Văn phòng giám định tư pháp làm mất Giấy đăng ký hoạt động thì có thể xin cấp lại hay không? Thủ tục cấp lại Giấy đăng ký hoạt động được thực hiện ra sao?
Văn phòng giám định tư pháp làm mất Giấy đăng ký hoạt động thì có thể xin cấp lại hay không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 15 Nghị định 85/2013/NĐ-CP quy định về việc cấp lại Giấy đăng ký hoạt động đối với Văn phòng giám định tư pháp như sau:
Thay đổi nội dung đăng ký hoạt động, cấp lại Giấy đăng ký hoạt động của Văn phòng giám định tư pháp
...
2. Trường hợp Giấy đăng ký hoạt động bị hư hỏng hoặc bị mất thì Văn phòng giám định tư pháp được cấp lại Giấy đăng ký hoạt động.
Văn phòng giám định tư pháp phải gửi đơn đề nghị cấp lại Giấy đăng ký hoạt động đến Sở Tư pháp nơi đã đăng ký hoạt động và chứng minh về việc Giấy đăng ký hoạt động đã bị hư hỏng hoặc bị mất.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp có trách nhiệm xem xét, cấp lại Giấy đăng ký hoạt động cho Văn phòng giám định tư pháp. Trường hợp không cấp lại Giấy đăng ký hoạt động thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý đo. Văn phòng giám định tư pháp bị từ chối cấp lại Giấy đăng ký hoạt động có quyền khiếu nại, khởi kiện theo quy định của pháp luật.
Theo đó, nếu như Giấy đăng ký hoạt động của Văn phòng giám định tư pháp bị mất hoặc hư hỏng thì có thể xin cấp lại. Thủ tục cấp lại được thực hiện như sau:
Bước 01: Nộp đơn đề nghị cấp lại Giấy đăng ký hoạt động
Văn phòng giám định tư pháp phải gửi đơn đề nghị cấp lại Giấy đăng ký hoạt động đến Sở Tư pháp nơi đã đăng ký hoạt động và chứng minh về việc Giấy đăng ký hoạt động đã bị hư hỏng hoặc bị mất.
Bước 02: Xem xét, cấp lại Giấy đăng ký hoạt động
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp có trách nhiệm xem xét, cấp lại Giấy đăng ký hoạt động cho Văn phòng giám định tư pháp.
Trường hợp không cấp lại Giấy đăng ký hoạt động thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý đo.
Văn phòng giám định tư pháp bị từ chối cấp lại Giấy đăng ký hoạt động có quyền khiếu nại, khởi kiện theo quy định của pháp luật.
Giấy đăng ký hoạt động của Văn phòng giám định tư pháp (Hình từ Internet)
Đơn đề nghị cấp lại Giấy đăng ký hoạt động của Văn phòng giám định tư pháp bao gồm những nội dung gì?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 15 Nghị định 85/2013/NĐ-CP và khoản 1 Điều 14 Nghị định 85/2013/NĐ-CP, nếu Văn phòng giám định tư pháp muốn xin cấp lại Giấy đăng ký hoạt động thì cần phải chuẩn bị đơn đề nghị cấp lại với những nội dung sau đây:
- Số quyết định cho phép thành lập Văn phòng;
- Tên đầy đủ của Văn phòng, tên viết tắt (nếu có);
- Địa chỉ trụ sở của Văn phòng;
- Họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; nơi đăng ký hộ khẩu thường trú; số chứng minh thư nhân dân của người đại diện theo pháp luật của Văn phòng;
- Lĩnh vực giám định tư pháp;
- Danh sách thành viên hợp danh của Văn phòng (nếu có).
Văn phòng giám định tư pháp có cần phải công khai chi phí giám định tư pháp tại văn phòng mình không?
Căn cứ theo Điều 18 Nghị định 85/2013/NĐ-CP quy định về quyền và nghĩa vụ của Văn phòng giám định tư pháp cụ thể như sau:
Quyền và nghĩa vụ của Văn phòng giám định tư pháp
1. Văn phòng giám định tư pháp có quyền:
a) Thuê giám định viên tư pháp và nhân viên làm việc cho Văn phòng;
b) Thu chi phí giám định tư pháp theo quy định của pháp luật;
c) Thực hiện dịch vụ giám định ngoài tố tụng theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức;
d) Được hưởng các chính sách ưu đãi về thuế theo quy định tại Điều 22 của Nghị định này.
2. Văn phòng giám định tư pháp có nghĩa vụ:
a) Niêm yết công khai chi phí giám định tư pháp;
b) Thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế cho người lao động thuộc Văn phòng theo quy định của pháp luật;
c) Chấp hành các quy định của pháp luật về lao động, thuế, tài chính, thống kê; chấp hành các yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc kiểm tra, thanh tra;
d) Báo cáo Sở Tư pháp và cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về tổ chức, hoạt động giám định tư pháp theo định kỳ hàng năm;
đ) Nộp lệ phí đăng ký hoạt động theo mức lệ phí đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp và theo quy định của pháp luật có liên quan.
3. Các quyền và nghĩa vụ theo quy định, của Luật giám định tư pháp, pháp luật về tố tụng và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Theo đó, Văn phòng giám định tư pháp có nghĩa vụ phải niêm yết công khai chi phí giám định tư pháp của văn phòng mình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?
- Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?
- Liên hệ bản thân về 19 điều Đảng viên không được làm? Liên hệ bản thân về những điều Đảng viên không được làm?