Điều kiện bảo đảm hoạt động thanh tra là gì? Đầu tư hiện đại hóa hoạt động thanh tra như thế nào?
Pháp luật quy định về hoạt động thanh tra ra sao?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Thanh tra 2022, khái niệm thanh tra được định nghĩa như sau:
Giải thích từ ngữ
...
1. Thanh tra là hoạt động xem xét, đánh giá, xử lý theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định của cơ quan thực hiện chức năng thanh tra đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Hoạt động thanh tra bao gồm thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành.
Theo đó, hoạt động thanh tra là hoạt động xem xét - đánh giá - xử lý của cơ quan thực hiện chức năng thanh tra theo một trình tự, thủ tục nhất định do pháp luật quy định.
Hoạt động thanh tra bao gồm: Thanh tra hành chính và Thanh tra chuyên ngành.
Cụ thể, theo khoản 2 Điều 2 Luật Thanh tra 2022 và khoản 3 Điều 2 Luật Thanh tra 2022 như sau:
- Thanh tra hành chính là thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn được giao của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý của cơ quan quản lý nhà nước.
- Thanh tra chuyên ngành là thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn - kỹ thuật, quy tắc quản lý của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý theo ngành, lĩnh vực.
Điều kiện bảo đảm hoạt động thanh tra là gì? Đầu tư hiện đại hóa hoạt động thanh tra như thế nào? (Hình từ Internet)
Điều kiện bảo đảm hoạt động thanh tra bao gồm những nội dung nào?
Căn cứ theo nội dung tại Chương VII Luật Thanh tra 2022 thì điều kiện bảo đảm hoạt động thanh tra bao gồm:
- Kinh phí hoạt động của cơ quan thanh tra; chế độ, chính sách đối với Thanh tra viên được quy định tại Điều 112 Luật Thanh tra 2022;
- Đầu tư hiện đại hóa hoạt động thanh tra được quy định tại Điều 113 Luật Thanh tra 2022;
Như vậy, theo quy định của luật mới, hoạt động thanh tra được bảo đảm theo 02 điều kiện nêu trên.
Kinh phí hoạt động của cơ quan thanh tra được quy định ra sao?
Dựa vào khoản 1 Điều 112 Luật Thanh tra 2022, khoản 2 Điều 112 Luật Thanh tra 2022 và khoản 3 Điều 112 Luật Thanh tra 2022, kinh phí hoạt động của cơ quan thanh tra được quy định như sau:
Kinh phí hoạt động của cơ quan thanh tra; chế độ, chính sách đối với Thanh tra viên
1. Kinh phí hoạt động của cơ quan thanh tra do ngân sách nhà nước bảo đảm.
2. Việc quản lý, cấp và sử dụng ngân sách của cơ quan thanh tra được thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
3. Các cơ quan thanh tra được trích một phần từ các khoản tiền thu hồi phát hiện qua thanh tra sau khi nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội để hỗ trợ nâng cao năng lực hoạt động thanh tra, tăng cường cơ sở vật chất và khen thưởng, động viên tổ chức, cá nhân có thành tích trong công tác thanh tra.
Như vậy, hoạt động thanh tra được lấy kinh phí từ ngân sách nhà nước. Trong đó, việc quản lý, cấp và sử dụng ngân sách sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
Đầu tư hiện đại hóa hoạt động thanh tra như thế nào?
Căn cứ theo nội dung tại tiểu mục 1 Mục II Nghị quyết 29-NQ/TW năm 2022 về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, quan điểm về công nghiệp hóa, hiện đại hóa được xác định như sau:
- Là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện nền kinh tế và đời sống xã hội, dựa chủ yếu vào sự phát triển của công nghiệp và dịch vụ trên nền tảng khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo;
- Là nhiệm vụ trung tâm của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng, phát triển nhanh và bền vững, trở thành nước phát triển, có thu nhập cao theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Trong hoạt động thanh tra, việc đầu tư hiện đại hóa quy định tại Điều 113 Luật Thanh tra 2022 như sau:
Đầu tư hiện đại hóa hoạt động thanh tra
1. Nhà nước có chính sách đầu tư, phát triển khoa học công nghệ và các phương tiện khác để bảo đảm cho tổ chức và hoạt động của cơ quan thực hiện chức năng thanh tra; xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ công tác thanh tra; ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số trong hoạt động thanh tra; xây dựng chuẩn mực thanh tra để bảo đảm cho hoạt động thanh tra chất lượng, hiệu quả, khả thi, đúng pháp luật, công khai, minh bạch.
2. Bộ trưởng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm bảo đảm các điều kiện để tăng cường hoạt động thanh tra và thúc đẩy hoạt động thanh tra theo hướng chuyên nghiệp, chính quy, từng bước hiện đại, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước.
Như vậy, việc đầu tư hiện đại hóa trong hoạt động thanh tra được Nhà nước thực hiện như sau:
- Đầu tư, phát triển khoa học công nghệ và các phương tiện khác để bảo đảm cho tổ chức và hoạt động của cơ quan thực hiện chức năng thanh tra;
- Xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ công tác thanh tra;
- Ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số trong hoạt động thanh tra;
- Xây dựng chuẩn mực thanh tra.
Luật Thanh tra 2022 sẽ chính thức được áp dụng kể từ ngày 01/07/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản đề nghị điều chỉnh và bồi hoàn hỗ trợ chi phí/chi phí đầu tư ban đầu theo Nghị định 182?
- Mục đích thành lập đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước là gì? Thành phần Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước bao gồm những ai?
- Chế độ họp, giao ban của Đoàn thanh tra Kiểm toán nhà nước được quy định như thế nào theo Quyết định 1962?
- Mẫu giấy phép xây dựng đối với công trình không theo tuyến mới nhất theo Nghị định 175 là mẫu nào?
- Chế độ ăn ở, đi lại của Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước được quy định như thế nào theo Quyết định 1962?