính của đối thoại đến người lao động là thành viên.
2. Đối với vụ việc tạm đình chỉ công việc của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 128 của Bộ luật Lao động thì người sử dụng lao động và tổ chức đại diện người lao động mà người lao động bị tạm đình chỉ công việc là thành viên có thể trao đổi bằng văn bản hoặc thông qua trao đổi trực tiếp giữa đại diện tham gia đối thoại của bên người sử dụng lao động và đại diện đối thoại của tổ chức đại diện người lao động.

Như vậy, xây dựng thang bảng lương bắt buộc phải có sự tham gia của Công đoàn.

Bảng lương
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Mẫu Bảng lương là gì? Tải Mẫu Bảng lương thông dụng mới nhất hiện nay dành cho doanh nghiệp ở đâu?
Pháp luật
Người sử dụng lao động có bắt buộc phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở khi xây dựng thang lương, bảng lương không?
Pháp luật
Người sử dụng lao động xây dựng thang bảng lương nhưng không xin ý kiến công đoàn thì có bị xử phạt không?
Pháp luật
Công ty 100% vốn nước ngoài trả lương theo thỏa thuận thì có phải xây dựng thang lương, bảng lương không?
Pháp luật
Doanh nghiệp có bắt buộc làm bảng lương không? Bảng lương này có được công bố công khai hay không?
Pháp luật
Bảng lương mới của giáo viên các cấp và chi tiết cách xếp lương năm 2022? Khi nào giáo viên được tăng lương?
Pháp luật
Trước khi thực hiện thang lương bảng lương doanh nghiệp không công bố công khai tại nơi làm việc thì sẽ bị xử phạt như thế nào?
Pháp luật
Doanh nghiệp có thể xây dựng thang bảng lương trên cơ sở một mức lương cơ bản cho tất cả người lao động không?
Pháp luật
Bảng lương cán bộ công chức từ ngày 01/7/2023 khi tăng lương cơ sở sẽ thay đổi như thế nào so với mức lương trước đây?
Pháp luật
Doanh nghiệp có bắt buộc phải xây dựng thang bảng lương? Doanh nghiệp không xây dựng thang bảng lương có bị phạt?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bảng lương
14,219 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bảng lương
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào