'Đi bão' ăn mừng chiến thắng của U23 Việt Nam thì có vi phạm pháp luật hay không? Nếu vi phạm thì sẽ bị xử lý thế nào?

Đêm qua, U23 Việt Nam vừa có chiến thắng quan trọng trong trận bán kết Seagame 31 trước Malaysia. Rất nhiều người dân đã ra đường ăn mừng chiến thắng này bằng cách "đi bão". Vậy "đi bão" có phải là hành vi vi phạm pháp luật hay không?

“Đi bão” là gì?

Hiện tại, trong các văn bản quy phạm pháp luật không có định nghĩa, khái niệm của từ “đi bão”. Tuy nhiên, chúng ta có thể hiểu rằng “đi bão” là hành động rất đông người dân đổ xô ra đường phố cùng nhau ăn mừng chiến thắng.

Người dân sẽ chạy xe thành từng đoàn lớn, nhỏ có quy mô khác nhau, cùng hô vang, cùng hát hò và vẫy lá cờ Tổ quốc.

Hoạt động “đi bão” đã có từ rất lâu và dường như chỉ xuất hiện trong những sự kiện bóng đá có sự tham gia của các Đội tuyển bóng đá nam Việt Nam từ cấp độ trẻ đến cấp độ Quốc gia.

Có thể kể đến một số lần “đi bão” có quy mô lớn và đọng lại rất nhiều ký ức trong lòng người hâm mộ như Seagame năm 2003 (Seagames 22), AFF Cup 2008, Vòng Chung kết U23 Châu Á 2018, AFF Cup 2018, Seagame năm 2019 và mới đây nhất chính là sau chiến thắng 1-0 của U23 Việt Nam trước U23 Malaysia tại bán kết Seagames 31 diễn ra tại Việt Nam.

"Đi bão" ăn mừng chiến thắng của U23 Việt Nam thì có vi phạm pháp luật hay không? Nếu vi phạm thì sẽ bị xử lý thế nào?

"Đi bão" ăn mừng chiến thắng của U23 Việt Nam thì có vi phạm pháp luật hay không? Nếu vi phạm thì sẽ bị xử lý thế nào?

“Đi bão” có bị xử phạt hay không?

Để hòa vào niềm vui, không khí sôi động sau những chiến thắng quan trọng, người dân thường chọn cách “đi bão” để ăn mừng cùng nhau, lan tỏa niềm vui chiến thắng.

Tuy nhiên việc làm này cũng mang lại những mặt trái làm ảnh hưởng đến xã hội khi người tham gia không tuân thủ những quy định về an toàn giao thông.

- Việc dàn hàng ngang gây cản trở sự lưu thông của các phương tiện khác trên đường sẽ bị xử phạt hành chính theo điểm k khoản 1 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:

“Điều 6. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
1.     Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
...
k) Điều khiển xe chạy dàn hàng ngang từ 03 xe trở lên;
…”

- Hành vi chạy xe lạng lách, đánh võng có thể bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại điểm b khoản 8 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:

“Điều 6. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
8. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
b) Điều khiển xe lạng lách hoặc đánh võng trên đường bộ trong, ngoài đô thị;
…”

Theo đó, hành vi điều khiển xe máy, xe mô tô lạng lách, đánh võng sẽ bị xử lý phạt từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng.

- Hành vi bấm còi xe máy liên tục để “đi bão” cũng sẽ bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại điểm n khoản 1 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:

“Điều 6. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
1.     Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
n) Bấm còi trong thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau, sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị, khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định;
…”

Theo đó, hành vi bấm còi xe máy để ăn mừng, đi bão từ 22 giờ trở đi sẽ bị xử phạt từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.

Chưa kể, có nhiều đối tượng xấu, lấy cớ là “đi bão” để tổ chức đua xe trái phép. Hành vi này nếu nhẹ thì sẽ bị xử lý vi phạm hành chính theo khoản 2 Điều 34 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi bởi điểm a khoản 19 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) như sau:

“Điều 34. Xử phạt người đua xe trái phép, cổ vũ đua xe trái phép
2.     Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với người đua xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện trái phép.
…”

Ngoài ra, người điều khiển xe máy vi phạm còn phải bị áp dụng các hình phạt bổ sung theo khoản 4 Điều 34 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:

“Điều 34. Xử phạt người đua xe trái phép, cổ vũ đua xe trái phép
4. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 1 Điều này bị tịch thu phương tiện (trừ súc vật kéo, cưỡi);
b) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng và tịch thu phương tiện.”

Theo đó, người vi phạm sẽ bị tước giấy phép lái xe từ 3 đến 5 tháng và bị tịch thu phương tiện.

“Đi bão” có bị xử lý trách nhiệm hình sự không?

Ngoài những hình thức xử lý hành chính đã nêu trên thì người tham gia “đi bão” có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu như gây ra tai nạn giao thông.

Cụ thể tại Điều 260 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi khoản 72 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định như sau:

“Điều 260. Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ
1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Làm chết người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm”

Theo đó, khi người tham gia “đi bão” không không tuân thủ quy định về an toàn giao thông và gây ra tai nạn thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định nêu trên.

Đi bão
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
'Đi bão' ăn mừng chiến thắng của U23 Việt Nam thì có vi phạm pháp luật hay không? Nếu vi phạm thì sẽ bị xử lý thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Đi bão
2,450 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Đi bão

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Đi bão

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào