Đề xuất tăng lương hưu, trợ cấp từ 01/7 với mức cao nhất 20,8%? Nguồn kinh phí điều chỉnh lương hưu, trợ cấp được lấy từ đâu?
Đề xuất tăng lương hưu, trợ cấp mức cao nhất gần 21% đúng không?
Mới đây, Chính phủ vừa có văn bản Dự thảo Nghị định điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng.
Theo đó, tại khoản 1 Điều 2 Dự thảo Nghị định điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng xác định như sau:
- Từ ngày 01 tháng 7 năm 2023, điều chỉnh như sau:
+ Tăng thêm 12,5% trên mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng của tháng 6 năm 2023 đối với các đối tượng đã được điều chỉnh theo Nghị định 108/2021/NĐ-CP;
+ Tăng thêm 20,8% trên mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng của tháng 6 năm 2023 đối với các đối tượng chưa được điều chỉnh theo Nghị định 108/2021/NĐ-CP.
- Người có mức lương hưu, trợ cấp mất sức lao động và trợ cấp hằng trước ngày 01/01/1995 sau khi điều chỉnh vẫn thấp hơn 3.000.000 đồng/tháng thì được điều chỉnh tăng thêm như sau:
+ Tăng thêm 300.000 đồng/người/tháng đối với những người có mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng từ 2.700.000 đồng/người/tháng trở xuống;
+ Tăng lên bằng 3.000.000 đồng/người/tháng đối với những người có mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng từ 2.700.000 đồng/người/tháng đến dưới 3.000.000 đồng/người/tháng;
+ Người đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng, trợ cấp tuất hằng tháng trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 thì không được điều chỉnh theo nội dung này.
Như vậy, việc điều chỉnh tăng lương hưu, trợ cấp được xác định theo các nội dung nêu trên.
Mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng sau khi điều chỉnh trên là căn cứ để tính điều chỉnh lương hưu, trợ cấp ở những lần điều chỉnh tiếp theo.
Đề xuất tăng lương hưu, trợ cấp từ 01/7 với mức cao nhất 20,8%? Nguồn kinh phí điều chỉnh lương hưu, trợ cấp được lấy từ đâu? (Hình từ Internet)
Các đối tượng được đề xuất tăng lương hưu, trợ cấp là những ai?
Theo Điều 1 Dự thảo Nghị định điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng, các đối tượng được đề xuất tăng lương hưu, trợ cấp bao gồm:
- Cán bộ, công chức, công nhân, viên chức và người lao động (kể cả người có thời gian tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, người nghỉ hưu từ quỹ bảo hiểm xã hội nông dân Nghệ An chuyển sang); quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu đang hưởng lương hưu hằng tháng.
- Cán bộ xã, phường, thị trấn quy định tại Nghị định 92/2009/NĐ-CP, Nghị định 34/2019/NĐ-CP, Nghị định 121/2003/NĐ-CP, Nghị định 09/1998/NĐ-CP.
- Người đang hưởng trợ cấp mất sức lao động hằng tháng theo quy định của pháp luật; người đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo Quyết định 91/2000/QĐ-TTg, Quyết định 613/QĐ-TTg năm 2010, công nhân cao su đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo Quyết định 206-CP năm 1979.
- Cán bộ xã, phường, thị trấn đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo Quyết định 130-CP năm 1975, Quyết định 111-HĐBT năm 1981.
- Quân nhân đang hưởng chế độ trợ cấp hằng tháng.
- Công an nhân dân đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo Quyết định 53/2010/QĐ-TTg.
- Quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, công an nhân dân đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo Quyết định 62/2011/QĐ-TTg.
- Người đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng, trợ cấp tuất hằng tháng trước ngày 01 tháng 01 năm 1995.
Như vậy, việc điều chỉnh tăng lương hưu, trợ cấp được thực hiện đối với các đối tượng nêu trên.
Đồng thời, đối tượng điều chỉnh còn bao gồm các đối tượng nêu trên đã nghỉ hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 sau khi thực hiện điều chỉnh mà có mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng dưới 3.000.000 đồng/tháng.
Nguồn kinh phí điều chỉnh tăng lương hưu, trợ cấp được lấy từ đâu?
Căn cứ theo Điều 3 Dự thảo Nghị định điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng, nguồn kinh phí thực hiện điều chỉnh tăng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng bao gồm:
- Ngân sách nhà nước;
- Quỹ bảo hiểm xã hội.
Như vậy, kinh phí thực hiện điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng bao gồm 02 nguồn nêu trên. Nguồn kinh phí sẽ được áp dụng tùy theo từng đối tượng khác nhau.
Việc tăng lương hưu, trợ cấp được thực hiện từ ngày nào?
Căn cứ theo Điều 5 Dự thảo Nghị định điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng (Tại đây), Nghị định điều chỉnh tăng lương hưu, trợ cấp sẽ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2023.
Theo đó, từ ngày 01/07/2023 khi Nghị định tăng lương hưu, trợ cấp có hiệu lực, Nghị định 108/2021/NĐ-CP ngày 07 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng hết hiệu lực.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản đề nghị điều chỉnh và bồi hoàn hỗ trợ chi phí/chi phí đầu tư ban đầu theo Nghị định 182?
- Mục đích thành lập đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước là gì? Thành phần Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước bao gồm những ai?
- Chế độ họp, giao ban của Đoàn thanh tra Kiểm toán nhà nước được quy định như thế nào theo Quyết định 1962?
- Mẫu giấy phép xây dựng đối với công trình không theo tuyến mới nhất theo Nghị định 175 là mẫu nào?
- Chế độ ăn ở, đi lại của Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước được quy định như thế nào theo Quyết định 1962?