Điều kiện về cơ sở vật chất của Văn phòng giám định tư pháp trong lĩnh vực tài chính như thế nào?
- Điều kiện về cơ sở vật chất của Văn phòng giám định tư pháp trong lĩnh vực tài chính như thế nào?
- Việc tiếp nhận trưng cầu giám định tư pháp trong lĩnh vực tài chính đối với Văn phòng giám định tư pháp, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc được thực hiện như thế nào?
- Thực hiện giám định tư pháp trong lĩnh vực tài chính đối với Văn phòng giám định tư pháp, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc phải tuân thủ theo quy định gì?
Điều kiện về cơ sở vật chất của Văn phòng giám định tư pháp trong lĩnh vực tài chính như thế nào?
Căn cứ tại Điều 20 Thông tư 40/2022/TT-BTC quy định Văn phòng giám định tư pháp trong lĩnh vực tài chính phải có đủ các điều kiện sau:
- Có trụ sở riêng thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tối thiểu là 03 (ba) năm kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cho phép thành lập Văn phòng giám định tư pháp.
- Có phòng làm việc cho giám định viên tư pháp và nhân viên; có tủ hoặc kho hoặc khu vực riêng lưu trữ hồ sơ giám định tư pháp.
Điều kiện về cơ sở vật chất của Văn phòng giám định tư pháp trong lĩnh vực tài chính như thế nào? (Hình từ Internet)
Việc tiếp nhận trưng cầu giám định tư pháp trong lĩnh vực tài chính đối với Văn phòng giám định tư pháp, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc được thực hiện như thế nào?
Căn cứ tại Điều 23 Thông tư 40/2022/TT-BTC quy định việc tiếp nhận trưng cầu giám định tư pháp trong lĩnh vực tài chính đối với Văn phòng giám định tư pháp, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc được thực hiện như sau:
- Việc trưng cầu giám định tư pháp của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng (sau đây gọi là người trưng cầu giám định) đối với Văn phòng giám định tư pháp, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc được thực hiện bằng văn bản theo quy định tại khoản 15 Điều 1 Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp 2020.
- Khi nhận được văn bản trưng cầu của người trưng cầu giám định tư pháp, Văn phòng giám định tư pháp, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc có trách nhiệm tiếp nhận và tổ chức thực hiện giám định theo nội dung được trưng cầu, trừ trường hợp từ chối theo quy định tại khoản 2 Điều 34 Luật Giám định tư pháp 2012, khoản 14 Điều 1 Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp 2020.
- Trường hợp từ chối giám định, Văn phòng giám định tư pháp, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc phải có văn bản gửi người trưng cầu giám định trong thời hạn được quy định tại khoản 14 Điều 1 Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp 2020 và nêu rõ lý do từ chối nhận trưng cầu giám định.
Thực hiện giám định tư pháp trong lĩnh vực tài chính đối với Văn phòng giám định tư pháp, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc phải tuân thủ theo quy định gì?
Căn cứ tại Điều 24 Thông tư 40/2022/TT-BTC quy định thực hiện giám định tư pháp trong lĩnh vực tài chính đối với Văn phòng giám định tư pháp, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc phải tuân thủ theo quy định sau:
- Việc thực hiện tiếp nhận đối tượng giám định và tài liệu, đồ vật có liên quan, áp dụng quy chuẩn chuyên môn, tổ chức triển khai thực hiện giám định được thực hiện theo quy định tại Điều 11, Điều 12, Điều 13, Điều 14 Thông tư 40/2022/TT-BTC.
+ Trường hợp giao, nhận trực tiếp đối tượng giám định và tài liệu, đồ vật có liên quan thì phải được tiến hành tại trụ sở Văn phòng giám định tư pháp, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc hoặc trụ sở của người trưng cầu giám định.
+ Trường hợp có thay đổi người thực hiện giám định, Văn phòng giám định tư pháp, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho người trưng cầu giám định biết.
Trong quá trình thực hiện phải lập văn bản ghi nhận quá trình và kết quả thực hiện giám định theo quy định tại khoản 17 Điều 1 Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp 2020 và Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư 40/2022/TT-BTC.
- Thời hạn giám định tư pháp, Kết luận giám định tư pháp trong lĩnh vực tài chính, lập, bảo quản, lưu trữ hồ sơ giám định tư pháp được thực hiện theo quy định tại Điều 15, Điều 16, Điều 18, Điều 19 Thông tư 40/2022/TT-BTC.
+ Kết luận giám định do Văn phòng giám định tư pháp, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực tài chính thực hiện phải có chữ ký của người thực hiện giám định, đồng thời người đứng đầu tổ chức phải ký tên, đóng dấu vào bản kết luận giám định và chịu trách nhiệm về kết luận giám định.
Cá nhân, tổ chức thực hiện giám định tư pháp lập hồ sơ giám định tư pháp chịu trách nhiệm về tính chính xác của hồ sơ được lập và phải xuất trình hồ sơ giám định tư pháp khi có yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng theo quy định của pháp luật tố tụng.
+ Văn phòng giám định tư pháp, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực tài chính có trách nhiệm bảo quản, lưu trữ hồ sơ giám định do mình thực hiện theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Quy chế làm việc của chi ủy chi bộ cơ sở mới nhất là mẫu nào? Chi ủy, chi bộ cơ sở họp thường lệ mấy tháng một lần?
- Mẫu sơ yếu lý lịch cá nhân của sáng lập viên thành lập quỹ từ thiện, quỹ xã hội? Điều kiện đối với sáng lập viên thành lập quỹ?
- Bảo đảm hoàn thành sắp xếp CBCCVC dôi dư sau 5 năm tinh gọn bộ máy hành chính theo Công văn 7968?
- Thời điểm xuất hóa đơn GTGT hàng xuất khẩu theo Nghị định 123? Xuất khẩu hàng hóa được sử dụng hóa đơn GTGT?
- Trình tự thủ tục cấp Giấy phép trang bị vũ khí quân dụng theo Quyết định 9312 thực hiện như thế nào?