Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia được Chính phủ đẩy mạnh thực hiện thể nào?

Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia được Chính phủ đẩy mạnh thực hiện thể nào? - Câu hỏi của chị H.G (Cà Mau).

Nhiệm vụ đặt ra cho các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là gì?

Ngày 11 tháng 02 năm 2024, Chính phủ ban hành Chỉ thị 04/CT-TTg 2024 chỉ đạo việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phất triển hạ tầng thông tin, viễn thông, tạo nền tảng chuyển đổi số quốc gia, từng bước phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, việc triển khai Đề án “phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử, phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030”.

Đồng thời, đặt ra những mục tiêu cụ thể nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế là “điểm nghẽn” làm chậm tiến độ triển khai Đề án đối với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương như sau:

- Khẩn trương khắc phục những nhiệm vụ chậm tiến độ đã đề ra

+ Tái cấu trúc quy trình nghiệp vụ, hoàn thành việc cung cấp dịch vụ công thiết yếu trên Cổng Dịch vụ công quốc gia, bảo đảm cắt giảm tối đa giấy tờ, thời gian đi lại và chi phí tuân thủ của người dân, doanh nghiệp.

Xây dựng, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình Thủ tướng Chính phủ ban hành quy trình điện tử liên thông đối với các nhóm thủ tục hành chính liên thông, hoàn thành trong tháng 4 năm 2024.

+ Đẩy nhanh tiến độ số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính trong quá trình tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính, gắn việc số hóa với việc thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, công chức trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính, không yêu cầu người dân, doanh nghiệp cung cấp giấy tờ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính đã được số hóa theo đúng quy định.

+ Nâng cấp, hoàn thiện hạ tầng công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu tại Văn bản 1552/BTTTT-TTH 2022 hướng dẫn thành phần công nghệ thông tin thiết yếu triển khai Đề án 06.

+ Thực hiện chỉ đạo, điều hành và đánh giá, chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp dựa trên dữ liệu, thời gian thực theo Quyết định 766/QĐ-TTg 2022 của Thủ tướng Chính phủ.

+ Chủ động sửa đổi, bổ sung hoặc trình cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật theo kết quả rà soát văn bản phục vụ triển khai Đề án 06 của Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về rà soát văn bản quy phạm pháp luật, bao gồm cả các phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân đã giao tại các Nghị quyết chuyên đề của Chính phủ giai đoạn 2017-2018.

- Tập trung triển khai các nhiệm vụ trong năm 2024

+ Ban hành Kế hoạch triển khai Đề án 06 trong năm 2024, đề ra lộ trình để hoàn thành 9 nhóm mục tiêu của Đề án 06 trong giai đoạn 2023-2025.

Bố trí kinh phí triển khai Đề án 06 đảm bảo hiệu quả, hoàn thành trong tháng 02 năm 2024.

+ Tiến hành rà soát văn bản quy phạm pháp luật theo phạm vi, chức năng, nhiệm vụ được giao để ban hành hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền ban hành, sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật phục vụ kết nối, khai thác dữ liệu giữa Trung tâm dữ liệu quốc gia và các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành.

+ Phối hợp với Trung tâm dữ liệu quốc gia xây dựng phương án đồng bộ dữ liệu con người theo phạm vi quản lý về Trung tâm dữ liệu quốc gia theo lộ trình phù hợp với tiến độ xây dựng, vận hành Trung tâm dữ liệu quốc gia.

+ Rà soát, bổ sung các điều kiện bảo đảm an ninh, an toàn hệ thống thông tin thuộc thẩm quyền quản lý của bộ, ngành, địa phương theo tiêu chuẩn của Trung tâm dữ liệu quốc gia.

Như vậy nhiệm vụ đặt ra đối với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong năm 2024 là vừa khắc phục những nhiệm vụ chậm tiến độ đã đề ra, vừa tập trung triển khai các nhiệm vụ trong năm 2024 về việc đẩy mạnh triển khai đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đối số Quốc gia.

Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia được Chính phủ đẩy mạnh thực hiện thể nào?

Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia được Chính phủ đẩy mạnh thực hiện thể nào?

Mục tiêu đặt ra đối với nhóm tiện ích phục vụ công dân số trong giai đoạn 2023 - 2025 là gì?

Theo điểm c tiểu mục 2 Mục II Quyết định 06/QĐ-TTg 2022 đặt ra đối với nhóm tiện ích phục vụ công dân số trong giai đoạn 2023 - 2025 như sau:

- Phấn đấu đạt trên 40 triệu tài khoản người dùng trên ứng dụng VNEID và xây dựng hệ sinh thái cung cấp dịch vụ công, dịch vụ thương mại điện tử, nền tảng thanh toán điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt và thay thế các loại giấy tờ của công dân trong các giao dịch điện tử.

- Đảm bảo 100% các giao dịch của Công dân số được định danh, ký số, xác thực, các hợp đồng điện tử được định danh, ký số.

Tài khoản định danh điện tử có mấy mức độ xác thực?

Theo Điều 24 Nghị định 59/2022/NĐ-CP quy định mức độ xác thực tài khoản định danh điện tử như sau:

Mức độ xác thực tài khoản định danh điện tử
1. Mức độ 1: Xác thực tài khoản định danh điện tử được thực hiện dựa trên một yếu tố xác thực theo quy định tại khoản 9 Điều 3 và phương tiện xác thực quy định tại khoản 10 Điều 3 Nghị định này trong đó không có thông tin về sinh trắc học.
2. Mức độ 2: Xác thực tài khoản định danh điện tử được thực hiện dựa trên hai yếu tố xác thực khác nhau theo quy định tại khoản 9 Điều 3 và phương tiện xác thực tương ứng tại khoản 10 Điều 3 Nghị định này trong đó không có thông tin về sinh trắc học.
3. Mức độ 3: Xác thực tài khoản định danh điện tử được thực hiện dựa trên hai yếu tố xác thực khác nhau trở lên theo quy định tại khoản 9 Điều 3 và phương tiện xác thực tương ứng tại khoản 10 Điều 3 Nghị định này trong đó có một thông tin về sinh trắc học.
4. Mức độ 4: Xác thực tài khoản định danh điện tử được thực hiện dựa trên các yếu tố xác thực gồm ảnh chân dung, vân tay với thông tin trên thẻ Căn cước công dân hoặc Cơ sở dữ liệu căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất nhập cảnh.

Như vậy tài khoản định danh điện tử có 4 mức độ xác thực dựa trên các yếu tố xác thực là các thông tin chủ thể danh tính điện tử sử dụng hoặc sở hữu và các phương thức xác thực.

Dữ liệu dân cư
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia được Chính phủ đẩy mạnh thực hiện thể nào?
Pháp luật
Bộ Công an triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư theo Chỉ thị 04/CT-TTg 2024 của Chính phủ như thế nào?
Pháp luật
Danh mục nhiệm vụ về phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia?
Pháp luật
Hoàn thiện hệ sinh thái phục vụ kết nối, khai thác, bổ sung làm giàu dữ liệu dân cư như thế nào?
Pháp luật
Đến tháng 6/2022, hoàn thành chia sẻ dữ liệu giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với cơ sở dữ liệu công bố bản án, quyết định của Tòa án?
Pháp luật
Kế hoạch triển khai Đề án 06 về phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử của Văn phòng Chính phủ có những nội dung cụ thể nào?
Pháp luật
Cách chỉnh sửa thông tin khi dữ liệu dân cư bị sai? Đến đâu để sửa thông tin trong cơ sở dữ liệu dân cư?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Dữ liệu dân cư
3,229 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Dữ liệu dân cư

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Dữ liệu dân cư

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào