Danh mục các bệnh về mắt không đi nghĩa vụ quân sự từ 01/01/2024 theo Thông tư 105/2023/TT-BQP?

Danh mục các bệnh về mắt không đi nghĩa vụ quân sự từ 01/01/2024 theo Thông tư 105/2023/TT-BQP? Thắc mắc của anh V.M ở Bình Dương.

Danh mục các bệnh về mắt không đi nghĩa vụ quân sự từ 01/01/2024 theo Thông tư 105/2023/TT-BQP?

Căn cứ tại tiểu mục 1 Mục II Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 105/2023/TT-BQP (được áp dụng từ 01/01/2024), quy định danh mục các bệnh về mắt không đi nghĩa vụ quân sự từ 01/01/2024 gồm có như sau:

Xem chi tiết danh mục các bệnh về mắt không đi nghĩa vụ quân sự từ 01/01/2024 tại đây.

Danh mục các bệnh về mắt không đi nghĩa vụ quân sự từ 01/01/2024 theo Thông tư 105/2023/TT-BQP?

Danh mục các bệnh về mắt không đi nghĩa vụ quân sự từ 01/01/2024 theo Thông tư 105/2023/TT-BQP? (Hình từ internet)

Quy trình khám mắt đi nghĩa vụ quân sự từ 01/01/2024 được thực hiện như thế nào?

Căn cứ tại tiểu mục 2 Mục IV Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 105/2023/TT-BQP quy định về quy trình khám mắt đi nghĩa vụ quân sự được thực hiện như sau:

-Số 1: Thị lực: Thị lực là tiêu chuẩn cơ bản để đánh giá sức nhìn của từng mắt, muốn đo thị lực chính xác, yêu cầu:

+ Nhân viên chuyên môn: Phải trực tiếp hướng dẫn cách đọc và tiến hành đúng kỹ thuật quy định của chuyên ngành Nhãn khoa. Chú ý phát hiện những trường hợp người đọc không trung thực hoặc không biết đọc theo hướng dẫn thì sử dụng máy đo khúc xạ tự động để kiểm tra.

+ Bảng thị lực phải:

++ Chữ đen, nền trắng, hàng 7/10 đến 8/10 phải treo ngang tầm mắt nhìn.

++ Đủ độ ánh sáng cần thiết để đọc (khoảng 400 - 700 lux) tránh mọi hiện tượng gây loá mắt, quá sáng hoặc sáng dọi vào mắt người đọc hoặc tối quá ảnh hưởng tới sức nhìn của người đọc.

++ Cự ly giữa bảng và chỗ người đọc theo đúng quy định của bảng

++ Người đọc phải che mắt 1 bên bằng 1 miếng bìa cứng (không che bằng tay) và khi đọc cả 2 mắt đều mở (1 mắt mở sau bìa che).

++ Người đo dùng que chỉ vào dưới từng chữ, người đọc phải đọc xong chữ đó trong khoảng dưới 10 giây. Hàng 8/10, 9/10, 10/10 mỗi hàng chỉ được đọc sai 1 chữ mới tính kết quả hàng đó.

+ Cách tính tổng thị lực 2 mắt: nếu thị lực cao hơn 10/10 vẫn chỉ tính là 10/10

Ví dụ: Mắt phải 12/10, mắt trái 5/10 thì tổng thị lực 2 mắt là 15/10.

+ Khi tính tổng thị lực để phân loại thì chú ý thị lực của mắt phải. Thị lực của mắt trái không thể bù cho mắt phải được mà thị lực của mắt phải vẫn phải như tiêu chuẩn đã quy định.

- Số 5: Mộng thịt

Phân độ mộng theo mức độ mộng bò vào giác mạc

+ Độ 1: mộng bắt đầu xâm lấn vào rìa giác mạc khoảng 1mm

+ Độ 2: mộng xâm lấn vào giác mạc lớn hơn độ 1 nhưng nhỏ hơn hoặc bằng ½ bán kính giác mạc

+ Độ 3: mộng xâm lấn vào giác mạc hơn độ 2 nhưng chưa đến tâm giác mạc

+0 Độ 4: mộng xâm lấn qua tâm giác mạc

- Số 12: Những bệnh ở mi mắt và hốc mắt

Phân độ sụp mi: Đo khoảng cách ánh phản chiếu của giác mạc đến bờ mi trên (margin reflex distance 1,MRD1)

+ Độ 1: MRD1 ≈ 3mm

+ Độ 2: MRD1 ≈ 2mm

+ Độ 3: MRD1 ≈ 1mm

+ Độ 4: MRD1 ≤ 0 mm

- Số 13: Mù màu

Đo mù màu bằng bảng Ishihara 24 plates, phân mức độ nhẹ và nặng ở hình 16, 17 theo hướng dẫn của bảng.

+ Yêu cầu mỗi hình đọc trong thời gian tối đa là 3s

+ Đọc từ hình 1 đến 15, nếu đọc chính xác 13 chữ là bình thường

+ Đọc chính xác từ 9 chữ trở xuống là bất thường.

Khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự từ 01/01/2024 khám những nội dung gì?

Căn cứ theo quy định tại Điều 7, Điều 8 Thông tư 105/2023/TT-BQP, việc khám nghĩa vụ quân sự được thực hiện 02 vòng: Vòng sơ tuyển và Vòng khám chi tiết.

Theo đó, khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự được hiện theo 2 vòng với các nội dung khám như sau:

Vòng 1: Sơ tuyển sức khỏe nghĩa vụ quân sự:

- Trạm y tế cấp xã thực hiện sơ tuyển sức khỏe nghĩa vụ quân sự dưới sự chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Trung tâm y tế cấp huyện hoặc Bệnh viện đa khoa cấp huyện; giám sát của Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện.

- Căn cứ kế hoạch tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ của Hội đồng nghĩa vụ quân sự cấp huyện, Ban Chỉ huy quân sự cấp xã lập danh sách và gọi khám sơ tuyển đối với công dân thuộc diện khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự trên địa bàn quản lý;

- Tổ chức sơ tuyển sức khỏe nội dung như sau:

+ Khai thác tiền sử bệnh tật bản thân và gia đình;

+ Phát hiện những trường hợp không đủ sức khỏe về thể lực, dị tật, dị dạng quy định tại Mục I, Mục II Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này; những bệnh thuộc diện miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự quy định tại Mục III Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 105/2023/TT-BQP.

Vòng 2: Khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự:

- Khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự do Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự cấp huyện thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 40 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015, gồm:

- Chủ tịch Hội đồng là Giám đốc Trung tâm Y tế cấp huyện hoặc Giám đốc bệnh viện đa khoa cấp huyện đảm nhiệm;

- Phó Chủ tịch Hội đồng là Phó Giám đốc phụ trách chuyên môn của Trung tâm Y tế cấp huyện hoặc Phó Giám đốc bệnh viện đa khoa cấp huyện đảm nhiệm;

- Ủy viên Thường trực kiêm Thư ký Hội đồng là cán bộ tham mưu thực hiện quản lý nhà nước về y tế cấp huyện đảm nhiệm;

- Các ủy viên là cán bộ, nhân viên thuộc các cơ quan, đơn vị gồm: Trung tâm Y tế cấp huyện, bệnh viện đa khoa cấp huyện (nếu có), cơ quan y tế cấp huyện, quân y Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện và đại diện các đơn vị có liên quan; trường hợp cần thiết có thể tăng cường cán bộ, nhân viên y tế cấp tỉnh hoặc quân y Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh do Chủ tịch Hội đồng nghĩa vụ quân sự cấp tỉnh quyết định nguồn nhân lực;

- Thành viên Hội đồng đảm bảo đủ bộ phận, chuyên khoa theo quy định tại khoản 5 Điều này và phải có chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề phù hợp với nhiệm vụ theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.

- Lập danh sách công dân khám;

- Thông báo thời gian, địa điểm tổ chức khám sức khỏe (Ra lệnh gọi khám sức khỏe);

- Tổ chức khám sức khỏe theo các nội dung sau:

+ Khám về thể lực; lâm sàng theo các chuyên khoa: Mắt, tai mũi họng, răng hàm mặt, nội khoa, thần kinh, tâm thần, ngoại khoa, da liễu, sản phụ khoa (đối với nữ);

+ Khám cận lâm sàng: Công thức máu; nhóm máu (ABO); chức năng gan (AST, ALT); chức năng thận (Ure, Creatinine); đường máu; virus viêm gan B (HBsAg); virus viêm gan C (Anti-HCV); HTV; nước tiểu toàn bộ. (10 thông số); siêu âm ổ bụng tổng quát; điện tim; X-quang tim phổi thẳng; xét nghiệm nước tiểu phát hiện ma túy. Chủ tịch Hội đồng chỉ định thêm các xét nghiệm khác theo yêu cầu chuyên môn để kết luận sức khỏe được chính xác.

Thực hiện theo 2 vòng: Khám thể lực, lâm sàng và khám cận lâm sàng, sàng lọc HIV, ma túy. Khi khám thể lực và lâm sàng, nếu công dân không đạt một trong các tiêu chuẩn sức khỏe quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 105/2023/TT-BQP thì ủy viên Hội đồng trực tiếp khám báo cáo Chủ tịch Hội đồng quyết định dừng khám. Chỉ tiến hành xét nghiệm máu, nước tiểu; xét nghiệm HIV, ma túy cho công dân đạt tiêu chuẩn sức khỏe sau khám thể lực, lâm sàng, siêu âm, điện tim, chụp X-quang tim phổi thẳng.

Tổ chức tư vấn và xét nghiệm HIV theo quy định của pháp luật về phòng, chống HIV/AIDS đối với trường hợp đạt tiêu chuẩn sức khỏe.

Thông tư 105/2023/TT-BQP có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2024.

Khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Danh mục các bệnh về hô hấp không đi nghĩa vụ quân sự từ 01/01/2024? Khám nghĩa vụ quân sự khám những nội dung gì?
Pháp luật
Mẫu báo cáo kết quả giám định sức khỏe nghĩa vụ quân sự mới nhất 2024? Tải mẫu báo cáo về ở đâu?
Pháp luật
Danh mục các bệnh về tiêu hóa không đi nghĩa vụ quân sự từ 01/01/2024 theo Thông tư 105/2023/TT-BQP ra sao?
Pháp luật
Mẫu báo cáo tình hình giao nhận chiến sĩ mới 2024? Tải về mẫu báo cáo tình hình giao nhận chiến sĩ mới tại đâu?
Pháp luật
Hướng dẫn khám huyết áp khi khám nghĩa vụ quân sự từ 01/01/2024 theo Thông tư 105/2023/TT-BQP thế nào?
Pháp luật
Danh mục các bệnh về mắt không đi nghĩa vụ quân sự từ 01/01/2024 theo Thông tư 105/2023/TT-BQP?
Pháp luật
Tiêu chuẩn phân loại các bệnh về tâm thần khi khám nghĩa vụ quân sự 2025 theo Thông tư 105/2023/TT-BQP?
Pháp luật
Chính thức công dân bị mù màu vẫn phải đi nghĩa vụ quân sự 2025 theo quy định mới tại Thông tư 105/2023/TT-BQP?
Pháp luật
Tiêu chuẩn mới về phân loại sức khỏe loạn thị trong khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự từ 01/01/2024 ra sao?
Pháp luật
Phiếu phúc tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự mới nhất từ 01/01/2024 theo Thông tư 105 của Bộ Quốc phòng ra sao?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự
Nguyễn Văn Phước Độ Lưu bài viết
1,043 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào