Đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2023 từ ngày 4/5 có phải không? Một số điểm cần lưu ý khi thí sinh vào phòng thi tốt nghiệp THPT năm 2023?
Đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2023 từ ngày 4/5 có phải không?
Bộ GD-ĐT vừa ban hành Công văn 1515 /BGDĐT-QLCL năm 2023 tải Công văn hướng dẫn tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023, trong đó hướng dẫn kỹ về thời gian và cách thức đăng ký dự thi, cụ thể như sau:
Thí sinh là học sinh đang học lớp 12 năm học 2022 - 2023 sẽ đăng ký dự thi trực tuyến, thí sinh tự do thực hiện đăng ký dự thi và đăng ký xét công nhận tốt nghiệp THPT (nếu có) trực tiếp tại đơn vị do Sở GD-ĐT quy định.
Từ ngày 26/4 đến hết ngày 28/4 trường THPT cấp cho các thí sinh đang học lớp 12 năm học 2022 - 2023 tài khoản (là số căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân của thí sinh, trường hợp không có thì sử dụng mã số định danh cá nhân) được cơ quan công an cấp. Trường hợp thí sinh không có quốc tịch Việt Nam thì sử dụng số hộ chiếu của thí sinh để thay thế và được cấp mật khẩu để truy cập hệ thống quản lý thi.
Các thí sinh có thể đăng ký dự thi thử trực tuyến trên hệ thống quản lý thi ngay sau khi được cấp tài khoản và mật khẩu đến hết ngày 30/4.
Từ ngày 26/4 đến hết ngày 28/4, các trường phổ thông lập và giao tài khoản cho thí sinh là học sinh đang học lớp 12. Từ ngày 26 - 30/4, tổ chức cho thí sinh thử đăng ký dự thi thi trực tuyến trên hệ thống quản lý thi.
Từ ngày 4/5 đến 17 giờ ngày 13/5, các trường THPT tổ chức cho thí sinh đang học lớp 12 chính thức đăng ký dự thi trực tuyến. Cùng thời gian này, Sở GD-ĐT tổ chức cho thí sinh tự do đăng ký dự thi trực tiếp.
Sau khi nộp phiếu đăng ký dự thi, thí sinh tự do sẽ được đơn vị đăng ký dự thi cấp tài khoản và mật khẩu để đăng nhập vào hệ thống quản lý thi qua internet tại địa chỉ: http://thisinh.thitotnghiepthpt.edu.vn.
Thí sinh cần bảo mật thông tin tài khoản, mật khẩu được cấp để đăng nhập vào hệ thống quản lý thi từ khi đăng ký dự thi đến khi xem kết quả thi, xét công nhận tốt nghiệp THPT. Để bảo mật thông tin, khi nhận được tài khoản và mật khẩu, thí sinh nên đổi ngay mật khẩu.
Tùy từng thời điểm, khi đăng nhập vào hệ thống quản lý thi, thí sinh có thể biết được các thông tin như: thông tin đăng ký dự thi (phản hồi các sai sót nếu có trên hệ thống chậm nhất ngày 19/5); thông tin xét công nhận tốt nghiệp THPT (phản hồi các sai sót nếu có chậm nhất ngày 6/6); giấy báo dự thi; kết quả thi; kết quả xét công nhận tốt nghiệp THPT…
Đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2023 từ ngày 4/5 có phải không? Một số điểm cần lưu ý khi thí sinh vào phòng thi tốt nghiệp THPT năm 2023? (Hình từ Internet)
Quy trình ra đề thi tốt nghiệp THPT như thế nào?
Căn cứ tại khoản 7 Điều 17 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT (được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Thông tư 05/2021/TT-BGDĐ) quy định quy trình ra đề thi tốt nghiệp THPT như sau:
- Đầu tiên, soạn thảo, thẩm định, tinh chỉnh đề thi, đáp án; riêng với môn thi tự luận có thêm hướng dẫn chấm thi: Tổ ra đề thi có trách nhiệm thực hiện đối với bài thi/môn thi được giao phụ trách, bảo đảm các yêu cầu quy định tại Điều 15 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT đối với đề thi chính thức và đề thi dự bị.
Riêng đối với đề thi trắc nghiệm: Thư ký sử dụng phần mềm rút ngẫu nhiên các câu trắc nghiệm từ Ngân hàng câu hỏi thi theo hướng chuẩn hóa được xây dựng theo quy định của Bộ GDĐT, chuyển cho các Tổ trưởng ra đề thi (có sự chứng kiến của Chủ tịch Hội đồng ra đề thi và các Tổ trưởng ra đề thi) làm nguồn tham khảo để soạn thảo đề thi.
- Tiếp theo, phản biện đề thi: Theo phân công của Chủ tịch Hội đồng ra đề thi, người phản biện đề thi có trách nhiệm đọc, giải đề thi và đánh giá đề thi theo các yêu cầu quy định tại Điều 15 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT và đề xuất phương án chỉnh lý, sửa chữa đề thi nếu thấy cần thiết.
Ý kiến đánh giá của người phản biện đề thi được báo cáo Chủ tịch Hội đồng ra đề thi, làm căn cứ để Chủ tịch Hội đồng ra đề thi tham khảo trong quá trình duyệt đề thi;
- Cuối cùng, hoàn thiện đề thi: Trên cơ sở ý kiến của các cán bộ phản biện đề thi, tất cả các thành viên của Tổ ra đề thi cùng tinh chỉnh, hoàn thiện đề thi, ký tên và trình Chủ tịch Hội đồng ra đề thi phê duyệt.
Riêng đối với đề thi trắc nghiệm, sau khi được Chủ tịch Hội đồng ra đề thi phê duyệt, thư ký thực hiện trộn đề thi thành nhiều mã đề thi khác nhau và chuyển cho Tổ ra đề thi; tất cả các thành viên của Tổ ra đề thi cùng rà soát từng mã đề thi, đáp án; sau đó, Tổ trưởng ra đề thi ký tên và trình Chủ tịch Hội đồng ra đề thi duyệt để tổ chức in sao.
Một số điểm cần lưu ý khi thí sinh vào phòng thi tốt nghiệp THPT năm 2023?
Căn cứ tại khoản 4 Điều 14 Quy chế thi ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT (một số điểm được sửa đổi, bãi bỏ bởi khoản 6 Điều 1 Thông tư 06/2023/TT-BGDĐT) quy định thí sinh phải tuân thủ những quy định trong phòng thi như sau:
- Trình Thẻ dự thi cho CBCT.
- Ngồi đúng vị trí có ghi số báo danh của mình.
- Trước khi làm bài thi, phải ghi đầy đủ số báo danh và thông tin của thí sinh vào đề thi, giấy thi, Phiếu TLTN, giấy nháp.
- Khi nhận đề thi, phải kiểm tra kỹ số trang và chất lượng các trang in; nếu phát hiện thấy đề thiếu trang hoặc rách, hỏng, nhòe, mờ phải báo cáo ngay với CBCT trong phòng thi, chậm nhất 05 (năm) phút tính từ thời điểm phát đề thi.
- Không được trao đổi, chép bài của người khác, sử dụng tài liệu trái phép để làm bài thi hoặc có những cử chỉ, hành động gian lận, làm mất trật tự phòng thi; nếu muốn có ý kiến phải giơ tay để báo cáo CBCT, sau khi được phép, thí sinh đứng trình bày công khai với CBCT ý kiến của mình.
- Không được đánh dấu hoặc làm ký hiệu riêng, không được viết bằng bút chì, trừ tô các ô trên Phiếu TLTN; chỉ được viết bằng một màu mực (không được dùng mực màu đỏ).
- Khi có hiệu lệnh hết giờ làm bài, phải ngừng làm bài ngay.
- Bảo quản nguyên vẹn, không để người khác lợi dụng bài thi của mình; phải báo cáo ngay cho CBCT để xử lý các trường hợp bài thi của mình bị người khác lợi dụng hoặc cố ý can thiệp.
- Khi nộp bài thi tự luận, phải ghi rõ số tờ giấy thi đã nộp và ký xác nhận vào Phiếu thu bài thi; thí sinh không làm được bài cũng phải nộp tờ giấy thi (đối với bài thi tự luận), Phiếu TLTN (đối với bài thi trắc nghiệm).
- Không được rời khỏi phòng thi trong suốt thời gian làm bài thi trắc nghiệm; đối với buổi thi môn tự luận, thí sinh có thể được ra khỏi phòng thi và khu vực thi sau khi hết 2/3 (hai phần ba) thời gian làm bài của buổi thi, phải nộp bài thi kèm theo đề thi, giấy nháp trước khi ra khỏi phòng thi.
- Trong trường hợp cần thiết, chỉ được ra khỏi phòng thi khi được phép của CBCT và phải chịu sự giám sát cứa cán bộ giám sát; việc ra khỏi phòng thi, khu vực thi của thí sinh trong trường hợp cần cấp cứu phải có sự giám sát của công an cho tới khi hết giờ làm bài của buổi thi và do Trưởng Điểm thi quyết định.
- Chỉ được mang vào phòng thi: Bút viết, bút chì, compa, tẩy, thước kẻ, thước tính; máy tính bỏ túi không có chức năng soạn thảo văn bản, không có thẻ nhớ; Atlat Địa lí Việt Nam đối với môn thi Địa lí.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người tham gia đấu giá tài sản có quyền khiếu nại đối với quyết định của Hội đồng đấu giá tài sản khi nào?
- Khi đấu giá theo phương thức đặt giá xuống mà chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá thì cuộc đấu giá thực hiện như nào?
- Chế độ cử tuyển là gì? Người học theo chế độ cử tuyển có trách nhiệm như thế nào khi tốt nghiệp?
- Rối loạn lưỡng cực là gì? Nguyên nhân gây rối loạn lượng cực? Rối loạn lượng cực có tái phát không?
- Trường cao đẳng sư phạm trung ương trực thuộc cơ quan nào? Nội dung quy chế tổ chức của trường cao đẳng sư phạm trung ương?