Không đi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự có xem là trốn nghĩa vụ quân sự? Nếu có thì bị phạt cao nhất bao nhiêu?
Không đi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự có xem là trốn nghĩa vụ quân sự không?
Không đi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự có xem là trốn nghĩa vụ quân sự không thì tại khoản 8 Điều 3 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 có giải thích việc trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự là hành vi không chấp hành lệnh gọi đăng ký nghĩa vụ quân sự; lệnh gọi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự; lệnh gọi nhập ngũ; lệnh gọi tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu.
Như vậy, người nào có hành vi không chấp hành lệnh gọi lệnh gọi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự thì cũng có thể được xem là trốn nghĩa vụ quân sự.
Không đi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự có xem là trốn nghĩa vụ quân sự? Nếu có thì bị phạt cao nhất bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Không chấp hành lệnh gọi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự bị phạt hành chính cao nhất là bao nhiêu?
Không chấp hành lệnh gọi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự bị phạt hành chính cao nhất là bao nhiêu thì căn cứ Điều 6 Nghị định 120/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Nghị định 37/2022/NĐ-CP quy định về kiểm tra, khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự như sau:
Vi phạm quy định về kiểm tra, khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với hành vi không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm kiểm tra, khám sức khỏe ghi trong lệnh gọi kiểm tra hoặc khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự của Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự mà không có lý do chính đáng.
2. Phạt tiền từ 12.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi cố ý không nhận lệnh gọi kiểm tra, khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự của Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự mà không có lý do chính đáng.
3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Người được khám sức khỏe có hành vi gian dối làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe của mình nhằm trốn tránh nghĩa vụ quân sự;
b) Đưa tiền, tài sản, hoặc lợi ích vật chất khác trị giá đến dưới 2.000.000 đồng cho cán bộ, nhân viên y tế hoặc người khác để làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe của người được kiểm tra hoặc người được khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự nhằm trốn tránh nghĩa vụ quân sự.
4. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi không chấp hành lệnh gọi kiểm tra, khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự.”.
Đồng thời, căn cứ theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 120/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Nghị định 37/2022/NĐ-CP quy định:
Quy định về mức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức và thẩm quyền xử phạt tiền
...
2. Mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại các Mục 1, Mục 2, Mục 3, Mục 5, Mục 6, Mục 7 và Mục 8 Chương II; Mục 1 Chương III Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân; trừ hành vi vi phạm quy định tại Điều 9; khoản 3 Điều 11; khoản 2, khoản 3 Điều 12; khoản 1, khoản 2 Điều 15; Điều 16; Điều 17 và Điều 21 là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức. Trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm như cá nhân thì mức phạt tiền bằng hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân
Theo quy định, cá nhân có hành vi không chấp hành lệnh gọi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự thì có thể bị phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng.
Như vậy, cá nhân không chấp hành lệnh gọi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự có thể bị áp dụng mức phạt hành chính cao nhất là 35.000.000 đồng.
Khám sức khỏe để đi nghĩa vụ quân sự là khám những gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 8 Thông tư 105/2023/TT-BQP, nội dung khám sức khỏe để đi nghĩa vụ quân sự bao gồm:
- Khám về thể lực; lâm sàng theo các chuyên khoa: Mắt, tai mũi họng, răng hàm mặt, nội khoa, thần kinh, tâm thần, ngoại khoa, da liễu, sản phụ khoa (đối với nữ);
- Khám cận lâm sàng: Công thức máu; nhóm máu (ABO); chức năng gan (AST, ALT); chức năng thận (Ure, Creatinine); đường máu; virus viêm gan B (HBsAg); virus viêm gan C (Anti-HCV); HIV; nước tiểu toàn bộ. (10 thông số); siêu âm ổ bụng tổng quát; điện tim; X-quang tim phổi thẳng; xét nghiệm nước tiểu phát hiện ma túy.
Đồng thời, Chủ tịch Hội đồng chỉ định thêm các xét nghiệm khác theo yêu cầu chuyên môn để kết luận sức khỏe được chính xác.
Theo đó, quy trình khám sức khỏe thực hiện như sau:
(1) Lập danh sách công dân khám;
(2) Thông báo thời gian, địa điểm tổ chức khám sức khỏe (Ra lệnh gọi khám sức khỏe);
(3) Tổ chức khám sức khỏe theo các nội dung quy định tại khoản 5 Điều 8 Thông tư 105/2023/TT-BQP và thực hiện theo 2 vòng: Khám thể lực, lâm sàng và khám cận lâm sàng, sàng lọc HIV, ma túy.
- Khi khám thể lực và lâm sàng, nếu công dân không đạt một trong các tiêu chuẩn sức khỏe quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 105/2023/TT-BQP thì ủy viên Hội đồng trực tiếp khám báo cáo Chủ tịch Hội đồng quyết định dừng khám.
- Chỉ tiến hành xét nghiệm máu, nước tiểu; xét nghiệm HIV, ma túy cho công dân đạt tiêu chuẩn sức khỏe sau khám thể lực, lâm sàng, siêu âm, điện tim, chụp X-quang tim phổi thẳng.
- Tổ chức tư vấn và xét nghiệm HIV theo quy định của pháp luật về phòng, chống HIV/AIDS đối với trường hợp đạt tiêu chuẩn sức khỏe;
(4) Hoàn chỉnh Phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự theo Mẫu 3 Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư 105/2023/TT-BQP;
(5) Tổng hợp, báo cáo kết quả khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự theo Mẫu 2b Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư 105/2023/TT-BQP.
Lưu ý: Thời gian khám sức khỏe: Từ ngày 01 tháng 11 đến hết ngày 31 tháng 12 hằng năm. Bộ Quốc phòng điều chỉnh thời gian khi cần thiết.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức, cá nhân liên quan đến phương tiện vận tải xuất cảnh trong việc phòng chống buôn lậu có nghĩa vụ gì?
- Có được áp dụng hình thức kỷ luật tước danh hiệu Công an nhân dân đối với cán bộ sử dụng chất gây nghiện trái phép không?
- Việc xử lý bưu gửi không có người nhận được thực hiện như thế nào? Tổ chức xử lý không đúng quy định đối với bưu gửi bị xử phạt bao nhiêu?
- Loại hình giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ là gì? VSDC thực hiện thanh toán giao dịch theo phương thức nào?
- 05 căn cứ tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ trong trường hợp cần thiết? Chế độ chính sách của cán bộ bị tạm đình chỉ công tác được thực hiện thế nào?